70 học sinh Hạ Long được tập huấn kỹ năng phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần
Với cách thức truyền đạt thân thiện theo hướng cởi mở, vừa học vừa chơi, tăng cường tương tác và để các em thoải mái nói lên chính kiến của bản thân, chương trình đã mang lại những giây phút học tập thú vị và bổ ích.
Chương trình thu hút sự tham gia của 70 em học sinh trên địa bàn Hạ Long.
Ngày 06/12, Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam và Tổ chức Save the Children, với sự phối hợp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long đã tổ chức tập huấn về quyền trẻ em và kỹ năng phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần cho trẻ em tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chương trình được tổ chức tại khách sạn Song Lộc Luxury với sự tham gia của 70 em thuộc 2 trường học trên địa bàn TP.Hạ Long là THCS Bãi Cháy và TH & THCS Hùng Thắng.
Các em học sinh say mê làm bài tập nhóm và trình bày quan điểm cá nhân.
Tại lớp tập huấn, các em được trang bị kiến thức về quyền trẻ em với 4 nhóm quyền chính: Quyền được sống, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển và Quyền được tham gia. Cùng với đó, các em được tập huấn những kỹ năng phòng chống trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ như: Cách nhận biết khi các em bị người lớn trừng phạt thể chất, tinh thần (đánh đập, mắng chửi, đe dọa, cưỡng ép, xúc phạm, lăng mạ,…), nguyên nhân khiến các em bị người lớn trừng phạt, những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em khi bị trừng phạt và làm thế nào khi các em bị người lớn trừng phạt, ai sẽ là người giúp đỡ các em,…
Video đang HOT
Với cách thức truyền đạt thân thiện theo hướng cởi mở, vừa học vừa chơi, tăng cường tương tác và để các em thoải mái nói lên chính kiến của bản thân, chương trình đã mang lại những giây phút học tập thú vị và bổ ích. Các em đã rất tích cực, hăng say thảo luận và xây dựng bài, đưa ra những ví dụ thực tế từ chính cuộc sống, gia đình và môi trường học tập của mình.
Sau buổi học, các em nắm được các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.
Tại buổi tập huấn, các em đều thống nhất rằng, vấn đề trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em, vẫn còn tồn tại trong xã hội, xuất phát từ quan điểm “Thương cho roi cho vọt”, “Có yêu thì mới mắng”. Những câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh như lề mề, chậm chạp, ngu dốt, so sánh với con người ta, véo tai, cốc đầu, vụt bằng thước kẻ, sỷ nhục trước mặt bạn bè,… có thể để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc và thân thể nghiêm trọng cho trẻ, khiến các em trở nên tự ti, trầm cảm, lầm lì, ít nói và có thể nổi loạn, bạo lực trong tương lai.
Ngoài trang bị kiến thức và kỹ năng để bảo vệ bản thân, các em sẽ là cầu nối để tuyên truyền về quyền trẻ em, cùng chấm dứt tình trạng trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em đến gia đình, nhà trường và bạn bè cùng trang lứa, đồng thời lên tiếng và phối hợp với ngưới lớn nhằm ngăn chặn khi phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Kết thúc chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng 70 suất học bổng toàn phần (gói học tập sử dụng trí tuệ nhân tạo AI 12 tháng) đến từ nhà tài trợ là Hệ thống Giáo dục trực tuyến VioEdu – FPT cho 70 em tham gia tập huấn, trị giá mỗi suất 960.000 đồng, tổng giá trị học bổng được VioEdu trao tặng đợt này là 67.200.000 đồng.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng tặng thêm cho các em những phần quà khác gồm bộ sách về quyền trẻ em, đồ chơi, sữa, vở viết đến từ Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam và Viện Công nghệ & Nhân lực Quốc tế.
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh.
Qua đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.
Cô và trò Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) cùng đọc sách trong giờ giải lao.
Với sự đầu tư của tỉnh, các địa phương, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Theo đó, tỷ lệ các trường học có thư viện cũng tăng lên. Các thư viện cũng được các nhà trường đầu tư trang thiết bị đảm bảo điều kiện phòng đọc, cập nhật, bổ sung các loại sách, báo, truyện, sách tham khảo thường xuyên. Song căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, các trường cũng chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn với đa dạng loại hình thư viện như: Thư viện vườn trường, thư viện lớp, thư viện xanh, tủ sách di động, tủ sách dùng chung... nhằm thu hút học sinh tham gia.
Là một ngôi trường vùng cao ở huyện Bình Liêu, song các cô giáo ở Trường Mầm non Húc Động đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thông qua những giờ đọc sách bổ ích hằng ngày.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động, chia sẻ: Nhà trường đã chủ động sắp xếp, bố trí riêng một phòng thư viện rộng rãi để hằng tuần, mỗi lớp học đều dành từ 2-3 buổi sang phòng thư viện cho học sinh đọc sách, tham gia các hoạt động thi kể chuyện, đọc thơ... Ở lứa tuổi mầm non, các con chưa biết chữ cái nên chủ yếu sách tại thư viện là sách tranh, ảnh hoặc có rất ít chữ nhằm mục đích chính là giới thiệu, giúp các con làm quen với sách và các cô giáo sẽ giữ vai trò hướng dẫn cũng như đọc sách. Qua mỗi giờ đọc sách tại thư viện các con đều rất hào hứng, say mê. Từ đây, góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích, tạo hứng thú với việc đọc sách cho các con ngay từ nhỏ.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động đọc sách với học sinh tại thư viện của trường.
Còn ở Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long), nhà trường lựa chọn xây dựng thư viện thân thiện đặt tại sân trường, tạo một không gian mở, thuận tiện cho học sinh đọc sách vào giờ ra chơi. Các đầu sách được phân loại, sắp xếp khoa học theo nội dung, chủ đề tiện cho việc tìm đọc của học sinh.
Em Đào Gia Khánh, học sinh Trường THCS Bãi Cháy, cho biết: Chúng em thường tranh thủ vào giờ ra chơi đến thư viện tìm sách và ngồi đọc. Nếu lựa chọn được cuốn sách yêu thích có thể đăng ký mượn cô thủ thư về đọc và trả lại đúng hẹn. Đặc biệt, ngoài số sách nhà trường trang bị chúng em cũng thường xuyên đóng góp thêm sách cho thư viện để có thể trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích mà mình đã đọc cho các bạn cùng đọc.
Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế hoạt động thư viện ở hệ thống trường học trong tỉnh vẫn còn những hạn chế cần được đổi mới. Theo đó, tỷ lệ thư viện trường hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu đồng đều. Ở một số trường học, thư viện chỉ như nơi chứa sách, các hoạt động đọc chưa phong phú nên chưa thu hút học sinh. Một nguyên nhân khác là thư viện trường thường được bố trí ở các tầng cao, không thuận tiện để học sinh lui tới vào mỗi giờ ra chơi trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, nguồn sách ở các thư viện trường học ít được bổ sung cập nhật, phần lớn là sách giáo khoa, sách tham khảo nên học sinh chưa thực sự hứng thú tìm đến thư viện.
Mô hình thư viện thân thiện tạo hứng thú, thu hút học sinh đọc sách nhiều hơn tại Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long).
Thiết nghĩ để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, trước hết chính thầy cô giáo cần làm gương, truyền cảm hứng, định hướng lựa chọn sách, hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả để từng bước hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Đồng thời, các trường học nên chủ động bố trí, xếp lịch để các lớp có thể luân phiên cho học sinh đọc sách tại thư viện trong khung giờ cố định hằng tuần coi đó như một tiết học ngoại khóa; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa dạy các phương pháp đọc đúng, đọc nhanh, biết chắt lọc thông tin và khám phá thế giới qua trừng trang sách; tổ chức các chương trình thuyết minh về cuốn sách hay khuyến khích học sinh đọc sách và biết chia sẻ những kiến thức bổ ích từ sách với nhau; dùng sách làm quà tặng, phần thưởng ghi nhận cố gắng, phấn đấu của học sinh trong học tập, rèn luyện...
Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc sách hiệu quả trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, hình thành nhân cách.
Bước tiến về ứng dụng CNTT trong dạy và học Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, một trong những giải pháp mà ngành Giáo dục Quảng Ninh ưu tiên hàng đầu chính là ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học. Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, hoạt động này đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục ở các nhà...