7 thực phẩm có thể gây hại cho tim mạch
Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch cần tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cũng như natri và đường dư thừa.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) , bệnh tim gây ra khoảng 655.000 trường hợp tử vong Mỹ mỗi năm cứ 36 giây lại có một người chết. Đó là một số con số đáng sợ, nhưng bạn có thể làm gì đó để tránh điều này xảy ra với mình. Và đó là bằng cách xem xét kỹ hơn những gì bạn ăn.
Theo Eatthis , bước đầu tiên dễ dàng mà bạn có thể thực hiện để cải thiện đáng kể mức cholesterol và huyết áp là thay đổi chế độ ăn uống của mình. Bạn nên tập trung vào việc áp dụng một chế độ ăn uống có nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, sữa ít béo, thịt gia cầm bỏ da, cá, các loại hạt, các loại đậu và dầu thực vật không nhiệt đới như dầu ô liu.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim nhấn mạnh chất xơ, omega-3 và protein nạc, đồng thời tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cũng như natri và đường dư thừa. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh để giữ cho tim mạch luôn khỏe mạnh.
Các loại bánh ngọt thương mại không chỉ chứa nhiều đường mà còn có thể được pha chế bằng dầu hydro hóa một phần hay còn gọi là nguồn chất béo chuyển hóa tiềm năng.
Các loại bánh ngọt thường chứa rất nhiều đường. Ảnh: NHẬT LINH
Mặc dù chất béo chuyển hóa đã bị cấm trong thực phẩm sản xuất, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy chúng trong các món nướng và nhiều món ăn nhà hàng.
Khoai tây chứa nhiều calo, chất béo và natri. Chế độ ăn ít natri là điều cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ giải thích rằng, ăn hơn 2.300 mg muối mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp – một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng đối với bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Nước trái cây đóng chai
Trong khi nước ép trái cây 100% có thể tốt hơn so với soda, nhưng nó có thể đóng gói tới 36 gram đường cho mỗi khẩu phần.
Nước ép trái cây thường bị loại bỏ hoàn toàn chất xơ và thay vào đó là đường. Ảnh: NHẬT LINH
Khi bạn uống nước ép trái cây và rau củ bạn đã loại bỏ hầu hết chất xơ cần thiết có thể giúp bình thường hóa lipid máu tăng cao – một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.
Nước ngọt
Uống quá nhiều nước ngọt không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn có khả năng ngăn tim mạch của bạn hoạt động bình thường.
Adam Splaver, bác sĩ tim mạch lâm sàng và đồng sáng lập NanoHealth Associates cảnh báo: “Uống soda gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Soda thường xuyên thúc đẩy tăng đột biến insulin, dẫn đến tăng cân và có thể gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa. Ngoài đường, soda còn có axit photphoric có thể thúc đẩy loãng xương và có thể là tác nhân gây ung thư. Và đường có thể dẫn đến viêm, nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.”
Gà rán
Gà rán có thể là một lựa chọn tiện lợi và ít tốn kém. Tuy nhiên, với một miếng đùi gà rán có thể chứa 19 gram chất béo và 910 miligam natri – hai chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Kem
Thưởng thức một muống bánh quy và kem không ảnh hưởng nhiều tới một chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, khi bạn ăn quá nhiều kem chắc chắn là gây hại cho sức khỏe.
Ăn kem quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: NHẬT LINH
Theo The New York Times , ăn quá nhiều kem có thể dẫn tới sự gia tăng insulin và triglyceride, làm tăng huyết áp tâm thu và nhịp tim, đồng thời khiến các tiểu cầu trong máu trở nên dính và vón cục, có thể gây tắc nghẽn các mạch nhỏ của tim và làm giảm lưu lượng máu đến tim. Những tình trạng đó cuối cùng có thể dẫn đến một cơn đau tim, nếu lưu lượng máu đến tim không được cải thiện.
Thịt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt nguội khác đều là những thực phẩm tồi tệ nhất đối với sức khỏe tim mạch. Vì chúng có hàm lượng chất béo bão hòa và natri cao.
Thay vào đó, hãy bổ sung các loại thịt nạc như gà tây, gà và thịt bò ăn cỏ, các loại cá béo như cá hồi và cá trích, theo Eatthis.
Ăn thuần chay có tránh được máu nhiễm mỡ?
Người ăn thuần chay nếu chỉ kiêng thực phẩm có nguồn gốc động vật nhưng ăn nhiều thực phẩm chiên xào, chứa chất béo chuyển hóa vẫn có khả năng rối loạn lipid máu (mỡ máu).
Liệu ăn thuần chay có tránh được máu nhiễm mỡ? - SHUTTERSTOCK
Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy, Phó trưởng cơ sở 3, Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Lipid máu nôm na được gọi là "mỡ máu", là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Lipid máu gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng và thường được xét nghiệm nhiều nhất là Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, Triglyceride.
Trong ăn uống, còn nhiều quan niệm chưa đúng về chế độ ăn uống làm tăng hoặc giảm mức lipid máu. Một số người chuyển sang chế độ ăn thuần chay như một cách để kiểm soát mức cholesterol trong máu. Tuy nhiên, theo bác sĩ Xuân Thy, người ăn thuần chay vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Bởi chế độ ăn uống làm tăng mức cholesterol trong máu là chế độ ăn có chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, phương pháp này thường xảy ra trong quá trình chiên, xào thức ăn...
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn - SHUTTERSTOCK
"Ngoài ra, chất béo chuyển hóa độc hại này còn thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm đóng hộp, các đồ ăn nhanh, khoai tây chiên, gà chiên, thịt chiên...", bác sĩ Phương lưu ý.
Chất béo chuyển hóa cũng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như các loại thịt động vật.
Chất béo bão hòa được xếp vào nhóm chất béo xấu, tương tự như chất béo chuyển hóa. Các chuyên gia y tế cho rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL-c) và giảm cholesterol tốt (HDL-c) trong máu, là nguy cơ cho các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.
Chất béo bão hòa thường có ở thức ăn nguồn gốc động vật, đặc biệt là mỡ, da, phủ tạng động vật như bò, heo, gà, vịt, ngỗng, cừu, trâu, dê.... Các loại thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa như: Bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên béo... và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật, ca cao và các loại cây dầu.
Như vậy, người ăn chay nếu chỉ kiêng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật giúp hạn chế chất béo bão hòa, mà không kiêng cữ các loại thực phẩm chiên xào dầu mỡ chứa nhiều chất béo chuyển hóa thì người ăn chay vẫn có khả năng rối loạn lipid máu.
Cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng
Bác sĩ Xuân Thy khuyến cáo để giảm nguy cơ rối loạn lipid máu nên duy trì một chế độ ăn ít chất béo bão hòa kiêng các loại mỡ, da, phủ tạng động vật, dùng dầu thực vật thay mỡ động vật, hạn chế chiên xào mà thay bằng hấp, luộc..., tăng cường thực phẩm nguồn gốc thực vật trái cây, rau củ, các loại hạt, các loại đậu, uống đủ nước, vận động đầy đủ, không hút thuốc lá và sinh hoạt điều độ, đó là một chế độ ăn uống khỏe mạnh.
"Việc kiêng cữ tuyệt đối các loại thực phẩm nguồn gốc động vật có thể gây thiếu một số chất cần thiết đối với cơ thể: Sắt, vitamin B12, kẽm, canxi, iod, protein, omega-3... Do đó khi muốn chuyển sang chế độ ăn chay để giảm mỡ máu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng", bác sĩ Thy nhấn mạnh.
Chuyên gia chỉ cách ăn lành mạnh, khoa học Bữa ăn lành mạnh, khoa học và chế độ luyện tập điều độ sẽ cho chúng ta một cơ thể tràn đầy năng lượng, phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 hiện nay. Vậy đâu là bữa ăn lành mạnh, khoa học? Làm sao duy trì được bữa ăn lành mạnh này? Để tìm câu trả lời, chúng tôi...