7 món trà giải nhiệt dễ làm cho ngày hè
Các món trà trái cây thanh mát, cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, được ưa chuộng vào ngày hè nóng bức.
Những thức uống thanh nhiệt từ trái cây tự nhiên sẽ giúp đập tan cơn khát, mang đến sự sảng khoái cho bạn vào mùa hè. Dưới đây là công thức làm 7 loại trà nóng hoặc lạnh đơn giản, giúp cơ thể làm mát từ bên trong. Bạn có thể dùng trà với các loại bánh ngọt hoặc bảo quản trong tủ lạnh để thưởng thức dần.
1. Trà đào
Nguyên liệu: 5-7 gói trà túi lọc, 1 lít nước sôi, 2-3 quả đào chín, 80 gam đường cát trắng, 1/2 quả đào chín (bỏ hạt, cắt lát mỏng), đá viên.
Cách làm:
- Cho túi trà vào nồi, đổ nước sôi nóng, để khoảng 8-10 phút
- Đào gọt vỏ, cắt lát mỏng, bỏ hạt, thêm đường, cho ngấm khoảng 10 phút
- Cho hỗn hợp đào vào máy xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp đào xay vào nồi trà, lọc bỏ túi trà, khuấy đều
- Cho hỗn hợp trà vào bình, để tủ lạnh, khi thưởng thức thêm đá viên, trang trí vài lát đào cắt mỏng, dùng lạnh
Ảnh: Long_caphe.
Nguyên liệu: 4 quả quất, 50 – 60 ml nước đường, 2 gam trà xanh, 15 ml mật ong, 500 ml nước nóng, đá viên
Cách làm:
- Cho trà xanh vào cốc chịu nhiệt, thêm nước sôi, ngâm trà đến khi nguội rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh
- Quất rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, cho vào bình
- Cho nước đường và mật ong vào bình. Đổ nước trà xanh đã được ướp lạnh vào chung với ly quất
- Trước khi uống, bạn thêm đá viên tùy thích
Video đang HOT
Ảnh: Ledouxi.bakerycafe.
3. Trà vải
Nguyên liệu (cho khoảng 3 ly trà vải): 2 gói trà Lipton, 300 ml nước sôi, 2 muỗng canh đường vàng, 1 lon vải đóng hộp, đá lạnh.
Cách làm: -
- Cho đường, trà và nước sôi vào ly to, ủ trong 10 phút
- Thêm đường vào hỗn hợp nước trà theo khẩu vị
- Cho 3 muỗng canh nước vải, 5 trái vải đóng hộp, hỗn hợp trà, đá lạnh vào bình lớn, đậy nắp lại, lắc mạnh, sau đó đổ tất cả ra ly và trang trí theo ý thích
Ảnh: Foodholicvn, foodcollectionsmy.
Nguyên liệu: 1 ly nước trà, 1/2 trái chanh, 3 trái xí muội, 4 thìa đường kính
Cách làm:
- Dùng thìa dầm nhuyễn xí muội cùng với đường
- Cho hỗn hợp xí muội, đường vào nước trà và vắt thêm chanh
- Khuấy đều hỗn hợp để đường tan hết. Sau đó, bạn thêm đá lạnh và thưởng thức
Ảnh: Anpy_tia.
Nguyên liệu: hồng trà túi lọc, mật ong, chanh tươi, vài trái dâu tây, mâm xôi
Cách làm:
- Cho hồng trà vào ấm, chế thêm khoảng 500 ml nước sôi, đậy nắp, đợi khoảng 2-3 phút, sau đó lược bỏ xác trà
- Thêm mật ong, nước chanh và dâu tây cắt đôi vào bình trà đã pha
- Hồng trà dâu tây có thể dùng nóng hoặc lạnh
Ảnh: Us Weekly.
6. Trà gừng
Nguyên liệu: 2 muỗng canh rau mùi, 2 muỗng canh bạch đậu khấu, 1/2 thìa nhỏ tiêu đen, 1 muỗng gừng tươi nạo sẵn, 8 muỗng canh mật ong, 4 ly nước, 8 lá húng quế tươi, 1 quả chanh thái lát
Cách làm:
- Dùng một chiếc chảo nhỏ, cho rau mùi, bạch đậu khấu và hạt tiêu đen vào xào khoảng 5 phút, tắt lửa đến khi ngửi thấy mùi thơm
- Dùng một chiếc nồi vừa, đổ nước vào đun sôi, thêm mật ong và khuấy đều
- Thêm gia vị đã rang, gừng nạo và húng quế vào nồi nước mật ong, đun nhỏ lửa trong 5 phút, sau đó lọc nước trà qua rây
- Thêm một vài lát chanh mỏng vào ly trà khi thưởng thức
Ảnh: Unsplash.
Nguyên liệu: Nước lọc, 200 gram đường, 2 thìa mật ong, 2 túi trà, 1 quả cam
Cách làm:
- Khuấy đều nước, đường và mật ong trong bình thủy tinh đến khi hòa tan, thêm túi trà và ngâm trong 3-4 phút.
- Lấy túi trà ra, thái cam thành từng lát mỏng, bỏ hạt, cho vào bình. Bạn thêm đá lạnh tùy thích khi thưởng thức.
Ảnh: Pairsahaifa.
Phụ nữ nên ăn gì để dễ chịu trong kỳ 'đèn đỏ'?
Chuối, dưa hấu, trà gừng, chocolate đen là những thực phẩm có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau bụng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.
Nước: Theo Healthline, uống nhiều nước luôn rất quan trọng, điều này đặc biệt đúng trong kỳ kinh nguyệt. Uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ bị đau đầu do mất nước, triệu chứng phổ biến của kỳ "đèn đỏ". Ảnh: Goodnewsnetwork.
Trái cây giàu nước: Dưa hấu và dưa chuột là những loại trái cây chứa lượng nước lớn giúp cơ thể giữ nước hiệu quả. Trái cây ngọt có thể giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn đường và thực phẩm nhiều đường tinh luyện. Ảnh: Tasteofhome.
Chuối: Theo Medical News Today, đây là một trong những loại thực phẩm giúp tăng cường tâm trạng tốt nhất nhờ hàm lượng vitamin B6 cao. Chuối cũng rất giàu kali và magiê, có thể làm giảm giữ nước và đầy hơi. Chúng cũng giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của bạn, điều mà một số phụ nữ gặp khó khăn vào khoảng thời gian "đèn đỏ". Ảnh: Livestrong.
Rau lá xanh: Việc giảm nồng độ sắt trong thời kỳ "đèn đỏ" là điều thường thấy, đặc biệt nếu chu kỳ của bạn quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina..., có thể tăng cường lượng sắt trong cơ thể. Ảnh: Healthline.
Gừng: Một cốc trà gừng ấm có thể cải thiện triệu chứng của kinh nguyệt. Gừng có tác dụng chống viêm, làm dịu các cơ bị đau nhức. Gừng cũng làm giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều gừng, sử dụng quá 4 gr mỗi ngày sẽ gây ra chứng ợ nóng và đau bụng. Ảnh: Timenows.
Thịt gà: Đây là loại thực phẩm giàu chất sắt và protein khác mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống trong kỳ "đèn đỏ". Protein là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn trong kỳ kinh nguyệt. Ảnh: Finecooking.
Cá: Theo India Times, cá rất giàu sắt, protein và axit béo omega-3, là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho chế độ ăn uống của bạn. Tiêu thụ thực phẩm này sẽ ngăn ngừa sự sụt giảm nồng độ sắt mà bạn có thể gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Axit béo omega-3 có thể làm giảm cường độ của cơn đau bụng kinh. Ảnh: Epicurious.
Chocolate đen: Là món ăn nhẹ ngon và có lợi, chocolate đen rất giàu sắt và magiê. Những chất này giúp bạn bổ sung lại lượng máu đã mất nhanh hơn, quá trình lưu thông máu cũng thuận lợi. Một thanh 100 gr chocolate đen chứa 67% lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày và 58% lượng magiê. Ảnh: Medicalnewstoday.
Sữa chua: Nhiều người bị nhiễm trùng nấm trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng nấm, thực phẩm giàu probiotic như sữa chua có thể nuôi dưỡng vi khuẩn "tốt" trong âm đạo. Điều này giúp bạn chống lại nhiễm trùng. Sữa chua cũng rất giàu magiê và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi. Ảnh: Thelist.
34 bài thuốc từ gừng rất tốt, bạn nên thử Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng còn có tên gọi là Khương - Zingiber officinale Roscoe, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Trong củ gừng có 1-3% tinh dầu, thành phần chủ yếu là alpha-camphen, beta-phelandren, carbur là zingiberen, alcol sesquiterpen. Các phenol: cineol, citral,...