7 món bún miền Tây tên nghe “lạ hoắc” nhưng vị siêu ngon: Toàn những đặc sản với cách chế biến có 1-0-2
Không chỉ có tên lạ lẫm và gây tò mò, các món bún của miền Tây còn mang hương vị hết sức đặc biệt. Có thể nói, các món bún chính là đại diện tiêu biểu cho sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam. Chỉ cần đếm “sương sương” từ Bắc vào Nam thôi là có đến hàng chục hàng trăm món bún khác nhau.
Chẳng hạn như đầu cầu miền Bắc thì nổi tiếng với bún chả, bún đậu, bún ốc nguội,… Đến “khúc ruột” miền Trung thì lại có bún chả cá, bún bò,… Còn về miền Tây sông nước thì bạn sẽ được thưởng thức toàn những món bún độc lạ, hiếm thấy như bún kèn, bún suông, bún xiêm lo,…
Quả thật khi nghe đến tên những món bún này, đã có không ít người ngỡ ngàng vì họ chưa từng ăn qua lần nào. Thậm chí, không ai có thể hình dung ra được nguyên liệu sẽ bao gồm những gì. Nếu bạn cũng chưa biết vì sao những món bún này lại có phần tên ghép lạ lùng đằng sau thì hãy cùng khám phá kỹ hơn nhé!
Bún kèn
Điểm gây ấn tượng đầu tiên của món bún này chính là tên gọi lạ lẫm gây tò mò cho nhiều người. Thực chất, từ “kèn” được vay mượn từ đồng bào người Khmer, có ý nghĩa “được nấu bằng nước cốt dừa” do phần nước dùng đặc trưng của món bún kèn được nấu bằng dừa nạo vắt lấy nước, nên khi ăn có vị béo đặc biệt và mùi thơm nức mũi. Hiện nay, món ăn này rất ít nơi bán vì không phải người nào cũng có thể làm ra 1 tô bún kèn chuẩn vị. Nếu có dịp đến An Giang và Kiên Giang, bạn nhất định phải thử ngay món đặc sản này nhé.
Ảnh: @hieu.ricky
Bún kèn An Giang hút hồn thực khách với màu vàng ươm bắt mắt, bên trên là các loại cá đồng tươi như cá lóc, cá bông, cá rô. Phần cá ăn kèm này được phi lê kĩ lưỡng và xào chung với bột nghệ, bột cà ri, đinh hương,… để tạo màu và làm dậy mùi. Đặc biệt hơn, phần nước dùng của bún kèn khá lỏng chứ không sánh đặc và thường chan ngập lên phần bún. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt dừa, vị ngọt của thịt cá tươi và mùi thơm khó lẫn của bột cà ri.
Ảnh: Trịnh Gia Lệ, @hieu.ricky
Trong khi đó, bún kèn ở Kiên Giang thì phần cá ăn kèm lại được xay nhuyễn, chủ yếu dùng cá ngân. Cá sau sau khi xay sẽ đem xào với sả, ớt, tỏi cho đến khi tơi ra như chà bông. Nước dùng của bún kèn Kiên Giang cũng thường sệt và ít hơn bún kèn Châu Đốc.
Ảnh: @hetmydiscovery, @todayanneats, @_nttienn01_
Bún suông
Một trong những món đặc sản Trà Vinh làm biết bao tín đồ ẩm thực phải thòm thèm mỗi khi nhắc tới là bún suông. Món bún này không chỉ độc lạ ở cái tên mà còn hay ho ở phần nguyên liệu và cách chế biến. Thành phần chính của bún suông chỉ gồm bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt, những con tôm tươi sẽ được xay thật nhuyễn mịn, tẩm ướp các loại gia vị, quết nhiều lần để tạo độ dai và được nặn thành từng sợi dài. Đây chính là phần “suông” đặc trưng của món bún này.
Ảnh: @dupeo.review_
Bên cạnh đó, phần phần nước dùng đậm đà của bún suông cũng rất “được lòng dân”. Kỳ công hơn những loại nước dùng khác, nước dùng bún suông được hầm từ xương heo, khô mực, đầu tôm,… trong nhiều giờ để cho ra vị ngọt thanh tự nhiên. Ngoài ra, khi nấu người ta còn thêm vào dầu hạt điều, mắm bò hóc cùng 1 ít me và tương hạt để tăng hương vị cho món bún. Chính vì vậy, khi ăn bạn sẽ nghe thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Ảnh: @dupeo.review_
Bún gỏi dà
Nghê tên thì có vẻ “hack não” nhưng bún gỏi dà lại khá phổ biến ở 1 số tỉnh miền Tây, nhất là Sóc Trăng. Bún gỏi dà có xuất phát điểm là gỏi cuốn với các nguyên liệu quen thuộc như tôm luộc, thịt heo luộc, bún, rau, giá đỗ, đậu phộng rang,… Tuy nhiên, về sau người ta đã cho tất cả nguyên liệu này vào trong tô, trộn đều với nước dùng ăn gỏi rồi ăn theo cách lùa vào miệng. Do vậy nên món bún này mới có tên gọi độc đáo như thế.
Ảnh: @baobao_foodi, @jinnytasty
Trước đây, bùn gỏi dà là món bún khô. Mỗi phần sẽ bao gồm 1 tô bún kèm chén nước dùng. Thế nhưng, bây giờ phần nước dùng đã được chan trực tiếp vào trong tô để dễ ăn hơn. Phần nước dùng này thường có vị chua nhẹ của me và mùi thơm đặc trưng của tương hột xay. Đây cũng chính là điểm nhấn khiến món ăn được nhiều người yêu thích.
Ảnh: @eira1112, @vanhkhuyenleyoutube
Món bún nhâm xứ Hà Tiên, Kiên Giang thường được bán cùng với bún kèn. Tuy nguyên liệu của 2 món này khá giống nhau nhưng bún nhâm khác biệt ở chỗ được trộn khô, không có nước dùng mà thay vào đó sẽ là nước cốt dừa sền sệt, có vị béo rất đậm. Thành phần làm nên bún nhâm chỉ gồm có bún tươi, chà bông tôm khô, nước cốt cá, giá, rau sống, đu đủ bào sợi. Khi ăn, bạn chỉ cần trộn đều các nguyên liệu lên, rưới thêm chút nước chấm mặn ngọt là ngon hết sảy.
Ảnh: @harvey.dh, @haaa.307
Bún xiêm lo
Bún xiêm lo cũng là 1 trong những món bún độc lạ của ẩm thực Long An. Vốn có nguồn gốc từ người Khmer với nguyên liệu ban đầu khá đơn sơ từ cá lóc, mắm bò hóc, nghệ tươi đập giập ăn cùng muối ớt. Nhưng khi đến Long An, món ăn này đã được biến tấu cầu kỳ hơn, đủ sắc hương với thịt cá lóc cắt khối vuông nhỏ cùng 1 ít da heo, ăn kèm giá và rau tai tượng cắt nhuyễn. Một tô bún xiêm lo đúng chuẩn thường có rất nhiều bún, nước dùng cũng được chan xâm xấp. Khi ăn, vị béo của da heo, vị thanh ngọt của thịt cá cộng thêm hương thơm nồng của nghệ tươi đảm bảo bạn không thể nào dừng đũa.
Ảnh: @mymaket, @hug.blm, @akhrk1988
Nếu đặt chân đến Phú Quốc, bạn nhất định phải thử bằng được món bún quậy trứ danh. Nhiều người hay nói với nhau chưa ăn tô bún quậy đầy đủ gồm mực trứng, chả tôm, chả cá, chấm cùng nước chấm đặc trưng thì coi như chưa đến Phú Quốc.
Ảnh: @justabakaholic
Vốn có nguồn gốc từ món bún tôm ở Bình Định nên “linh hồn” của món bún quậy sẽ là phần chả tôm. Người ta sẽ chọn những con tôm to và tươi, mang đi xay nhuyễn và tẩm gia vị. Khi bán, phần chả tôm này sẽ được dàn mỏng ra dưới đáy tô rồi chan nước dùng sôi sùng sục vào, dùng đũa quậy thật nhanh để thịt tôm vừa chín tới, khi ăn rất ngọt và đậm đà hương vị. Đây cũng chính là lý do món bún này có tên là bún quậy. So với các loại bún khác thì hình thức của bún quậy ít thu hút hơn. Tuy nhiên, bạn chắc chắn sẽ phải trầm trồ ngay từ khi húp thìa nước dùng đầu tiên.
Ảnh: @viilovesfood, @eatomeet, @dan.dangan
6 món bún miền Tây cực lạ cực ngon
Người miền Tây rất chuộng bún và các món làm từ bún nhiều đến mức chưa chắc dân miền Tây đã biết hết hay từng ăn qua.
1. Bún kèn
Người ta nói bún kèn có tên gọi như thế này vì "kèn" trong tiếng Khmer là chỉ các món có thành phần là nước dừa, tuy chưa ai chắc chắn được nguồn gốc của nó nhưng có thể chính vì bắt nguồn từ Khmer mà món này chỉ có thể tìm thấy ở Châu Đốc (An Giang) hoặc Kiên Giang - nơi cộng đồng người Khmer sống rất đông. Đây là một món hiếm thấy đến mức chưa chắc người bản xứ đã từng ăn qua.
Dù là đặc sản nhưng đây lại là món khá lạ thậm chí với người miền Tây (Ảnh: Internet)
Để làm được món này người ta sử dụng nước cốt dừa, thịt cá, ngũ vị hương, bột điều, sả để nấu nước dùng. Chỉ nghe các nguyên liệu thôi đủ thấy món ăn đậm đà mùi vị miền Tây như thế nào. Muốn cân bằng vị béo cho các thành phần trên thì người ta dùng các loại rau, đu đủ sống thái sợi, dưa leo xắt nhỏ, giá...
Món này giống như mì Quảng ở chỗ có sử dụng nước dùng nhưng rất ít (Ảnh: Internet)
Đầu tiên người ta sẽ cho một ít bún vào tô, giá sống và đu đủ sợi, chan nước bún kèn ở giữa, một muỗng nước mắm ớt lên trên, cuối cùng là một chút tôm khô và các loại rau. Khi ăn vào thì mùi thơm của cá, vị mằn mặn và mùi đặc trưng của tôm khô, cái nồng nàn của bột điều và các gia vị, thơm thơm cay cay của các loại rau... mang đến một cảm giác vừa lạ vừa quen rất thú vị và đậm chất miền Tây.
2. Bún mắm
Bún mắm vô cùng hấp dẫn với đủ loại nguyên liệu từ thịt, tôm, cá, mực nhưng ăn vẫn hợp vô cùng (Ảnh: Internet)
Đây có lẽ là món bún đặc sản nổi tiếng nhất ở miền Tây. Không giống như nhiều loại bún chỉ thịnh hành ở 1-2 tỉnh, bún mắm có mặt ở khắp nơi từ Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và cả những thành phố lớn ở miền Đông Nam Bộ, miền Trung v.v... Điểm đặc trưng của món này chính là nước lèo đậm đà mùi mắm.
Không chỉ có nguyên liệu hấp dẫn mà nước dùng cũng rất đậm đà (Ảnh: Internet)
Để chế biến nước lèo người ta sẽ dùng mắm cá linh hoặc cá sặc, nấu cho rã thịt rồi lược lấy phần nước trong, sau đó nêm chút gia vị cho vừa miệng. Khi ăn đừng quên vắt thêm chút chanh cho thêm vị chua chua sẽ càng tăng thêm sự thích thú. Ở miền Tây thường người ta ăn với các loại rau có trong vườn như rau thơm, rau đắng, cọng bông súng...
Đây chắc chắn là món đặc sản miền Tây nổi tiếng nhất (Ảnh: Internet)
Khi đến Sài Gòn, món ăn này còn có nhiều dị bản khác như sử dụng thịt heo quay, mực... càng làm cho bún mắm phong phú và ngon lành hơn. Tuy nhiên mắm ngon và dân dã nhất chắc chắn chỉ có ở miền Tây.
3. Bún nhâm
Bún nhâm là một món cực kỳ lạ mà chưa chắc dân miền Tây đã biết được sự tồn tại của nó. Không ai hiểu "nhâm" có nghĩa là gì nhưng một khi ăn thì bất kỳ ai cũng sẽ thấy thích. Đây là món đặc sản Hà Tiên (Kiên Giang) nhưng thường chỉ được bày bán trong tỉnh hoặc xa hơn là Châu Đốc (An Giang). Tuy nhiên có thể nguồn gốc của món này cũng là từ người Khmer vì bên nước bạn bán khá nhiều.
Bún nhâm là món đơn giản, bình dân, dễ ăn và dễ ghiền (Ảnh: Internet)
Gần giống với bún kèn ở chỗ cũng sử dụng xà lách, tía tô, rau thơm, giá, đu đủ sống, tôm khô, nước cốt dừa làm thành phần ăn kèm với bún. Nhưng món này lại không sử dụng nước dùng mà chan nước mắm pha ớt-tỏi-chanh-đường.
Biến thể của nó là nhâm gần giống với gỏi đu đủ cũng được nhiều người ưa thích. (Ảnh: Internet)
Ở một số nơi khác như Rạch Giá, món bún nhâm được biến tấu thành món nhâm với đu đủ sống bào sợi rất nhiều, chỉ một chút bún, ăn kèm với giá, các loại rau và dưa leo xắt sợi, da heo và tôm luộc. Đây cũng là món ăn vặt được giới trẻ rất ưa chuộng.
4. Bún bì
Bún bì là món ăn sáng rất được yêu thíhc (Ảnh: Internet)
Bún bì được bán khá phổ biến vào buổi sáng ở một số tỉnh miền Tây. Một tô bún bì ngon thì khâu trộn bì và pha nước chấm là quan tọng nhất. Người ta chọn thịt heo nạc đùi để chế biến, ướp gia vị và ram cho vàng thơm. Da heo luộc chín và xắt nhuyễn thành từng sợi trộn đều với thịt ram cùng một lượng thính vừa đủ. Cuối cùng trộn chung với chút tỏi phi để tăng mùi thơm hấp dẫn.
Món này ăn kèm với chả giò càng ngon hơn (Ảnh: Internet)
Món ăn này cũng không thể thiếu giá sống, rau thơm, dưa leo sợi, mỡ hành, đậu phộng rang... vừa tăng vị giòn mát, vừa tăng độ béo bùi cho món ăn. Dĩ nhiên không thể quên nước mắm pha với đủ vị cay-chua-mặn-ngọt được nêm nếm vào tùy theo sở thích của từng người.
5. Bún cá
Bún cá ở miền Tây sử dụng cá đồng mà chủ yếu là cá lóc. Có hai nơi cực kỳ nổi tiếng với món này chính là Kiên Giang và An Giang. Tuy cùng có tên gọi là bún cá nhưng mỗi nơi lại chế biến một cách cực kỳ khác nhau. Với bún cá An Giang, điểm nổi bật của tô bún chính là thịt cá vàng ươm do được chiên sơ qua với bột nghệ, sả và một chút gia vị. Nước dùng cũng sử dụng sả và tỏi nên màu hơi ngả vàng và khi ăn thì thấy rõ mùi vị. Miếng thịt cá được ướp cũng đậm đà hơn.
Bún cá Châu Đốc (An Giang) với vị cá đậm đà hơn (Ảnh: Internet)
Bún cá Kiên Giang thì hoàn toàn ngược lại, cá không cần ướp mà chỉ hấp để giữ độ ngọt tự nhiên, nước dùng cũng được nấu từ cá và nêm rất nhẹ nhàng để giữ vị ngọt thanh. Thành phần nguyên liệu không chỉ có cá mà còn có vài con tôm hoặc tép lớn rim nổi bật.
Bún cá Kiên Giang thì lại có cả tôm (hoặc tép) rim và vị thanh ngọt hơn (Ảnh: Internet)
Cả hai món bún đều được thưởng thức kèm với các loại rau thơm, rau răm, giá, rau muống, bắp chuối... Nhưng một điểm khác biệt nữa chính là ở Kiên Giang thường mọi người ăn cùng rất ít rau, nhiều chỗ chỉ đơn giản để giá, vài cọng rau thơm, vài cọng rau răm và chút hành xắt nhỏ là hết; còn ở An Giang thì các loại rau được để sẵn cho người ăn tự thêm vào.
6. Bún nước lèo
Bún nước lèo có mặt khắp từ nhà hàng đến những hàng quán bình dân (Ảnh: Internet)
Bún nước lèo tuy không phổ biến với cả nước bằng bún mắm nhưng lại là món bún được dân miền Tây mê mẩn, nói tới bún nước lèo ngon phải kể đến bún nước lèo ở Sóc Trăng. Để nấu món này, trong thành phần gia vị phải có cây ngải bún để khử mùi tanh của mắm và để nước lèo thơm hơn.
Thịt heo quay, tôm luộc càng làm món này hấp dẫn hơn (Ảnh: Internet)
Điểm đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là nước lèo rất trong nhưng khi ăn vào thì không kém phần đậm đà, được nấu cùng nước dừa tươi nên có vị ngọt thanh tự nhiên. Ăn kèm theo đó chính là cá lóc đã rút xương, rau muống, bắp chuối, giá, chanh và ớt... Không thể không kể đến nước chấm nấu từ me hòa cùng nước mắm ngon và đường tạo nên hỗn hợp vô cùng hấp dẫn.
Món bún miền Tây có tên gọi phát ra âm thanh Bún kèn Hà Tiên hấp dẫn với nước dùng vàng nghệ, vị béo ngọt nhờ nấu từ nước cốt dừa và thịt cá, ăn cùng rau sống. Miền Tây Nam Bộ có nhiều món bún ngon được xếp hàng đặc sản. Đi Trà Vinh du khách có thể ăn bún suông, ghé Sóc Trăng thưởng thức bún nước lèo, đến Cần Thơ có...