7 lý do nên ăn cà tím
Cà tím là loại rau phổ biến, dễ dàng mua được với cách chế biến đa dạng và ngon miệng.
Vậy cà tím có lợi ích gì cho sức khỏe?
Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena L., là loại rau họ Cà, được trồng phổ biến ở nước ta, có màu tím và có nhiều hình dạng (tròn, dài)…
Cà tím có ít carbohydrate và nhiều chất xơ. Lợi ích sức khỏe của cà tím bắt nguồn từ hàm lượng chất chống oxy hóa, bảo vệ nguy cơ mắc bệnh tim của loại rau này. Cà tím cũng có ít calo, có thể hỗ trợ giảm cân.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của cà tím:
1. Cà tím hỗ trợ quản lý cân nặng
Chế độ ăn ít carbohydrate có hiệu quả trong việc giảm cân. Cà tím là một loại rau không chứa tinh bột, ít carbohydrate. Một khẩu phần một cốc, khoảng bằng quả bóng chày, chứa ít hơn 5 gam carbohydrate. Cà tím cũng chứa chất xơ, giúp tăng khối lượng cho bữa ăn, giúp bạn no lâu hơn để hỗ trợ giảm cân.
Cà tím giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Giàu chất dinh dưỡng
Theo Health, cà tím là nguồn cung cấp nhiều loại khoáng chất và vitamin, bao gồm mangan, folat và kali. Mangan rất cần thiết cho quá trình phân hủy carbohydrate, cholesterol và glucose (đường); giúp hình thành xương và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Folate hỗ trợ sản xuất DNA và hồng cầu, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Kali là chất điện giải hỗ trợ chức năng tim, cơ và thần kinh.
3. Có thể bảo vệ chống lại bệnh tim
Cà tím có thể bảo vệ chống lại bệnh tim. Anthocyanin có trong cà tím ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Cholesterol LDL (xấu) cao, có thể dẫn đến xơ cứng động mạch, nguy cơ dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Video đang HOT
4. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Các loại rau không chứa tinh bột như cà tím có chỉ số đường huyết (GI) thấp, sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách từ từ. Đối với người đái tháo đường, có thể lựa chọn thực phẩm có GI thấp, để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Chất xơ có trong cà tím cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ đường, giúp đường không tăng đột biến.
5. Có thể có lợi cho sức khỏe não bộ
Cà tím có thể bảo vệ chống lại các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, loại chứng mất trí phổ biến nhất. Đây cũng là nguồn cung cấp nasunin, có thể bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương dẫn đến lão hóa sớm và bệnh tật.
Nasunin là chất chống oxy hóa làm giảm viêm trong não, cải thiện lưu lượng máu và tín hiệu giữa các khớp thần kinh (nơi kết nối và giao tiếp cho các tế bào thần kinh).
6. Có đặc tính chống ung thư
Ăn nhiều trái cây và rau quả, bao gồm cả cà tím, đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư.
Các loại rau họ cà như cà tím là nguồn cung cấp hợp chất như solasodine rhamnosyl glycosides (SRG). Một nghiên cứu phát hiện ra rằng SRG có thể tiêu diệt tế bào ung thư đại tràng ở người. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về mối liên hệ trực tiếp giữa các hợp chất trong cà tím, chẳng hạn như SRG và bệnh ung thư.
7. Cung cấp chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào trong cơ thể. Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như polyphenol như axit phenolic và flavonoid.
Cà tím cũng có anthocyanin (là sắc tố tạo nên màu tím của cà tím). Anthocyanin có đặc tính chống oxy hóa giúp giảm viêm và giảm nguy cơ béo phì.
Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào?
Chế độ đi bộ 6-6-6 có thể giúp tối đa hóa lợi ích của việc đi bộ thường xuyên, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và nhiều lợi ích sức khỏe khác.
1. Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì?
Chế độ đi bộ 6-6-6 là một phương pháp đơn giản với việc thêm số 6 vào thói quen đi bộ hàng ngày. Bao gồm đi bộ vào lúc 6 giờ sáng hoặc 6 giờ chiều, khởi động và hạ nhiệt 6 phút trước, sau khi đi bộ.
Giai đoạn khởi động này có thể bao gồm các bài tập kéo giãn và tăng cường vận động nhẹ như xoay cánh tay, bài tập cổ và các bài tập kéo giãn đơn giản khác để giúp cơ thể chuẩn bị tốt khi đi bộ.
Trong giai đoạn hạ nhiệt, bạn có thể thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để giúp cơ phục hồi và giảm nguy cơ đau nhức.
Bằng cách tuân theo quy tắc 6-6-6 này, bạn có thể đạt được những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe và tinh thần tổng thể, đồng thời tận hưởng niềm vui đơn giản khi đi bộ thường xuyên.
Chế độ đi bộ 6-6-6 tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
2. Cách thực hiện chế độ đi bộ 6-6-6
2.1 Đi bộ vào lúc 6 giờ sáng
Đi bộ lúc 6 giờ sáng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, cho phép cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn trong suốt cả ngày. Đi bộ buổi sáng cũng tạo điều kiện để cơ thể hít thở không khí trong lành, sạch sẽ, giúp tăng cường chức năng phổi và sức khỏe hô hấp nói chung.
Thêm vào đó, môi trường yên bình và tĩnh lặng của buổi sáng sớm có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng đồng thời tăng cường sự minh mẫn và tập trung. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thể thao Anh cho thấy, những người lớn tuổi bắt đầu ngày mới bằng một cuộc đi bộ buổi sáng có trí tuệ tốt hơn những người không hoạt động.
2.2 Đi bộ lúc 6 giờ chiều
Đi bộ lúc 6 giờ chiều cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người dành cả ngày ngồi ở bàn làm việc. Đi bộ nhanh vào buổi tối có thể cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp hạ huyết áp, giảm lo lắng.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients, thời điểm đi bộ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau bữa ăn hoặc lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Các số liệu thống kê cho thấy đi bộ sau bữa ăn vào buổi tối làm giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ trước bữa ăn. Thêm vào đó, đi bộ buổi tối có thể là biện pháp thư giãn hiệu quả, giúp suy nghĩ và tâm trí mạch lạc hơn.
Ngoài ra, thói quen đi bộ buổi tối còn có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống.
2.3 Khởi động và hạ nhiệt trong 6 phút
Khởi động trước khi tập thể dục rất quan trọng nhằm giúp tăng dần nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể và chuẩn bị cho các bài tập cường độ cao hơn. Khởi động cũng làm tăng hiệu suất đi bộ, giảm nguy cơ chấn thương bằng cách tăng lưu lượng máu đến cơ, giảm đau nhức cơ, cải thiện tính linh hoạt, tăng cường khả năng phối hợp.
Thời gian hạ nhiệt 6 phút sau khi đi bộ ngắn rất cần thiết cho quá trình chữa lành và sức khỏe tổng thể. Hoạt động này giúp cơ thể chuyển đổi nhẹ nhàng từ trạng thái cường độ cao sang trạng thái nghỉ ngơi. Trong quá trình hạ nhiệt, nhịp tim và nhịp thở sẽ chậm dần, cho phép cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, loại bỏ độc tố khỏi cơ, giảm tình trạng khó chịu, cứng cơ.
Ngoài ra, các bài tập hạ nhiệt như kéo giãn nhẹ có thể giúp tăng tính linh hoạt, phạm vi chuyển động, cải thiện quá trình phục hồi, tối đa hóa lợi ích của đi bộ.
Thực hiện khởi động và hạ nhiệt 6 phút trước, sau khi đi bộ giúp tăng cường hiệu quả của bài tập.
3. Lợi ích sức khỏe của chế độ đi bộ 6-6-6
- Cải thiện sức khỏe tim mạch : Đi bộ với tốc độ ổn định trong thời gian nhất định giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp, thúc đẩy lưu thông máu ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn.
- Quản lý cân nặng: Đi bộ nhanh hỗ trợ đốt cháy calo và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Giảm căng thẳng: Đi bộ, nhất là vào buổi chiều lúc 6h có thể làm giảm nồng độ cortisol và cải thiện tâm trạng.
- Tăng cường sức mạnh cho khớp và cơ: Khởi động và hạ nhiệt 6 phút trước và sau khi đi bộ giúp duy trì sự linh hoạt của khớp, làm ấm cơ, ngăn ngừa nguy cơ chấn thương.
- Cải thiện giấc ngủ: Thực hiện kết hợp quy tắc 6-6-6 khi đi bộ cải thiện tình trạng mệt mỏi, tăng cường thư giãn tinh thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng Mật ong là chất tạo ngọt tự nhiên giàu dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy khi uống mật ong vào buổi sáng mang lại lợi ích gì? Một khẩu phần 100gram mật ong cung cấp khoảng 304 calo, chủ yếu từ carbohydrate, bao gồm các loại đường tự nhiên như fructose, glucose, giúp mật ong trở thành nguồn...