5 loại thực phẩm người bị mỡ máu cao cần tránh
Việc thực hiện một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mỡ máu cao là khi cơ thể có nhiều cholesterol hơn mức cần thiết, lúc này các vấn đề sẽ phát sinh. Cholesterol bắt đầu tích tụ trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Theo TS. Howard LeWine – bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Brigham and Women’s ở Boston, Tổng biên tập Y khoa tại Harvard Health Publishing và tổng biên tập của Harvard Men’s Health Watch, không phải tất cả các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao đều có hại. Ví dụ, trứng có hàm lượng cholesterol tương đối nhưng trứng không làm tăng mức mỡ máu nhiều như chất béo bão hòa và trứng chứa nhiều protein cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Một số loại thực phẩm dưới đây có tác dụng làm giảm mỡ máu theo nhiều cách khác nhau:
Lúa mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác;
Cà tím và đậu bắp;
Hạt dẻ;
TS. Howard LeWine cho biết: Người bệnh mỡ máu cao cần quan tâm đến những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng mức cholesterol, góp phần gây tăng cân và dễ dẫn đến nguy cơ tim mạch.
Video đang HOT
Dưới đây là 5 loại thực phẩm cần tránh nếu bị mỡ máu cao:
1. Người mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu thường có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Các loại thịt như thịt xay, sườn, sườn heo và thịt quay có hàm lượng chất béo cao nhất.
Khi bị mỡ máu cao, không cần phải kiêng thịt hoàn toàn, chỉ cần không ăn thường xuyên và chú ý tuân thủ giới hạn khẩu phần ăn theo khuyến nghị là 100g/ bữa và chỉ ăn các loại thịt nạc hơn như thăn lưng, thăn heo hoặc thăn bò.
Tốt hơn nữa, hãy thay thế thịt bằng các loại protein có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn như thịt gà không da hoặc ức gà tây, cá, đậu.
2. Thực phẩm chiên ngập dầu
Thực phẩm đã được chiên ngập dầu như cánh gà, thanh phô mai mozzarella và hành tây chiên giòn là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol “nguy hiểm” nhất. Chiên ngập dầu làm tăng mật độ năng lượng hoặc lượng calo của thực phẩm.
Nếu bạn thích độ giòn của đồ chiên, hãy sử dụng nồi chiên không dầu và cho đồ ăn vào một ít dầu ô liu. Hoặc cũng có thể nướng các loại thực phẩm như khoai tây và thịt gà trong lò nướng cho đến khi món ăn có màu vàng nâu.
Xúc xích, jambong và thịt xông khói sử dụng những phần thịt đỏ béo nhất, do đó có xu hướng chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Thịt xông khói và xúc xích làm từ gà tây hoặc gà có vẻ lành mạnh hơn, chúng có hàm lượng cholesterol thấp hơn một chút so với các loại thịt đỏ nhưng vẫn chứa cholesterol. Do đó tốt nhất là nên thỉnh thoảng mới ăn.
4. Đồ ngọt
Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, nhất là bánh ngọt bán sẵn trên thị trường.
Bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng thường được làm bằng một lượng lớn bơ và shortening (một loại chất béo dạng rắn được sản xuất từ dầu thực vật như đậu tương, dầu hạt bông, còn được gọi là mỡ trừu), khiến chúng có hàm lượng cholesterol rất cao. Bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn món tráng miệng ngon ngọt, chỉ cần thay thế một vài nguyên liệu để được sản phẩm lành mạnh hơn. Khi nướng, hãy sử dụng sốt táo hoặc chuối thay cho bơ hoặc dùng sữa chua ít béo phủ quả mọng để tráng miệng.
5. Sữa béo
Trong khi sữa có thể là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, các loại sản phẩm sữa giàu chất béo như kem, phô mai và sữa nguyên chất có thể chứa nhiều chất béo bão hòa.
Tiêu thụ những thứ này quá mức cũng có thể góp phần làm tăng mức cholesterol xấu. Người bệnh mỡ máu nên chuyển sang các lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh mà không làm mất đi dinh dưỡng.
Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm
Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim đang được xem là mối đe dọa lớn, có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi độ tuổi, nhất là những người từ 25 tuổi trở lên.
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tập phục hồi chức năng cho một bệnh nhân bị đột quỵ. Ảnh:H.Dung
Các bác sĩ khuyến cáo, việc nhận biết đúng dấu hiệu của người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim để đưa họ đến các bệnh viện có điều trị 2 bệnh này càng sớm bao nhiêu càng giúp họ có cơ hội sống và hồi phục bấy nhiêu.
Những con số biết "nói"
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2020, tại Việt Nam có gần 160 ngàn người tử vong vì đột quỵ do tắc mạch máu não, xuất huyết não. Cứ 3 người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thì 2 người sẽ tử vong hoặc gặp các di chứng nặng cần người chăm sóc trong vòng 5 năm sau đột quỵ.
Với đột quỵ do xuất huyết, cứ 4 người thì 3 người tử vong hoặc để lại biến chứng, cần người chăm sóc trong nhiều năm. Còn với nhồi máu cơ tim, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 60% và cũng để lại tình trạng tàn phế, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
4 bệnh viện trong tỉnh có đơn vị can thiệp tim mạch để điều trị bệnh nhồi máu cơ tim gồm: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark.
Đáng báo động là tình trạng bệnh nhân bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa. 20% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim trên thế giới dưới 40 tuổi. Theo GS-TS Đỗ Doãn Lợi, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, các bệnh viện ghi nhận nhiều bệnh nhân chỉ hơn 20 tuổi đến hơn 30 đã bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống lạm dụng đồ ăn nhanh, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nước uống có ga của nhiều người trẻ. Ngoài ra, nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính liên tục, làm việc căng thẳng với cường độ cao, ít vận động...
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, nhấn mạnh các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 4 người trên 25 tuổi thì có 1 người có nguy cơ bị đột quỵ. Đây là tỷ lệ rất cao và đáng lưu tâm. Có một số trường hợp bị đột quỵ chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng đa số người bệnh đột quỵ đều có một trong số các yếu tố nguy cơ.
"Người dân cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, thuốc lá, hạn chế rượu bia... Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động thể chất, thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh đột quỵ" - bác sĩ Quang lưu ý.
Đối với bệnh nhồi máu cơ tim, theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Tới, Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, những nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch gồm: huyết áp cao, hút thuốc lá, đường máu cao, mỡ máu cao và béo phì. Do vậy, những người có các bệnh lý nền kể trên hoặc các yếu tố nguy cơ, trong đó có việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nhiều bệnh nhân nhập viện trễ
Đồng Nai hiện có 4 bệnh viện có thể điều trị bệnh đột quỵ, bao gồm: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, Đa khoa khu vực Long Khánh và Đa khoa khu vực Định Quán. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán ở xa trung tâm nhất. Điều này giúp nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa khu vực Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất có thêm cơ hội được điều trị đột quỵ trong giờ "vàng", giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ.
Bác sĩ chuyên khoa II Tạ Quang Trí, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán, cho hay sau gần 4 năm triển khai, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 150 bệnh nhân bị đột quỵ. Với những bệnh nhân đột quỵ có tắc mạch máu nhỏ, bệnh viện giữ lại để điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết cho kết quả khả quan. Những bệnh nhân có tổn thương mạch máu lớn sẽ được chuyển lên 2 bệnh viện tuyến trên là Đa khoa Đồng Nai và Đa khoa Thống Nhất để được can thiệp nội mạch.
Để nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán sẽ triển khai điều trị thuốc tiêu sợi huyết đối với bệnh lý nhồi máu cơ tim.
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đã được điều trị thành công trong "giờ vàng". Hội Đột quỵ thế giới đã trao chứng nhận Platinum (Bạch kim) cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh sau những kết quả mà bệnh viện đã đạt được.
Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Thành, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, điều mà các bác sĩ lo ngại nhất đó là còn nhiều người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa hiểu rõ về bệnh đột quỵ. Có trường hợp thấy người thân có biểu hiện của bệnh đột quỵ lại tưởng bị trúng gió nên thực hiện cạo gió hoặc một số cách dân gian khác. Những cách này không chỉ không giúp ích cho bệnh nhân mà còn làm mất thời gian, giảm cơ hội được cứu chữa của người bệnh.
Bác sĩ Thành lưu ý, "giờ vàng" để điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết là trong vòng 4 giờ kể từ khi bệnh nhân khởi phát dấu hiệu của bệnh. Các dấu hiệu như: méo mặt, yếu liệt tay, bỗng dưng nói khó, nói ngọng, mất thăng bằng. "Chúng tôi luôn lưu ý người dân khi thấy người thân có biểu hiện của bệnh đột quỵ phải gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế có điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt, giảm di chứng, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội" - bác sĩ Thành chia sẻ.
Biện pháp đơn giản để kiểm soát mỡ máu Mỡ máu cao là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ... Mỡ máu cao có thể gây hàng loạt những biến chứng nguy hiểm lên cơ thể. Ảnh: Shutterstock. Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid...