7 lợi ích của con một ít ai nhắc tới
Bạn đang băn khoăn nếu chỉ sinh một con thì bé sẽ ích kỷ và có nhiều điều bất lợi khác. Tuy nhiên, con một thường có nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng.
Dưới đây là 7 lợi ích của con một ít người nhắc đến.
1. Cha mẹ gần gũi con cái hơn
Khi bạn chỉ có một đứa con, bạn sẽ dồn hết sự yêu thương, quan tâm của mình dành cho đứa con duy nhất ấy. Bạn không phải phân chia thời gian lúc chăm bé này, lúc chăm bé khác. Vì lúc nào bạn cũng ở bên con, sẻ chia từ những chuyện nhỏ nhất, thế nên bạn không chỉ là cha mẹ của bé, mà còn là người bạn thân thiết nhất bé có thể tâm sự mọi nỗi niềm.
Khi có một đứa con, bạn sẽ có nhiều thời gian cho con hơn. (Ảnh minh họa)
2. Trí tưởng tượng phong phú
Một vài người cho rằng trẻ là con một thì thường cô đơn, nhưng chính việc không có anh chị em lại khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ. Bé có thể chơi trốn tìm một mình, khi thì lại đóng rất nhiều vai trong trò chơi “gia đình”, lúc lại nói chuyện với một người bạn tưởng tượng nào đó.
3. Tự tin hơn
Video đang HOT
Là đứa con duy nhất trong gia đình, trẻ con một thường được cha mẹ động viên và khuyến khích rất nhiều. Chính những lời quan tâm ấy là động lực tuyệt vời để trẻ tự tin hơn vào bản thân. Nhờ vậy trẻ sẽ có xu hướng yêu thương mọi người, muốn làm người khác vui vẻ và ít để bất kỳ điều gì làm tổn thương đến cảm xúc của mình.
4. Cực kỳ tự lập
Nếu không được chiều chuộng thái quá, những trẻ là con một thường độc lập hơn những đứa trẻ ở gia đình đông con khác. Vì hầu hết mọi chuyện bé phải tự quyết mà không có sự giúp đỡ hay chia sẻ từ anh chị em của mình. Nhờ thế bé sẽ luôn cảm thấy an tâm vì mình có thể tự lực làm mọi thứ.
Cha mẹ không bao giờ phải giải quyết những “trận chiến” giữa anh chị em. (Ảnh minh họa)
5. Không có “cuộc chiến giữa anh chị em”
Sinh ra trong một gia đình chỉ có một con cũng có nghĩa bạn sẽ không phải cãi nhau hay tranh giành với ai cả. Trẻ là con một thường không cảm thấy áp lực hoặc buồn bã vì bị thiên vị với anh chị em được yêu thương hơn chúng. Cha mẹ cũng không phải đau đầu giải quyết những “cuộc chiến” gia đình.
6. Quan hệ bạn bè rộng rãi hơn
Vì không có anh chị em cùng gia đình, nên trẻ là con duy nhất thường có xu hướng kết nhiều bạn. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên nếu thấy đứa con của mình có bạn bè ở nhiều nơi khác nhau, từ trường học, các câu lạc bộ cho đến những khu hàng xóm xung quanh.
7. Phát triển tài năng hơn
Là con một tức là cha mẹ chỉ tập trung vào đứa con đó, họ không phải dành thời gian cho những đứa con khác. Như vậy sở thích và tài năng của trẻ là con một thường được cha mẹ để ý và được khuyến khích phát triển hơn. Chính nhờ thế, trẻ mới được tự do khám phá bản thân một cách tốt nhất.
Theo VNE
Bi kịch của người mẹ nuôi con sau song sắt
Tôi buôn ma túy để nuôi chồng cờ bạc và bị bắt khi đang bụng mang dạ chửa. Nhưng chồng tôi đã phụ bạc, bỏ rơi 2 mẹ con tôi. Và giờ đây, ở trong trại giam, sau những giờ phút khắc khoải đợi chồng trong tuyệt vọng...
LTS: Tôi buôn ma túy để nuôi chồng cờ bạc và bị bắt khi đang bụng mang dạ chửa. Nhưng chồng tôi đã phụ bạc, bỏ rơi 2 mẹ con tôi. Và giờ đây, ở trong trại giam, sau những giờ phút khắc khoải đợi chồng trong tuyệt vọng, tối bắt đầu hận mình, hận đời, hận người chồng phụ bạc và hận luôn cái nỗi bất hạnh của một ngươi đàn bà nuôi con trong tù.
Tôi đi buôn ma túy vì muốn là người vợ tốt
Tôi là một người đàn bà cam chịu đến mức mù quáng. Có lẽ khi cha mẹ sinh tôi ra, số phận đã gắn cái tính cách cam chịu cho cuộc đời tôi. Khi còn sống với cha mẹ, dù là chị lớn trong gia đình, nhưng các em nói gì, nhờ gì, tôi cũng nghe, cũng làn theo. Tính cách đó theo tôi đến khi lấy chồng. Tôi lập gia đình ở cái tuổi đã lỡ thì, với một người đàn ông làm nghề sửa xe đạp. Tôi biết mình không phải người đàn bà đẹp, lại lấy chồng muộn, nên trong suy nghĩ của tôi, ngoài tình cảm của một người vợ dành cho chồng, tôi luôn có cảm giác mang ơn, bởi tôi luôn cho rằng, nếu chồng tôi không hạ cố, tôi chắc cũng không có cơ hội làm vợ, làm mẹ. Vì thế mà từ lúc bước chân về nhà chồng trong đầu tôi chỉ có 4 chữ: Cung phụng và hi sinh. Và tôi đã làm như thế suốt những năm sống đời vợ chồng, tôi đã cung phụng không chỉ chồng mình mà còn hi sinh cho cả đại gia đình nhà chồng. Vì sự hi sinh mù quáng của tôi, tôi đã phải trả giá.
Cả gia đình nhà chồng tôi đều thất nghiệp, sống dựa vào cái quán sửa xe đạp của chồng tôi. Nên khi tôi về, trong nhà hầu như chẳng có gì giá trị. Lương công nhân của tôi 3 cọc 3 đồng, có góp vào thì cũng chẳng làm cho đời sống khá hơn chút nào. Khi về làm dâu, mỗi ngày tôi đều phải tính toán xem với số tiền ít ỏi này thì làm sao mua đủ gạo muối, rau củ cho cả gia đình 6 miệng ăn. Đã thế, chồng tôi lại thường xuyên rượu chè, đôi khi chơi cả lô đề, cờ bạc. Nhà đã túng, càng túng hơn. Tính mãi mà tính không được, ban đầu, tôi nhịn phần ăn của mình để tiết kiệm chi phí cho cả nhà. Nhưng sau thấy nó cũng chẳng đâu vào đâu, lại thấy hoàn cảnh túng quẫn quá, nên khi nghe người này người kia mách nước, tôi đã đánh liều làm đại lí bán lẻ ma túy.
Là đàn bà, dấn thân vào con đường phạm pháp, tự tôi cũng biết mình sai trái, tự tôi cũng nhìn được cái giá phải trả sẽ thế nào nếu bị bắt. Nhưng khi đó, tôi gần như chẳng còn con đường nào khác. Từ ngày về sống với nhau, chồng tôi càng ỷ lại vào tôi trong vấn đề tiền bạc. Số tiền chồng tôi kiếm được vốn đã ít ỏi, lại tiêu tốn vào lô đề, cờ bạc nên cả gia đình đều phải sống dựa và những đồng tiền phạm pháp của tôi. Tôi coi việc mình chịu đựng chồng, hi sinh cho chồng là lẽ đương nhiên, tôi coi việc anh ấy không mang tiền về cho tôi cũng là chuyện bình thường. Nên chẳng bao giờ tôi trách chồng một câu về điều đó. Nhưng vì gánh nặng nuôi cả gia đình, tôi đã đi vào con đường tội lỗi. Nhất là kể từ khi phát hiện mình mang bầu, vì muốn con cái sau này có cuộc sống tốt hơn, tôi càng dấn sâu hơn vào con đường phạm pháp. Nhưng cuộc sống tươi đẹp đâu chưa thấy, tôi đã phải trả giá với pháp luật khi đứa con trong bụng tôi mới 4 thán tuổi.
Tình mẫu tử và những giọt nước mắt lăn dài sau song sắt
Tôi bị bắt sau một thời gian buôn bán lẻ ma túy. Những ngày đầu vào trong trại giam, tôi chưa từng có một mảy may suy nghĩ oán trách chồng. Mình làm thì mình chịu, nhưng khi nghĩ rằng, mình đã vì gia đình nhà chồng mà phải đi vào con đường này, tôi đã đinh ninh điều đó sẽ khiến chồng tôi phải cảm động, yêu thương và trân trọng tôi hơn, nhất là khi tôi đang mang trong mình giọt máu của anh ấy. Ngày ngày trong trại giam, tôi chờ đợi chồng sẽ đến thăm, tôi tưởng tượng anh ấy sẽ nhìn tôi với đôi mắt ân hận, xót xa và đau khổ nói: Anh xin lỗi. Nhưng 1 tháng, rồi 2 tháng trôi qua, cái thai trong bụng tôi lớn dần lên, mà vẫn không thấy chống tôi xuất hiện. Ngày tôi chuẩn bị khai hoa nở nhụy, chồng tôi vẫn bóng chim tăm cá. Viết thư về nhà không có hồi âm, gọi điện về nhà không ai trả lời, đến khi đứa con đầu lòng của tôi ra đời trong vòng tay của các bác sĩ và sự chăm nom của các cán bộ trại giam, thì tôi hiểu rằng mình đã bị bỏ rơi. Đó là cú sốc lớn nhất mà tôi trải qua trong cuộc đời, cú sốc của một người đàn bà phát hiện ra mình đã đặt niềm tin và sự yêu thương nhầm chỗ, đã hi sinh cho những người không xứng đáng.
Kể từ khi nhận ra sự thật bẽ bàng đó, từ một người phụ nữ cam chịu và hi sinh, bao nhiêu tình yêu, bao nhiêu sự dịu dàng trong tôi đều chuyển thành oán hận. Nụ cười của tôi bây giờ đã thêm nhiều phần chua chát, giọng nói của tôi đã thêm nhiều phần cay nghiệt. Những lúc nhìn mình trong gương, tôi thấy gương mặt mình khắc khổ, nghiệt ngã. Ngày nào tôi cũng tự hỏi, sau tất cả những gì tôi đã làm, đã hi sinh, tại sao tôi lại bị đối xử như thế? Ý nghĩ đó khiến mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày tôi cảm thấy thêm 1 lần tuyệt vọng, khiến mỗi ngày trôi qua, tôi lại cảm thấy sự hận thù chất chứa.
Trải qua sóng to, gió lớn, tôi mới hiểu thế nào là lòng người khó lường. Tất cả những nỗi đau đó đã biến tôi thành một người đàn bà hoàn toàn khác. Ngày xưa, lúc chưa lập gia đình, tôi khao khát làm mẹ bao nhiêu, thì khi sinh con trong tù, tôi lại hững hờ với cái thiên chức thiêng liêng của người đàn bà bấy nhiêu. Có những ngày, tôi chẳng buồn cho con bú nếu cán bộ trại không nhắc, mặc kệ cho con tôi khóc lả đi vì thiếu sữa mẹ. Có thể nhiều người sẽ nghĩ tôi là một bà mẹ chẳng ra gì. Nhưng nỗi đau của tôi quá lớn. Tôi không thể vị tha với chính mình và cả chính đứa con tôi mang nặng đẻ đau.
Đã có lần, trong lúc tuyệt vọng, tôi nói với các cán bộ quản giáo: "Nhờ cán bộ đem đứa bé mang đi cho ai nuôi giúp tôi. Tôi chẳng có khả năng nuôi đứa con này". Mỗi lần như thế, các quản giáo nữ ở đây lại phải xúm vào động viên tôi. Người thì an ủi tôi, người thì mua cho tôi hộp sữa, để tôi bồi dưỡng thêm cho đứa con nhỏ, người lại cho vài bộ quần áo trẻ con. Những tình cảm ấm áp đó, khiến sự nỗi đau và sự bất hạnh của tôi được vơi đi đôi phần.
Những ngày nuôi con trong tù, chỉ cần nhìn thấy con là tôi lại đau đớn. Có đêm, khi tất cả đã đi ngủ, một mình tôi ôm con ngồi khóc ròng, nói: Một mình mẹ chưa đủ khổ hay sao, còn khiến con bé bỏng của mẹ cũng khổ lây? Tôi giận chồng bỏ rơi mình 1 phần, thì giận chồng bỏ rơi đứa con máu mủ đến 10 phần. Từ chỗ oán giận chồng, tôi quay sang oán giận chính bản thân mình vì chẳng thể nuôi con, chăm sóc con và lo lắng cho con một cuộc sống đầy đủ như bao đứa trẻ khác. Con tôi ở trong này, may còn có các cán bộ quản giáo cưu mang, chứ không tôi chẳng biết sống ra sao.
Từ hộp sữa đến cái tã lót cũng đều do một tay các cán bộ lo cho. Có phạm nhân nhìn thương quá, cũng cho cái này cái kia. Tôi biết ơn cán bộ và các bạn tù trong trại bao nhiêu, thì lại tự oán trách mình bấy nhiêu. Tôi chỉ hận mình không phải là người tự tay mua cho con hộp sữa, không phải là người mua cho con bộ quần áo hay bịch tã lót. Tôi hận mình vì đã không cho con một cuộc đời bình thường, không cho con một người bố tốt, hận mình đã sống không tốt, để cuối cùng đứa con nhỏ bé của tôi vừa mới sinh ra đã sớm chịu cảnh thiệt thòi.
Nhưng tôi biết bây giờ là lúc tôi phải vượt qua oán hận, vượt qua đau đớn, để nuôi con đến ngày mãn hạn tù. Tôi cầu mong đứa con bé bỏng ở bên cạnh tôi mỗi ngày sẽ cho tôi nghị lực phi thường để vượt qua tất cả những khó khăn trước mắt.
Theo VNE
Tôn Hiếu Anh gửi thư cho người cha đã khuất- P.GS Tôn Thất Bách Một lá thư đầy xúc động được Tôn Hiếu Anh - con trai cố phó giáo sư, bác sĩ, nhà giáo Tôn Thất Bách viết cho bố mình nhân ngày giỗ của ông. Tôn Hiếu Anh và cha anh - P.GS Tôn Thất Bách. "26/3/2004 -26/3/2013 Gia tài của bố Con không theo học được ngành Y nên gia tài kiến thức của...