7 loại rau, củ giải nhiệt mùa hè
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình và gia đình những món ngon, mát, bổ trong những ngày hè nóng nực.
Đậu xanh
Với vị ngọt, tính mát và công năng thanh nhiệt giải độc, đậu xanh là loại thực phẩm lý tưởng vào mùa nắng nóng. Có thể dùng đậu xanh để nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ đều giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
Với vị ngọt, tính mát và công năng thanh nhiệt giải độc. Ảnh minh họa
Bí đao
Ngoài việc dùng phần cùi để nấu canh hay ép nước uống, bạn còn có thể tận dụng vỏ bí để sắc uống thay trà.
Video đang HOT
Bí đao mát, giải nhiệt tốt. (Ảnh minh họa)
Dưa chuột
Vị ngọt, tính mát, lợi tiểu là những ưu thế của loại quả này. Bạn có thể ăn sống, trộn nộm, làm dưa góp hoặc muối cả trái.
Loại rau giúp thanh nhiệt này đặc biệt lợi đại tràng. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine.
Rau dền chứa sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine. (Ảnh minh họa)
Chanh
Vị chua, tính bình, giúp giải khát rất tốt vào mùa nắng nóng, nhất là với người thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, họng khô, miệng khát… Có thể dùng chanh tươi pha với đường làm nước giải khát, ngâm với muối hoặc làm gia vị trong bữa ăn.
Mướp đắng
Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc. (Ảnh minh họa)
Bạn có thể ăn tươi, luộc, xào, nấu canh hoặc thái miếng, phơi khô hãm nước uống thay trà. Tuy đắng nhưng nó kích thích tiết ra insulin, người thường xuyên ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường.
Thanh nhiệt, lợi niệu, rau cần là lựa chọn lý tưởng cho người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh lý về tuyến giáp.
Mai Anh
Theo Dan Viet
Rau cần chữa ho, thiếu máu
Rau cần ta khác với rau cần tây. Có hai loại rau cần, một loại sống dưới nước và một loại sống trên cạn, đều có thể dùng làm thuốc được.
Theo Đông y, rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc, có công hiệu thanh nhiệt, bổ máu, thông đường ruột, giải khát, hạ huyết áp, trị ho...
Trị chứng xanh xao, thiếu máu, mất máu: Khi bị mất máu do chấn thương, do phẫu thuật thì lấy hai bó rau cần ta nấu với 200 - 300 gr thịt bò, ăn cả nước lẫn cái. Ăn khoảng 10 - 15 ngày sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng tiểu đường: Lấy 500 gr rau cần ta rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, uống ngày 1 - 2 lần. Dùng liên tục. Hoặc rau cần ta rửa sạch, chần qua nước sôi, cắt khúc, trộn thêm gia vị, ăn hằng ngày.
Trị chứng cao huyết áp: Lấy 10 cây rau cần ta rửa sạch, giã nát, cho thêm 10 quả táo tàu, đun lâu với nước, uống ngày hai lần.
Một đợt điều trị 15 - 20 ngày. Hoặc dùng 500 gr rau cần ta, rửa sạch, luộc chín cho thêm đường trắng uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng 120 gr rau cần ta cả rễ rửa sạch, cắt nhỏ, cho thêm gạo đủ dùng, nấu cháo ăn thường xuyên.
Trị chứng viêm gan mạn tính, đi tiểu ra máu: Lấy 200 gr rau cần ta rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, cho thêm 50 gr mật ong, trộn đều, uống nóng. Ngày uống 1 - 2 lần. Dùng liên tục trong nhiều ngày sẽ có hiệu quả.
Trị chứng viêm phế quản: Lấy gốc rau cần ta cả rễ 100 gr, vỏ quýt 9 gr, kẹo mạch nha 30 gr. Cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, cho gốc rau cần và vỏ quýt, sao cháy, đổ thêm nước, sắc uống nóng trong ngày.
Trị chứng ho gà: Lấy 500 gr rau cần ta (cả cây) rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối, hấp cách thủy, chia uống hai lần vào sáng sớm và tối. Uống liền trong nhiều ngày.
Trị chứng nôn mửa, thổ tả ở trẻ em: Rau cần ta tươi rửa sạch đun nước cho trẻ uống.
BS Nguyễn Thu Hiền
Theo Đất Việt
Tác dụng phụ từ dừa Dừa là món ăn ưa thích của nhiều người, nhất là trong thời tiết nóng nực như hiện nay. Tuy nhiên, nếu ăn uống quá đà các món chế biến từ dừa sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Cây đa năng, trái đa dụng Dừa được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào. Tất cả các phần của cây dừa...