7 cách tạm biệt say sóng
Say sóng gây buồn nôn và tụt huyết áp, làm cho bạn cảm thấy không còn chút sức lực nào để đi chơi vui vẻ. Nếu chuẩn bị đi biển, hãy tham khảo những kinh nghiệm sau.
Ảnh minh họa: Internet
1. Chọn những ngày nắng đẹp
Các bạn nên chọn những hôm thời tiết nắng ấm và không có mưa hay gió bão, bởi vì những nguyên nhân đầu tiên việc bạn vị say sóng là do sóng to nên thuyền sẽ bị lắc lư, dập dềnh khiến bạn nôn nao trong người và lúc này cũng là lúc cơn say sóng bắt đầu.
2. Chỉ nên ăn đồ ăn nhẹ trước khi khởi hành
Nên “làm bạn” với những thức ăn gọn nhẹ như bánh mì hoặc các loại bánh ngọt. Một bữa ăn thịnh soạn nhiều đạm, nhiều mỡ sẽ khiến tình trạng bạn tồi tệ hơn nhiều. Các bạn cũng nên uống nước lọc, đừng dại dột nhấm nháp cà phê, nước có ga nhé!
Video đang HOT
3. Chọn vị trí giữa thân tàu
Điều này vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn dễ chịu hơn khi lênh đênh trên biển. Giữa thân của con tàu là vị trí thoải mái và an toàn, ít bị tác động của những cơn sóng nhất. Tránh ngồi mũi tàu hoặc đuôi tàu sẽ là cho bạn cảm giác không an toàn và bị tác động trực tiếp của những con sóng. Hãy cố gắng ngồi ngược phía với con tàu, bạn sẽ thấy rất hiệu quả trong việc chống say sóng.
4. Không nên nhìn chằm chằm vào một 1 gì đó
Ví dụ như ngồi đọc sách báo, xem video hay chat, nhắn tin…
5. Đừng để cơ thể bị lạnh
Mặc dù bạn có đi vào mùa hè những vẫn nên mang theo những chiếc áo thu đông để giữ ấm cho cơ thể, bởi vì thời tiết trên biển thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa. Và nếu để cơ thể bị lạnh các bạn cũng rất dễ bị say sóng.
6. Đừng quên mang theo gừng
Nên chuẩn bị những túi nước gừng các bạn nhé. Nếu có dừng tươi càng tốt, thái lát mỏng ra và mang theo phòng khi say sẽ pha với nước ấm để uống.
Những viên kẹo gừng cũng phát huy rất nhiều công dụng hữu hiệu trong trường hợp này, vì rất có thể bạn sẽ bị tụt huyết áp.
7. Cố gắng quên việc mình bị say xe đi
Đừng để việc say xe ám ảnh bạn, hãy thật thoải mái về tâm lý trước và khi đi. Nó có tác dụng rất tốt giúp bạn kiểm soát được tình hình và làm chủ được những cơn say sóng có thể ập đến bạn bất cứ lúc nào.
Theo SKGD
Ăn măng tươi coi chừng... chết tươi
Một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn măng từ vài phút đến vài giờ tùy theo mức độ. Ngộ độc nặng sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng như đau đầu, nôn, khó thở, lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật và sốc. Hơi thở có thể có mùi.
Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xảy ra sau ăn vài giờ. Khi có các triệu chứng nêu trên cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, đồng thời báo ngay cho các cơ quan chức năng.
Sau khi ăn măng nếu có triệu chứng khó thở, nôn, đau đầu... nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Hình minh họa
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Cyanide là một gốc acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc acid có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1 mg cho 1 kg trọng lượng cơ thể.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong 1 kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Vậy chẳng lẽ suốt đời nhịn ăn măng tươi? Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Còn khi nghi ngờ măng độc thì đương nhiên tuyệt đối không ăn.
Theo Plo
4 thực phẩm khiến bạn càng ăn càng thấy đói Tạp chí Time của Mỹ gần đây đã tiến hành thí nghiệm đối với một số loại thực phẩm mà khi ăn xong dễ dẫn đến cảm giác đói: Ảnh minh họa: Internet Vừa mới ăn cơm xong đã cảm thấy đói, nên chẳng có tâm trí để học hành hay làm việc gì cả. Có lẽ đây là biểu hiện mà không...