7 bước đơn giản nhưng hiệu quả để phòng tránh bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hiện đã thành phổ biến và có khoảng hơn 422 triệu người trên toàn thế giới mắc chứng bệnh này, theo The Health Site.
Người bệnh tiểu đường chọn các thực phẩm lành mạnh – SHUTTERSTOCK
Đây là bệnh mạn tính, dần dần, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, ngăn chặn căn bệnh này là rất quan trọng, vì hiện không thể chữa khỏi bệnh, mà chỉ có thể kiểm soát.
Nhưng may mắn thay, bạn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách thực hiện một vài thay đổi lối sống đơn giản, đặc biệt nếu bạn có nhiều nguy cơ, như thừa cân hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc bạn đã bị tiền tiểu đường, theo Mayo Clinic.
Thay đổi lối sống có thể là bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường – và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
Và sau đây là một số mẹo khá đơn giản dễ làm, bạn có thể làm theo, để ngăn chặn căn bệnh này hoặc ít nhất là trì hoãn sự khởi phát của nó.
1. Ăn một chế độ ăn nhiều đạm
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa. Một chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp duy trì tỷ lệ trao đổi chất cao, từ đó giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát, theo The Health Site.
2. Kiểm soát lượng carbohydrate, chọn ngũ cốc nguyên hạt
Hạn chế bánh mì, và các thực phẩm có chứa tinh bột, đường. Chọn trứng và thực phẩm ít carbohydrate cho bữa sáng, cùng nhiều rau và trái cây.
Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp duy trì lượng đường trong máu. Cố gắng tiêu thụ ít nhất 50% carbohydrate là ngũ cốc nguyên hạt.
Video đang HOT
ĂN UỐNG LÀNH MẠNH GÓP PHẦN NGĂN NGỪA NHIỀU BỆNH TẬT, TRONG ĐÓ CÓ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – SHUTTERSTOCK
3. Bổ sung nhiều chất xơ
Chất xơ có thể giúp iiảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt và các loại đậu.
4. Uống nhiều nước
Uống ít nhất 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giúp cơ thể thải lượng đường dư thừa ra ngoài.
5. Ngủ ngon
Bạn cần ngủ ít nhất 7 – 8 giờ mỗi đêm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngủ không đủ là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường.
6. Tập thể dục thường xuyên
Cho dù bạn 10 tuổi hay 90 tuổi, tập thể dục thường xuyên đều có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin – giúp giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát, theo Mayo Clinic.
Đi bộ, chạy, hoặc bơi, đạp xe, khiêu vũ, miễn là phải vận động, cũng có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày, theo The Health Site.
7. Giảm cân thêm
Trong một nghiên cứu lớn, những người tham gia giảm cân chỉ 7% và tập thể dục thường xuyên, đã giảm gần 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo Mayo Clinic.
Khi nào cần đi khám?
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị kiểm tra đường huyết nếu:
Từ 45 tuổi trở lên
Thừa cân, đồng thời có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về tiền tiểu đường hoặc lối sống ít vận động
Sau 45 tuổi, có thể nên khám sàng lọc 3 năm một lần, theo Mayo Clinic.
5 nguồn carb lành mạnh người bệnh tiểu đường nên có
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh là rất cần thiết khi bạn đang mắc một bệnh mạn tính như tiểu đường. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và giúp kiểm soát lượng đường trong máu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người bệnh tiểu đường có thể ăn carb
Carbohydrate (carb - chủ yếu là tinh bột, đường và chất xơ) là thứ đầu tiên mà hầu hết mọi người loại bỏ khỏi chế độ ăn uống sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này là do carb không được coi là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Giống như bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, điều quan trọng là phải bao gồm carb trong chế độ ăn uống của bạn. Tránh xa carb hoàn toàn có thể dẫn đến táo bón và mệt mỏi. Tất cả những gì bạn cần làm là hoán đổi nguồn carb không lành mạnh với một số lựa chọn lành mạnh.
Dưới đây là 5 nguồn carb lành mạnh mà mọi bệnh nhân tiểu đường phải có, theo Times of India.
1. Yến mạch
Bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Chứa đầy đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, bột yến mạch có thể giúp bạn no lâu hơn và giảm lượng đường trong máu lúc đói.
2. Trái cây
Nhiều bệnh nhân tiểu đường lo lắng rằng trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu của họ. Nhưng điều này không đúng. Trái cây chứa đường tự nhiên và là nguồn cung cấp carb lành mạnh. Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu chất dinh dưỡng và vitamin.
Vì vậy, không nên bỏ trái cây. Hãy chọn các loại thực phẩm lành mạnh như táo, chuối, quả mọng... Điều quan trọng là "ăn uống chừng mực", đừng ăn cái gì nhiều, theo Times of India.
3. Đậu lăng
Đậu lăng lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, kali và các loại vitamin khác nhau. Chúng có chứa một số lượng carb, nhưng chúng tốt cho sức khỏe và không ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu của bạn.
Đậu lăng cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát mức huyết áp, bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
4. Khoai lang
Khi chúng ta nói rau củ, điều đầu tiên mà bất cứ ai nghĩ đến là khoai tây, một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Nhưng không phải tất cả các loại rau củ đều giống nhau. Một số loại tốt cho sức khỏe và chứa ít carb hơn là khoai lang và cà rốt.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Xin nhắc lại, điều quan trọng là "ăn uống chừng mực", đừng ăn cái gì nhiều, theo Times of India.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Hãy thay đổi mì ống trắng tinh chế không tốt cho sức khỏe, gạo trắng và bánh mì bằng thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt, như lúa mạch, hạt quinoa và bánh mì nguyên hạt là những nguồn cung cấp carb lành mạnh. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất lành mạnh, theo Times of India.
TP.HCM: Người từ 60 tuổi trở lên, có bệnh nền sẽ được khám bệnh tại nhà Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP.HCM sẽ tổ chức khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người có bệnh nền nhằm hạn chế lây nhiễm. Ngày 17/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp trực tuyến bàn về công tác ứng phó dịch COVID-19. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế...