6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng
Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vậy có phòng ngừa được không?
Các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh liên quan đến nhiệt, nhưng nguy cơ cao hơn đối với:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Người cao tuổi từ 65 trở lên
Người thừa cân, béo phì
Những người tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời
Những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp…
Những người dùng một số loại thuốc nhất định, như thuốc điều trị trầm cảm, mất ngủ…
Nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm…
1. Một số tình trạng sức khỏe thường gặp liên quan đến nắng nóng
1.1 Đột quỵ nhiệt
Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt (nắng nóng), xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh do nhiệt độ và độ ẩm cao.
Các triệu chứng bao gồm:
Mất ý thức (hôn mê)
Da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều
Video đang HOT
Nhiệt độ cơ thể rất cao…
1.2. Kiệt sức do nhiệt
Điều này có thể xảy ra khi bạn ở trong thời gian dài với nhiệt độ cao và không uống đủ nước hoặc các đồ uống bổ sung nước khác.
Các triệu chứng bao gồm:
Đau đầu
Buồn nôn
Chóng mặt
Yếu đuối
Cảm thấy cáu kỉnh
Khát
Đổ mồ hôi nhiều
Nhiệt độ cơ thể tăng
Đi tiểu ít hơn bình thường…
1.3. Tiêu cơ vân
Tiêu cơ vân thường gắn liền với tình trạng quá nóng cùng với hoạt động thể chất nhiều, có thể dẫn đến nhịp tim không đều và co giật, có thể gây tổn thương thận.
Một số triệu chứng của tiêu cơ vân là:
Chuột rút hoặc đau cơ
Nước tiểu sẫm màu bất thường
Yếu đuối
Không có khả năng tập thể dục nặng…
Một số người không có triệu chứng.
1.4. Ngất do nhiệt
Mất nước hoặc không thể thích nghi với khí hậu mới có thể đóng một vai trò trong tình trạng này.
Một số triệu chứng là:
Ngất xỉu trong thời gian ngắn
Cảm thấy chóng mặt
Choáng váng sau khi đứng một lúc hoặc sau khi đột ngột đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm.
1.5. Chuột rút
Tình trạng này thường xảy ra khi bạn tập thể dục ngoài trời. Cơ thể đổ mồ hôi nhiều đến mức cơ bắp bị chuột rút do mất chất lỏng và muối (chất điện giải). Chuột rút do nhiệt cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị kiệt sức do nóng.
Các triệu chứng bao gồm đau cơ hoặc chuột rút và co thắt ở bụng, cánh tay hoặc chân.
1.6. Phát ban nhiệt
Da có thể bị kích ứng khi đổ mồ hôi nhiều trong thời tiết nóng ẩm. Phát ban nhiệt bao gồm nhóm mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ, có thể xuất hiện ở các vị trí:
Cổ
Ngực trên
Háng
Dưới ngực
Trong nếp nhăn khuỷu tay
2. Làm thế nào để phòng ngừa
Hãy làm theo những lời khuyên sau để tránh nóng và giữ nước, làm mát cơ thể, phòng ngừa các tình trạng nguy hiểm liên quan đến nhiệt (nắng nóng):
- Mặc quần áo nhẹ, sáng màu và rộng rãi.
- Dành nhiều thời gian trong nhà với các thiết bị làm mát (điều hòa, quạt…) khi thời tiết nắng nóng. Hạn chế sử dụng bếp và lò nướng để giữ cho ngôi nhà mát mẻ hơn.
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi nắng nóng: Chỉ nên thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều tối khi trời mát hơn. Nếu bạn đang tập thể dục hoặc chơi thể thao, hãy thường xuyên nghỉ ngơi trong bóng râm.
- Lưu ý khi tập thể dục:Hãy dừng lại ngay nếu tim đập mạnh, khó thở hoặc cảm thấy lâng lâng. Tìm ngay đến chỗ mát mẻ, nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước.
- Hãy che chắn bản thân khỏi ánh nắng mặt trời: Trước khi ra ngoài, hãy bôikem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30, đồng thời đội mũ và che nắng. Cháy nắng khiến cơ thể khó hạ nhiệt hơn và có thể khiến bạn mất nước.
- Theo dõi thời tiết cảnh báo nhiệt độ hàng ngày để có cách phòng tránh.
- Nếu bạn đang bắt đầu một công việc mới hoặc hoạt động khác đòi hỏi phải gắng sức trong điều kiện nắng nóng, hãy tiếp xúc với nhiệt độ nóng dần dần trong 2 hoặc 3 ngày để cơ thể quen dần.
- Khi trời nóng, hãy uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác hơn bình thường, ngay cả khi bạn không hoạt động nhiều.
- Cắt giảm đồ uống có đường hoặc cồn vì chúng có thể dẫn đến mất nước.
- Nói chuyện với bác sĩ trước khi uống đồ uống thể thao nếu bạn theo chế độ ăn ít muối hoặc mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao hoặc các tình trạng sức khỏe khác…
Nắng nóng, cẩn trọng với bệnh tiêu hóa ở trẻ
Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Một trong số những bệnh phổ biến thường bùng phát vào thời điểm này là bệnh tiêu chảy.
Tiêu chảy thường là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột; do nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ; Virus đường ruột: Rotavirus; Ký sinh trùng đường ruột. Ngoài ra, có thể do nhiễm độc hóa chất, dị ứng thức ăn. Bệnh lây nhanh, dễ gây thành dịch lớn và có thể tử vong cao. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng một số đối tượng dễ mắc là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, người bị suy giảm miễn dịch.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM, số trẻ đến khám do nôn ói, rối loạn tiêu hóa trong đợt nắng nóng tăng khoảng 20% so với trước đó.
Trước đây, mỗi ngày bệnh viện này chỉ tiếp nhận 10-20 trẻ nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, thời điểm này tăng gấp 3-6 lần, dao động từ 40-60 trẻ. Riêng khoa Cấp cứu ghi nhận 6-10 trẻ nhập viện thăm khám mỗi đêm vì nôn nhiều, mất nước.
Cùng thời điểm, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cũng cho hay, từ đầu năm đến nay, bệnh viện ghi nhận hơn 1.400 lượt bệnh nhi đến khám, nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, trong đó bệnh tiêu chảy phải nhập viện điều trị tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng khiến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn khi không được chế biến và bảo quản tốt.
BSCKI Mạc Quốc Dũng - Trưởng Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai) cho biết, từ đầu năm đến nay, trẻ mắc bệnh tiêu hóa đến khám tăng lên kể cả ngoại trú và nội trú. Tại Khoa Tiêu hóa, số lượng trẻ nhập viện điều trị từ 15- 20 ca mỗi ngày.
Trong khi đó, nền nhiệt cũng đang gia tăng nhanh ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, dự báo năm nay mức độ nắng nóng có thể gay gắt hơn, từ đó, nguy cơ tiêu chảy bùng phát là không nhỏ. BS Dũng lý giải, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu hóa ở trẻ gia tăng là do thời tiết nắng nóng, thực phẩm bảo quản chưa hợp lý dễ bị ôi, thiu, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một nguyên nhân nữa là do trẻ em sức đề kháng kém, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ nặng hơn và có thể kéo dài hơn so với người lớn, do vậy lượng bệnh nhân đi khám và nhập viện điều trị nội trú cũng tăng lên.
"Số lượng bệnh nhân mắc bệnh về tiêu hóa tăng hơn trước đây rất nhiều, đặc biệt năm nay thời tiết thay đổi thất thường, thời gian gần đây bệnh nhân mắc bệnh về tiêu hóa khám và nằm viện cao hơn so với các bệnh khác. Lứa tuổi bị nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi, trong đó nhóm dưới 3 tuổi dễ chuyển nặng và phải nhập viện nhiều hơn" - BS Dũng cho hay.
BSCKI Lâm Bội Hy - khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) cho biết, các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn như E.coli, Botulinum... gây ra. Chúng có đặc điểm chung phát triển mạnh trong môi trường có nhiệt độ từ 5-60 độ C. Thời tiết nóng khiến thực phẩm ôi thiu, hư hỏng nếu không bảo quản đúng. Nếu trẻ tiêu thụ thực phẩm này, vi khuẩn dễ tấn công hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc.
"Nhiễm trùng đường tiêu hóa chủ yếu lây qua đường ăn uống. Các sinh vật gồm nấm men, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng tấn công cơ thể gây nhiễm trùng đường ruột, dễ biến chứng nhiễm trùng máu" - BS Hy cho hay.
Theo các bác sĩ, tiêu chảy là một dạng bệnh dễ mắc phải, nhưng rất nguy hiểm vì tính lan truyền của nó. Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân chính làm mất nước và rối loạn điện giải, gây ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.
Không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã... Tốt nhất nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó, không ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu mà không được bảo quản cẩn thận vì có thể ruồi, nhặng hoặc gián xâm nhập mang theo mầm bệnh.
Nước dùng để rửa thực phẩm không nên dùng nước ao hồ, sông, suối. Dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm, dùng trong bữa ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa... sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng qua nước đang đun sôi. Trẻ phải được tiêm chủng vaccine đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng quốc gia.
Mùa hè uống nước mía nhiều có tốt không? Nước mía, với hương vị tươi mát và độ ngọt tự nhiên, là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng của mùa hè. Tuy nhiên, uống nước mía nhiều có tốt cho sức khỏe hay không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mùa hè uống nước mía nhiều có tốt không?...