6 thói quen phổ biến đang âm thầm khiến bạn tăng cân
Không chỉ ăn, những thói quen dưới đây cũng có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
Ngoài việc ăn quá nhiều và lười vận động trong thời gian dài, những thói quen phổ biến trong cuộc sống này tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn tăng cân.
1. Ăn uống vội vàng
Ăn quá nhanh không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn dễ khiến bạn tăng cân. (Ảnh: QQ News)
Ăn quá nhanh không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn dễ khiến bạn tăng cân. Trên tờ Sức khỏe thời báo, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Triệu Kì Hoa thuộc Bệnh viện Nhân dân khu vực Bắc Giang Tô (Trung Quốc) cho biết, khi ăn quá nhanh, đa số thức ăn không được nhai kỹ, không tạo thành dịch thức ăn đủ để bám vào thành dạ dày, vì vậy ngay cả khi bạn đã ăn khá nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói.
Mặt khác, thời gian nhai quá ngắn khiến dây thần kinh phế vị ở trạng thái hưng phấn quá mức, cảm giác thèm ăn cũng tăng cao tương ứng. Kết quả là những người ăn nhanh thường ăn quá nhiều trước khi não bộ kịp phát tín hiệu dừng lại.
2. Ăn ba bữa thất thường
Nhiều người thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc, ba bữa thất thường. Điều này gây kích thích cho dạ dày, dẫn đến loạt các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, viêm ruột.
Bác sĩ Lưu Điện Cương – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Tuyên Vũ thuộc Đại học Y khoa Thủ đô (Trung Quốc) cho biết trên Nhật báo Nhân dân số ra năm 2022, chế độ ăn uống thất thường sẽ gây tăng cân. Việc ăn uống không điều độ sẽ khiến bạn xuất hiện cảm giác đói rõ rệt, từ đó dẫn đến ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, dễ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và muối, đồng thời cũng tạo cảm giác muốn ăn đêm hơn. Những thói quen này lâu dần sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
3. Thay cơm bằng hoa quả
Video đang HOT
Ăn hoa quả thay cơm có thể gây hại, đặc biệt là những người có vấn đề dạ dày. (Ảnh: QQ News)
Bác sĩ Lưu Điện Cương cho biết thêm, nhiều người thích ăn hoa quả thay cơm, cho rằng ăn bao nhiêu hoa quả cũng không thể béo. Tuy hoa quả có thể giúp cơ thể bổ sung vitamin và một phần khoáng chất nhưng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là người có vấn đề về dạ dày.
Ví dụ như chanh, kiwi, táo mèo… là những loại quả giàu axit citric, ăn nhiều sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Táo tàu khó tiêu hóa sẽ khiến tình trạng bệnh lý về dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Lê, măng cụt là những loại quả có tính hàn, những người có vấn đề về dạ dày nếu ăn nhiều sẽ gây tổn thương chức năng dạ dày.
4. Thường xuyên thức khuya
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2021 kết luận rằng, đi ngủ sau 10 giờ tối được coi là thức khuya. Những người thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ dễ bị béo phì và béo bụng hơn.
Cụ thể, so với những người đi ngủ trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 10 giờ tối, những người đi ngủ sau 10 giờ tối có nguy cơ béo phì (chỉ số BMI) và béo bụng (vòng eo) đều tăng 20%. Trong đó, những người đi ngủ sau 2 giờ sáng có nguy cơ béo phì tăng 35%, nguy cơ béo bụng tăng 38%.
5. Thói quen bật đèn khi ngủ
Những người bật đèn hoặc xem tivi khi ngủ dễ tăng cân hơn. (Ảnh: QQ News)
Năm 2019, các nhà khoa học theo dõi 43.722 phụ nữ trong 5,7 năm và phát hiện người bật đèn hoặc xem tivi khi ngủ dễ tăng cân hơn. So với những người ngủ trong phòng không có ánh sáng, những người phụ nữ này có nguy cơ tăng 5kg trở lên cao hơn 17%, nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì đột ngột tăng lần lượt là 22% và 33%.
6. Thường xuyên bị căng thẳng
Giải thích về vấn đề này, Phó giáo sư, tiến sĩ – bác sĩ Thái Hiểu Linh – Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, khi căng thẳng quá mức, tuyến thượng thận sẽ bài tiết nhiều hormone cortisol hơn. Loại hormone này khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, khiến cơ thể sản sinh cảm giác đói, từ đó tăng cường hấp thụ đường và các loại thực phẩm khác.
Mặt khác, khi căng thẳng quá mức, chúng ta thường không có tâm trạng để lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, đồng thời cũng không thể vận động đều đặn. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa và gây béo phì.
Ba không khi ăn lẩu
Bạn nên tránh một số thói quen xấu khi ăn lẩu để không hại sức khỏe như húp nước đun sôi nhiều lần, gắp thực phẩm trong nồi khi đang nhúng thịt sống.
Trong các dịp tụ họp đông, mọi người thường thích ăn lẩu với lựa chọn phong phú, thực phẩm nhúng kèm ngon miệng mà không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh một số thói quen dưới đây để đảm bảo bữa lẩu ngon vui, không gây hại cho sức khỏe.
Húp nước lẩu đun sôi liên tục
Hầu hết các món lẩu đều sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt lợn, nước xương nêm thêm muối, ớt, hạt tiêu...
Theo Today Online, đun sôi liên tục lẩu kèm theo các loại thịt, hải sản sẽ khiến hương vị đậm đà và thơm ngon. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng người Singapore Chloe Ong, khi đó, lượng natri, chất béo và purin trong nước dùng rất cao.
Bạn nên chờ thực phẩm trong nồi chín hết mới ăn. Ảnh minh họa: AI
Purin là hợp chất hóa học có trong một số loại thực phẩm, phân hủy thành axit uric khi vào cơ thể, nguy cơ gây ra bệnh gout. Natri không tốt cho huyết áp còn dầu mỡ làm tăng mức cholesterol xấu trong khi lượng calo bổ sung góp phần tăng cân.
Ngoài ra, theo Aboluowang, khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt độ 50 độ C. Ăn đồ quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc. Trong khi đó, nhiệt độ của lẩu có thể cao tới 120 độ C. Nếu lấy đồ nhúng ra ăn luôn, bạn rất dễ bị bỏng miệng, lưỡi, gây hại cho thực quản và niêm mạc dạ dày. Một số bệnh nhân loét dạ dày nguy cơ trở nặng nếu có thói quen này.
Bởi vậy, bạn không nên nôn nóng khi dùng lẩu. Thức ăn gắp ra khỏi nồi nên để nguội mới thưởng thức.
Gắp thực phẩm trong nồi khi đang nhúng đồ sống
Tiến sĩ Jonathan Chong từ Trung tâm Y tế Novena (Singapore) cảnh báo mối nguy tiềm ẩn về lây nhiễm chéo vi khuẩn khi một người gắp thực phẩm trong nồi khi người khác đang nhúng đồ sống. Ngoài ra, một số gia đình còn đặt đĩa thức ăn sống và chín trên bàn quá gần nhau.
Nếu không cẩn thận, người ăn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella, Campylobacter cùng virus viêm gan A và E. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hóa sau khi ăn lẩu, đặc biệt là người bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi đó, họ có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt.
Ăn lẩu hơn 1 lần/tháng
Chuyên gia Ong đánh giá thường có một ranh giới mong manh giữa những gì lành mạnh và không lành mạnh. Khi ăn lẩu, bạn có thể chỉ hấp thụ 400 calo nếu dùng nhiều rau, protein nạc và tránh các loại nước chấm nhiều dầu mỡ.
Nhưng bữa ăn đó có thể lên tới 2.000 calo nếu nước dùng béo và bạn ăn thịt mỡ, thêm nước chấm có dầu mỡ, nước sốt, chưa kể đồ uống có đường, bia rượu.
Lượng calo khuyến nghị hằng ngày trung bình cho người lớn là 2.200 calo đối với nam giới và 1.800 calo đối với nữ giới.
Chuyên gia Chong cho biết một bữa lẩu không có khả năng gây ra tác động nghiêm trọng nào nhưng nếu ăn quá thường xuyên dễ dẫn tới các bệnh mạn tính bệnh tim và tiểu đường theo thời gian. Đặc biệt, những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường và các vấn đề về thận nên thận trọng hơn.
Thiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. 1. Nguyên nhân của...