6 thách thức đang chờ tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn
Lương giáo viên, vị thế người thầy, chương trình sách giáo khoa mới… là những thách thức đặt ra cho tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.
Sáng 8/4, Quốc hội họp phê chuẩn ông Nguyễn Kim Sơn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2021-2026. Trên cương vị người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam, phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn gặp phải nhiều thách thức, khó khăn và vướng mắc cần giải quyết trong nhiệm kỳ tới.
Thi THPT có thay đổi?
Kỳ thi THPT quốc gia ra đời từ năm 2015, được gộp từ hai đợt thi là tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ngoài những thành công được xã hội ủng hộ cao thì kỳ thi vướng phải nhiều bê bối trong coi thi, chấm thi, nâng sửa điểm ở Sơn La, Hà Giang, Hoà Bình (năm 2018) khiến dư luận bức xúc.
Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ từng đánh giá, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức từ năm 2015 đến 2019 ngày càng hoàn thiện hơn. Kỳ thi được tổ chức ở 63 tỉnh, thành phố do Sở GD&ĐT chủ trì, các trường đại học, cao đẳng phối hợp tổ chức.
Đặc biệt, kỳ thi lần đầu áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn); bảo đảm mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng; kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.
Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của COVID-19, kỳ thi được tổ chức muộn hơn một tháng rưỡi so với mọi năm. Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực (1/7/2020), kỳ thi đổi tên từ “thi THPT quốc gia” thành “thi tốt nghiệp THPT”. Năm 2021, kỳ thi giữ ổn định.
Sau 6 năm thực hiện, kỳ thi THPT đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, tiết kiệm, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình và xã hội. Đây là bước đột phá trong đổi mới thi cử, khâu quan trọng của lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
” Giai đoạn 2021- 2025, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn liệu có tiếp tục giữ ổn định kỳ thi THPT hay sẽ thay đổi?” , câu hỏi này được chuyên gia đặt ra trong bối cảnh các trường đại học đẩy mạnh tự chủ tuyển sinh bằng nhiều phương thức, không quá phụ thuộc kết quả kỳ thi THPT.
Chương trình, sách giáo khoa mới
Tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định với báo chí: “Chương trình giáo dục phổ thông mới là bước đổi mới rất quan trọng, vấn đề là cách triển khai sách giáo khoa và việc tổ chức dạy học thế nào cho phù hợp. Vấn đề là cách làm. Tôi tin trẻ em sẽ hào hứng và thích học”.
2020 – 2021 là năm học đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa áp dụng dưới hình thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Chương trình được coi là gốc, sách giáo khoa là bổ trợ, thay vì như trước đây sách giáo khoa là kim chỉ nam cho các hoạt động dạy và học một cách dập khuôn thiếu sự sáng tạo, đột phá.
Tuy nhiên, sau một tháng triển khai, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy và học môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ. Tiếp sau đó, phụ huynh và dư luận liên tục “nhặt sạn” về từ ngữ và ngữ liệu trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt 1 được Bộ GD&ĐT cho phép sử dụng.
Video đang HOT
Những “sạn” trong sách Tiếng Việt 1 được 12 đại biểu quốc hội phản ánh và nêu quan điểm xử lý ngay tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 14 (diễn ra vào cuối tháng 10/2020). Sau đó, Bộ GD&ĐT thừa nhận trách nhiệm khi sách giáo khoa Tiếng Việt 1 xuất hiện lỗi và yêu cầu nhà xuất bản, nhóm tác giả sách phải chỉnh sửa, hiệu đính nội dung chưa phù hợp.
Năm học 2021 – 2022 đang cận kề, giáo viên và các địa phương cần khẩn trương lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6. Liệu rằng trong năm học tới sách giáo khoa sẽ có những lỗi sai, dư luận xã hội có phản đối chương trình giáo dục phổ thông hay không. Sức ép trong khâu triển khai là bài toán mà tân Bộ trưởng Sơn sẽ phải tìm hướng giải quyết trong nhiệm kỳ tới.
Giáo viên sống bằng lương?
Giáo viên dạy học.
Ngày 20/3, chính sách về lương mới cho giáo viên chính thức hiệu lực. Theo đó, mức lương thấp nhất của giáo viên tương đương bậc 2.1 là 3,1 triệu đồng. So với mức lương cũ, lương của giáo viên khoảng 400 nghìn đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, đây là lần tăng duy nhất trong 5 năm qua. Con số tương đối khiêm tốn so với những lời hứa từ các nhiệm kỳ trước đó. Đến nay mục tiêu tăng lương, cải thiện đời sống cho giáo viên chưa được hoàn thành theo cách trọn vẹn nhất. So với nhiều ngành nghề trong xã hội, nghề giáo vẫn là một nghề có mức thu nhập thấp nhưng công việc lại vô cùng áp lực.
Lời hứa “giáo viên sống được bằng lương” vẫn còn dang dở. Liệu tư lệnh mới của ngành giáo dục mới có giải quyết được bài toán mà hơn 2 triệu giáo viên mong mỏi không?
Mua bán bằng và chứng chỉ giáo viên
Theo điều tra của cơ quan công an, từ năm 2016 đến năm 2018, Đại học Đông Đô cấp trái phép 626 bằng cử nhân tiếng Anh theo hình thức đào tạo văn bằng 2. Trong đó 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).
Trong số 193 trường hợp, 60 trường hợp đã sử dụng bằng giả để làm việc (55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ; 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên; 1 trường hợp thi công chức; 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ; 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ).
Sự việc làm dấy lên nhiều hoài nghi về kiểm soát đào tạo và cấp bằng cũng như chất lượng giáo dục đại học.
Cùng với mua bán bằng là các loại chứng chỉ bồi dưỡng, hồ sơ sổ sách đối với giáo viên phổ thông đang thực sự trở thành gánh nặng, lực cản với sự phát triển giáo dục. Việc cởi bỏ gánh nặng này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, đưa giáo dục trở về gần thực chất hơn.
Thiết nghĩ, thay vì chăm chú kiểm tra hồ sơ, tổ chuyên môn, nhà trường, thanh tra giáo dục các cấp cần chú trọng kiểm tra năng lực, hiệu quả thực chất của giáo viên bằng cách dự giờ, khảo sát, đánh giá chất lượng, sự tiến bộ của học sinh.
Liệu rằng trong 5 năm tới, những vụ bê bối mua bán bằng, những loại hồ sơ xổ sách và chứng chỉ bồi dưỡng vô bổ cho giáo viên như thời gian qua có còn tái diễn?
Tự chủ và đào tạo đại học
Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, ở giáo dục đại học, hiện các trường đại học có cơ chế tự chủ, giáo trình riêng, cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và chủ động đầu ra, nên chuệch choạc ở một trường nào đó thì toàn bộ hệ thống hơn 400 trường đại học, cao đẳng trong nước vẫn phát triển. Tuy nhiên, cần thống nhất thế nào là tự chủ, để “cởi trói” cho nhà trường phát triển mạnh hơn. Khi đó, ai làm sai tự chịu trách nhiệm.
Vấn đề quan trọng ở mảng giáo dục đại học, các trường cần liên kết với các doanh nghiệp để có đầu ra đáp ứng yêu cầu của thị trường và giảm thiểu thất nghiệp.
Đặc biệt, các trường đại học hàng đầu cũng phải xây dựng chiến lược dài hạn phấn đấu để được xếp vào top thế giới, như vậy mới thu hút được sinh viên từ các quốc gia lân cận.
Củng cố vị thế người thầy
Trong bức thư gửi giáo viên cả nước mới đây, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thể hiện sự trân trọng đối với nghề giáo, đồng thời là nỗi niềm về vị thế của người thầy trong xã hội hiện đại. Xuất thân là một nhà giáo, hơn ai hết Bộ trưởng Sơn hiểu rõ và trân trọng những giá trị của người làm thầy.
Tuy nhiên phải thừa nhận một điều đau lòng rằng, vị thế của người giáo viên trong xã hội hiện đại đang ngày càng bị xem nhẹ. Đó là những câu chuyện về lương, thưởng, chế độ chính sách dành cho giáo viên tương đối thấp khiến nhiều thầy cô phải sống trong cảnh nghèo khó. Đó là những câu chuyện người giáo viên bị hành hung, bị lăng mạ… ngay trên giảng đường mà không có cơ chế bảo vệ.
Để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong giáo viên trên cả nước cố gắng, gương mẫu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn. Khi làm được những điều như vậy mới giúp nghề giáo trở nên tôn nghiêm trong xã hội, xứng đáng với danh xưng “nghề cao quý.
Bộ trưởng cam kết dưới cương vị là một nhà giáo, nhà quản lý, ông sẽ làm hết tâm sức để nâng cao vị thế của giáo dục Việt Nam, vì tất cả học sinh, giáo viên trên cả nước.
Cần cơ chế 'Khoán 10' trong giáo dục
ông đảo nhà giáo đặc biệt quan tâm bức thư mà tân Bộ trưởng Bộ GD&T Nguyễn Kim Sơn gửi các thầy cô mới đây. Nhiều người cho rằng, ngành giáo dục hiện nay cần một cơ chế mang tính đột phá, "xé rào".
Giáo viên mong được "cởi trói" hoàn toàn để thỏa sức sáng tạo. Ảnh: Thế ại
Sau khi được bổ nhiệm vị trí đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có thư gửi các thầy cô. Trong thư, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vấn đề cốt lõi của giáo dục chính là giá trị nhân bản và đội ngũ thầy cô giáo.
"Chúng ta đang sống và đang làm việc, cống hiến trong thời khắc mà đất nước, dân tộc đang dâng niềm khát vọng bứt phá, mong đưa cơ đồ đất nước lên một vị thế phát triển mới, văn minh và thịnh vượng. Một phần của nhiệm vụ trọng đại đó phó thác cho ngành giáo dục của chúng ta. Để đảm đương được sứ mệnh này, không có cách nào khác, chúng ta cần tiếp tục kiên trì và tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới", ông viết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc đổi mới cần bắt đầu từ người thầy và phát triển người thầy, đổi mới phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, căn cứ từ thực tiễn, giải những bài toán từ thực tiễn để chất lượng giáo dục hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay theo một định hướng mang tính chiến lược.
Bộ trưởng cho biết, ông và tất cả đội ngũ thầy cô đều mong mỏi vị thế của nhà giáo được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề được giữ gìn. "Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta. Chỉ có thể bằng sự cố gắng, gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề, yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn, mới dần làm cho nghề giáo của chúng ta tôn nghiêm thêm", ông viết.
Cần cơ chế đột phá
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng Tâm lý Giáo dục Hà Nội, nói rằng, trong thư, tân Bộ trưởng GD&ĐT đã chú ý đến nguồn lực nhà giáo, nhưng thực tế hiện nay đang không đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực của đời sống.
"Do vậy, cơ chế quản lý giáo dục phải thay đổi. Nếu chữa các bệnh mà vấn đề này không được tháo gỡ thì vẫn còn nút thắt. Nhà trường phải làm chủ, giáo viên phải được làm chủ để bản thân các trường, mỗi giáo viên tự giải quyết những khó khăn khác. Quản lý là phải giải phóng được con người. Cơ chế chưa hợp lý thì chưa tháo gỡ được tất cả những tồn tại bấy lâu nay của ngành", ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng nhận định: "Chỉ cần "Khoán 10" trong giáo dục là sẽ bung ra được nhiều thứ. Phải tận dụng hết được quy luật tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế được mặt trái của nó. Nhà giáo phải làm song song 3 thứ: đào tạo, bồi dưỡng phải chuẩn; sử dụng chuẩn; tôn vinh và đãi ngộ. Đây là 3 đỉnh của tam giác phải giải quyết đồng bộ. Chứ chỉ giải quyết nguyên "cái bụng" của nhà giáo cũng không được".
Ông lấy ví dụ từ chuyện thi cử hiện nay. Theo ông Lâm, cần tổ chức thi cử khác với hiện nay. Bộ đang "bao cấp" cả khâu kiểm tra đầu ra của THPT lẫn khâu xét tuyển đầu vào của ĐH nên cả địa phương và cơ sở đào tạo đều ỷ lại và không chịu trách nhiệm rõ ràng. "Bộ nên trả kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các trường", ông đề xuất.
GS.TS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng, trong giáo dục, thầy cô đều là những nhân tố nằm trong bộ máy chung và phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy này; họ thay đổi hay không tùy thuộc rất nhiều vào Bộ trưởng GD&ĐT và lãnh đạo của các địa phương, tức là phụ thuộc vào chính sách, chủ trương, sự chỉ đạo của Nhà nước.
"Chỉ đạo vĩ mô từ bộ trưởng, từ sự phù hợp giữa ngành Giáo dục với các cấp chính quyền trung ương và địa phương rất quan trọng. Cách nhìn nhận của tân Bộ trưởng có thể thắp lên hy vọng cho nhiều người", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi gắm nhiều kỳ vọng và đặc biệt là thông điệp cần sự hợp tác, chung sức của giáo viên, hợp tác trong toàn ngành và sự phối hợp ngoài ngành từ trung ương đến địa phương. "Nhưng nếu Nhà nước không có sự hỗ trợ cho Bộ trưởng, cho ngành Giáo dục thì ngành cũng như tân bộ trưởng rất khó để vượt qua khó khăn", Hùng nhận định.
5 năm tới - giai đoạn quan trọng giáo dục H
Dù trong thư, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn không đề cập các vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới, nhưng đứng ở góc nhìn của một nhà khoa học, một người tham gia giảng dạy hàng chục năm qua ở ĐH Quốc gia Hà Nội, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định, 5 năm tới là giai đoạn bản lề, có ý nghĩa quyết định và kỳ vọng trả lời cho câu hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao của nước ta liệu có đủ sức để vươn lên trong khu vực và thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay không.
Vì vậy, giáo dục ĐH cần được quan tâm đặc biệt. Cần hội nhập quốc tế về kiểm định và xếp hạng ĐH, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường ĐH và nâng cao chất lượng đào tạo sản phẩm đầu ra của nhà trường.
Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tự chủ ĐH, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường ĐH, ông Đức nói. Có tự chủ, các trường ĐH mới có nguồn lực và cơ chế để thu hút, trọng dụng nhân tài, mà nhân tài mới là yếu tố cạnh tranh, làm nên những thành công đột phá của mỗi quốc gia, tổ chức.
Bộ trường GD&T Nguyễn Kim Sơn cho rằng, nghề làm thầy là một nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang đó càng lớn.
'Mong bộ trưởng tăng lương để giáo viên toàn tâm, toàn ý dạy học' "Tăng lương giáo viên còn có thể giúp thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm, thay vì điểm chuẩn thấp như hiện nay", thầy Hà Đình Lực viết. Bạn bè trong giới giáo viên chia sẻ khá nhiều những kỷ niệm tốt đẹp về tân bộ trưởng ngành giáo dục, chân dung ông cũng toát lên vẻ thiện cảm và tin tưởng....