6 sai lầm trong cách bế con ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng mẹ hay chủ quan
Cứ tưởng làm mẹ là bản năng, thì việc bế con thuộc về bản năng ấy. Nhưng thật ra, có những kiểu bế con mẹ cho là đúng lại đang gây hại cho sức khỏe của bé về lâu dài.
Có một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy các bà mẹ bế con theo kiểu “Kangaroo” có mức độ căng thẳng ít hơn so với các bà mẹ ít da kề da với con.
Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết bế con đúng cách, nhất là những bà mẹ trẻ. Bế xốc nách, không đỡ lưng con, hay ôm con áp mặt vào ngực… là những kiểu bế con sai mà các mẹ nên thay đổi vì nó gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con về lâu dài.
Mẹ hãy xem 6 sai lầm trong cách bế con sau đây để nhìn lại mình xem đã sai ở đâu mà sửa đổi nhé.
1. Bế xốc nách trẻ sơ sinh
Khi bế con, điều quan trọng nhất là mẹ phải đỡ đầu của con. Vì cơ cổ của em bé sơ sinh chưa cứng cáp và con có thể bất ngờ ngả đầu về các hướng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng con bị khó thở hoặc chấn thương. Do vậy, khi bế con mẹ tuyệt đối không được xốc nách con cho đến khi con được ít nhất là 4-6 tháng, lúc đó con đã có thể giữ đầu của mình ổn định.
2. Địu con sai tư thế
Mẹ có thể địu con trong khi làm việc của mình, nhưng mẹ nên sử dụng loại địu mà khi đeo vào, đôi chân của con được địu nâng đỡ giống như kiểu mẹ bế con. Vì có như vậy thì các khớp xương mới được giữ nguyên vị trí và cột sống của con không bị tổn thương. Nếu mẹ địu con với tư thế chân thõng xuống có thể sẽ khiến con bị trật khớp.
3. Bế con ngả đầu vào ngực mẹ
Video đang HOT
Nếu mẹ chỉ ôm con vào ngực thì mẹ nên chú ý đến vị trí của khuôn mặt con. Vì khi bế con áp mặt con vào ngực mẹ sẽ dễ làm con bị khó thở, ngoài ra áo của mẹ có thể vướng vào miệng của con. Thế nên, tốt nhất là mẹ nên đặt đầu con ngả trên vai mẹ.
4. Không thường xuyên đổi bên khi bế con
Khi mẹ bế con thì nên thường xuyên đổi bên, lúc bên phải, lúc bên trái. Vì cổ con còn rất yếu và các cơ cổ cần sự phát triển đồng đều cả 2 bên. Nếu chỉ có một bên cơ cổ phát triển thì con có thể gặp vấn đề với việc quay đầu.
5. Không đỡ lưng con
Sẽ không an toàn nên mẹ bế mà chỉ đỡ đầu và mông của con. Lý do đầu tiên là nguy cơ con có thể bị ngã. Lý do thứ hai là cột sống của con bị quá tải do lưng không được nâng đỡ. Vì vậy, cách bế chuẩn xác là một tay mẹ đỡ đầu, tay còn lại đỡ toàn bộ lưng và mông của con.
6. Bế trẻ sơ sinh hướng mặt ra ngoài
Khi bế áp lưng con vào ngực mẹ và quay mặt con ra ngoài sẽ khiến mẹ khó kiểm soát con hơn. Chưa kể đến việc bế kiểu này còn gây áp lực lên cột sống và đôi chân của con. Do đó, tốt hơn hết là mẹ nên bế con quay mặt về phía người mẹ và nhớ dùng tay đỡ lưng và mông cho con
Mẹ đừng bao giờ kéo tay con
Thêm một lưu ý nữa khi giữ trẻ là mẹ tuyệt đối đừng bao giờ nắm tay con để kéo con đứng lên hay đi. Điều này sẽ khiến cho một phần xương khuỷu tay của con bị dịch chuyển ra khỏi khớp. Cho đến khi con được 5 tuổi, xương đã trở nên khỏe mạnh và khuỷu tay ít có khả năng dịch chuyển thì việc nắm tay con mới được coi là an toàn.
Theo toquoc
Mẹ Việt thi nhau làm sữa hạt cho con nhưng các chuyên gia Hoa Kỳ lại khuyến cáo trẻ dưới 5 tuổi không nên uống vì lý do này
Thật sai lầm khi nhiều cha mẹ nghĩ rằng các loại sữa hạt có đầy đủ các dưỡng chất như sữa bò.
Hôm 18 tháng 9 vừa qua, một dự án của Trung tâm Nghiên cứu về ăn uống lành mạnh mang tên "Healthy Drinks, Health Kids" (tạm dịch: Thức uống lành mạnh, Trẻ em mạnh khỏe) thuộc chương trình quốc gia của Quỹ Robert Wood Johnson ở Hoa Kỳ, đã công bố một loạt các khuyến nghị mới về những gì trẻ em nên uống trong những năm đầu đời. Các hướng dẫn này đã được thông qua bởi sự đồng thuận của bốn tổ chức: Học Viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, Học Viện Nha Khoa Hoa Kỳ, Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ và Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống sữa có nguồn gốc thực vật làm từ gạo, dừa, yến mạch... hoặc các loại sữa hạt khác vì nó thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, chẳng hạn như vitamin D và canxi. Chỉ duy nhất có sữa đậu nành đã được bổ sung dưỡng chất được các nhà nghiên cứu chọn là loại sữa có nguồn gốc thực vật duy nhất có thể thay thế cho sữa bò.
"Trong khoảng từ 5 đến 10 năm gần đây, đã có một sự quan tâm bùng nổ đến sữa có nguồn gốc từ thực vật. Càng ngày càng có nhiều cha mẹ quay sang cho con dùng sữa thực vật, và thật sai lầm khi họ nghĩ rằng các loại sữa hạtcó đầy đủ các dưỡng chất như sữa bò. Thật ra, điều này là không đúng", Megan Lott, Phó giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về ăn uống lành mạnh nói.
Sữa thực vật là sữa được làm từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng trong tự nhiên. Các loại sữa thực vật phổ biến gồm sữa từ các loại đậu: sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu đỏ, sữa gạo lứt, sữa bắp, sữa hạt sen...
Tuy nhiên, đối với những trẻ bị dị ứng với sữa bò và các loại sữa từ động vật, trẻ không dung nạp Lactose hoặc vì lý do tôn giáo hay chế độ ăn thuần chay tại nhà thì cha mẹ có thể xem xét cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc các loại sữa từ thực vật nhưng đã được bổ sung dưỡng chất. Song tốt nhất, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại sữa thay thế có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con bạn.
Những loại đồ uống khác mà trẻ em nên tránh
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nêu ra một số loại đồ uống mà trẻ em từ 5 tuổi trở xuống không nên uống. Bao gồm: sữa có hương vị (ví dụ sữa socola, sữa dâu), sữa công thức đặc biệt (sữa non, sữa phát triển chiều cao...), các loại nước ngọt có hàm lượng calo thấp (nước trái cây, soda, nước uống thể thao) và các loại nước có chứa caffeine (soda, cà phê, trà, nước tăng lực).
Megan chia sẻ: "Chúng tôi ngày càng tìm thấy nhiều chất làm ngọt nhân tạo xuất hiện trong thực phẩm được bán cho trẻ em. Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng tỏ những chất này gây hại, nhưng cũng không có nghiên cứu nào cho thấy chúng an toàn".
Sữa dâu, sữa socola cũng là những loại sữa không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi.
Các loại sữa phù hợp với lứa tuổi
- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: Chỉ nên bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột.
- Trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi: Có thể giới thiệu sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng. Nếu gia đình có tiền sử béo phì hoặc bệnh tim thì sữa ít béo hoặc tách béo là lựa chọn để thay thế. Tuy nhiên, trẻ chỉ nên uống 2-3 cốc/ngày.
- Khi được 2 tuổi: Trẻ nên chuyển sang sữa nguyên chất tách béo tiệt trùng hoặc ít béo loại 1%. Lượng khuyến nghị là 2 cốc một ngày cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi và tối đa 2,5 cốc/ngày đối với trẻ từ 4 đến 5 tuổi.
Ngoài ra, khi cho trẻ uống sữa, cha mẹ nên đổ sữa ra cốc và chỉ bổ sung sữa trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Nếu trẻ thích mang theo đồ uống trong khi đi chơi hay đi học, các chuyên gia khuyên rằng đồ uống tốt nhất mà trẻ nên mang theo là nước.
Nguồn: Parent/Helino
Trẻ bị thương tích tại nhà, xử trí thế nào? Thương tích do té ngã thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi các em không có sự giám sát trông chừng của người lớn. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách phòng tránh và xử trí thương tích cho trẻ... Ảnh minh họa Theo Tiến sĩ, bác sĩ...