6 nhóm người nên thận trọng và hạn chế ăn cá
Cá là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, omega-3, vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng.
Tuy nhiên, có một số nhóm người không nên ăn cá hoặc cần thận trọng khi ăn cá.
Cá là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn ít nhất hai phần cá mỗi tuần.
Cá là nguồn protein hoàn chỉnh, chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần nhưng không tự tổng hợp được. Protein rất quan trọng cho việc xây dựng và phục hồi các mô, tế bào trong cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch và nhiều chức năng khác… Cá cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất như vitamin D, B12, selen, i-ốt, canxi…
Tuy nhiên, 6 nhóm người dưới đây cần thận trọng hoặc thậm chí nên tránh ăn cá vì những lý do sức khỏe khác nhau:
1. Người có triệu chứng bị dị ứng khi ăn cá
Bất kỳ loại cá nào cũng có thể gây dị ứng với người dị ứng cá.
Dị ứng cá là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với protein có trong cá. Khác với ngộ độc thực phẩm do ăn cá ươn hay nhiễm khuẩn, dị ứng cá là phản ứng của hệ miễn dịch, có thể xảy ra ngay cả khi ăn cá tươi và được chế biến kỹ.
Các triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ (phát ban, ngứa, buồn nôn) đến nghiêm trọng (khó thở, sốc phản vệ, có nguy cơ đ.e dọ.a tính mạng). Bất kỳ loại cá nào cũng có thể gây dị ứng nhưng một số loại thường gặp hơn bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm…
Phòng ngừa dị ứng cá nên đọc kỹ nhãn mác thực phẩm để kiểm tra thành phần để tránh các sản phẩm có chứa cá hoặc các thành phần từ cá. Khi ăn ở ngoài, hãy thông báo cho nhân viên nhà hàng biết về tình trạng dị ứng để họ chuẩn bị món ăn an toàn. Một số thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa protein cá mà không biết. Tốt nhất, nếu đã từng bị dị ứng với cá, hãy tránh tất cả các loại cá và các sản phẩm từ cá.
2. Người mắc bệnh gout
Video đang HOT
Cá chứa purin, một chất khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo thành acid uric. Nồng độ acid uric cao trong má.u là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế ăn các loại cá chứa nhiều purin như cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá thu…
Ngay cả với các loại cá có hàm lượng purin thấp, người bệnh gout cũng nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn quá thường xuyên. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về lượng cá phù hợp với tình trạng bệnh. Việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để kiểm soát bệnh gout và ngăn ngừa các cơn đau cấp.
3. Người bị rối loạn chức năng má.u
Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng má.u và có tính chất xuất huyết như giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chả.y má.u mũi, xuất huyết trong nên ăn ít hoặc tránh ăn cá. Một số chất trong cá có thể ức chế tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chả.y má.u.
Acid béo omega-3 (EPA và DHA) có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích… có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhưng chúng cũng có tác dụng làm loãng má.u, ức chế sự kết tập tiểu cầu. Tiểu cầu là những tế bào má.u có vai trò quan trọng trong quá trình đông má.u, giúp hình thành má.u đông để ngăn chặn chả.y má.u. Khi tiểu cầu bị ức chế, má.u sẽ khó đông hơn, làm tăng nguy cơ chả.y má.u, đặc biệt là ở những người đã có sẵn rối loạn chức năng má.u.
Một số loại cá chứa vitamin E (cá hồi, cá trích, cá tuyết…), một chất chống oxy hóa cũng có tác dụng làm loãng má.u. Mặc dù vitamin E là một chất dinh dưỡng thiết yếu mang lại nhiều lợi ích nhưng đối với người bị rối loạn chức năng má.u, việc tiêu thụ quá nhiều vitamin E, đặc biệt là từ cá cần được cân nhắc cẩn thận.
4. Người bị rối loạn tiêu hóa
Việc lựa chọn và tiêu thụ cá một cách thông minh là rất quan trọng.
Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích nên thận trọng khi ăn cá. Một số loại cá có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc là.m tìn.h trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như các loại cá béo giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ…). Chất béo omega-3 mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với protein và carbohydrate. Khi hệ tiêu hóa đang bị rối loạn, khả năng tiêu hóa chất béo bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng khó chịu.
5. Người bị tổn thương gan, thận nặng
Chức năng gan và thận suy giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý và đào thải các chất từ cá, đặc biệt là protein và các chất độc hại như thủy ngân. Do đó, người bị tổn thương gan, thận nặng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn cá để đảm bảo an toàn và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
6. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần lưu ý về hàm lượng thủy ngân trong cá
Mặc dù cá là nguồn cung cấp omega-3 quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú cần đặc biệt lưu ý về hàm lượng thủy ngân trong một số loại cá. Nên tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu vua, cá kình, cá mập. Nên ưu tiên các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá rô phi.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị cho phụ nữ mang thai và cho con bú:
Nên ăn 2-3 khẩu phần (khoảng 227-340 g) cá mỗi tuần từ các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.
Hạn chế ăn cá ngừ trắng (albacore) xuống khoảng 170 g mỗi tuần.
Tránh hoàn toàn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
Loại rau cung cấp nước cực tốt cho thận
Ngoài chứa nhiều nước, bắp cải còn rất giàu chất xơ, kali, axit folic, vitamin B6. Những dưỡng chất này rất tốt cho thận.
Bắp cải chứa rất nhiều dinh dưỡng và vitamin tốt cho thận. Ảnh minh họa:
Thận là cơ quan quan trọng đóng góp khá nhiều vào sức khỏe tổng thể của cơ thể. Theo Cleveland Clinic, thận giữ cho má.u sạch sẽ, giúp loại bỏ chất thải ra khỏi hệ thống và cân bằng tốt lượng chất lỏng bên trong của cơ thể. Nếu không có thận khỏe mạnh, hoạt động tốt, các cơ quan nội tạng không thể hoạt động hiệu quả.
Vậy làm thế nào để duy trì và tăng cường sức khỏe cho thận? Một chiến lược được các chuyên gia khuyến nghị là ăn những thực phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe thận tốt hơn, một trong số đó là bắp cải. Trên thực tế, bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng khiến nó trở thành lựa chọn bảo vệ thận quý giá.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào cho thận
Dữ liệu dinh dưỡng do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cung cấp cho thấy một cốc bắp cải cắt nhỏ chứa 82,1 g nước, 2,22 g chất xơ, 35 mg canxi, 151 mg kali và 16 mg natri. Những dưỡng chất này khá tốt cho thận.
Chia sẻ với Health Digest, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký Jana Greene Hand của Helping Hand Nutrition, cho biết để giữ cho thận trẻ và khỏe mạnh, chúng ta không nên nạp quá nhiều natri. "Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, kali và protein cũng có thể khiến thận hoạt động quá tải, đó là lý do bắp cải trở thành lựa chọn tuyệt vời", chuyên gia Hand nhận định.
Hand nhấn mạnh đừng đán.h giá thấp các chất dinh dưỡng bổ sung cho thận khác đến từ việc tiêu thụ bắp cải. "Dù luộc hay ăn sống, bắp cải đều có thể giúp giải độc thận vì nó chứa nhiều vitamin C, axit folic, vitamin B6 và chất xơ", chuyên gia này cho hay.
Một nghiên cứu năm 2022 được thực hiện ở chuột và công bố trên tạp chí Biomarkers ủng hộ khẳng định của bà Hand. Trong thí nghiệm, những con chuột được cho uống nước ép bắp cải trong 28 ngày dường như được bảo vệ tốt hơn khỏi chứng rối loạn chức năng thận do chì gây ra. Các tác giả kết luận lý do cơ bản cho tác dụng tích cực là khả năng chống oxy hóa của bắp cải.
Nếu thích ăn bắp cải sống, bạn có thể chế biến món salad với thực phẩm này. Ảnh: Eatingwell.
Cách chế biến bắp cải
Chuyên gia Hand đưa ra một số khuyến nghị để kết hợp bắp cải vào kế hoạch ăn uống hàng ngày của bạn. Nếu thích ăn sống, Hand khuyên bạn nên thêm nó vào món salad. Bắp cải cũng có thể được sử dụng như loại rau trang trí cho nhiều món ăn khác.
Một cách khác để chế biến bắp cải là cho một ít vào món xào. Thực phẩm này có thể giữ nhiệt nên rất tốt cho việc nấu ăn.
Nhược điểm của bắp cải có thể là tác dụng phụ lên tiêu hóa. Theo Healthline, một số người - đặc biệt là những người mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích - có thể cảm thấy khó chịu ở dạ dày, đầy hơi và chướng bụng sau khi ăn bắp cải.
Ngoài ra, bắp cải có thể cản trở hiệu quả của một số loại thuố.c, bao gồm cả thuố.c làm loãng má.u. Do đó, lúc đầu bạn chỉ nên ăn bắp cải với số lượng nhỏ thay vì ăn quá nhiều thường xuyên cho đến khi cơ thể thích nghi.
Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Theo Aboluowang, uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Điều này không chỉ giúp cơ...