6 món rau rừng đặc sản Tây Bắc ăn là “nghiện”
Rau tầm bóp, măng rừng… là những đặc sản vùng Tây Bắc bạn nên ăn thử khi tới nơi đây.
Rau tầm bóp
Rau tầm bóp vốn là loại cây dại mọc ở các nương rẫy mới đốt hoặc các thửa ruộng, bãi đất hoang. Rau tầm bóp có vị hơi đắng nhưng ăn xong sẽ thấy vị ngọt mát ở đầu lưỡi. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món như xào, nấu canh, luộc hoặc nhúng lẩu.
Rau thối là cây dây leo, thân cây dài, có nhiều gai, mọc hoang trong rừng. Vào tháng 3 đến tháng 6 là thời điểm rau thối ngon nhất, cho nhiều lá non nhất. Bà con thường hái phần ngọn, lá non để chế biến.
Rau thối làm được rất nhiều món như xào thịt bò, xào tỏi, rán trứng, làm nộm, nấu canh… Khi ăn rau có vị ngọt bùi, ngậy, giòn… ăn 1 lần sẽ thấy nghiện. Giá rau thối khoảng 50.000 đồng/kg, thời điểm khan hiếm giá lên tới 90.000 đồng/kg. Dù giá khá đắt nhưng rau vẫn đắt khách, hàng về không đủ để bán.
Măng rừng
Có rất nhiều loại măng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím….
Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần…
Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức.
Loại cây này thường được các mế (mẹ) gọi vui là cây vén váy. Cây này thường mọc ở trong rừng. Lá cây vón vén có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua. Đặc biệt là dùng để nấu với cá hoặc ninh xương thì rất ngon.
Rau dớn
Rau dớn có hình dạng tựa như dương xỉ. Loại rau này mọc hoang dã ở bìa rừng và ven các dòng suối, thường được bán trong các chợ phiên Tây Bắc.
Rau dớn có tính mát nên các món ăn được chế biến từ rau này có thể hỗ trợ giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản, có thể xào hoặc làm gỏi.
Dọc đường lên các tỉnh Tây Bắc, khách du lịch dễ dàng nhìn thấy dọc hai bên đường, người dân bán những bó rau dớn với mức giá khoảng 60.000 đồng/kg.
Hoa ban
Hoa ban được ví như linh hồn của núi rừng Tây Bắc, mỗi độ xuân về khi ban nở trắng trời mang đến khung cảnh lãng mạn cho núi rừng cũng là lúc loại hoa xinh đẹp này được những cô gái Thái khéo léo chế biến thành những món ăn ngon đãi khách.
Lá và hoa ban đều có thể chế biến thành những món ngon độc đáo như xôi, xào, nấu canh hay nộm.
Hoa ban sau khi hái về được trần sơ với nước nóng sau đó đem xào, nộm, trộn thịt băm thậm chí là nấu soup cũng rất ngon. Trái ngược với sự mong manh, e ấp của những bông hoa trên cành, hoa ban sau khi chế biến có vị bùi, ngọt thơm, cắn đôi cánh hoa sẽ cảm nhận vị giòn sần sật ngon miệng. Đến Tây Bắc mùa ban nở, đừng bỏ qua món ăn này kẻo rồi bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối mãi không thôi.
Những đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc
Các tỉnh tây bắc không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, nơi đây còn là nổi tiếng với vô số những món ăn ngon mà bạn không thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Núi rừng tây bắc chứa vô vàn những sản vật ngon, vì thế hầu hết các món ăn của Tây Bắc đều có bắt nguồn từ những sản vật này, đặc trưng nhất là những món ngon sau đây.
ĂN THẮNG CỐ, UỐNG RƯỢU NGÔ
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu "thắng cố" được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
THỊT TRÂU, LỢN GÁC BẾP
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng Điện Biên của đồng bào dân tộc nơi đây. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.
Video đang HOT
Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.
LỢN CẮP NÁCH
Lợn cắp nách là loại lợn đặc sản của vùng cao Tây Bắc. Giống lợn này được bà con dân tộc thả rông trong rừng, tự đi kiếm ăn nên mỗi con chỉ nặng chừng 10 - 15 kg. Do ăn các loại lá cây, rau cỏ trong rừng nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon.
Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món ngon như hấp, nướng, nấu giả cầy, hầm, nấu canh... Món nào cũng được tẩm ướp và nấu cùng các loại lá, hạt mang phong vị núi rừng, mang lại cảm giác lạ miệng, đặc biệt cho du khách lần đầu thưởng thức.
BÊ MỘC CHÂU
Những chú bò non ở Mộc Châu khi mới sinh ra (gọi là bê) được xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê con bị loại, người dân ở cao nguyên Mộc Châu đã biến nó thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng, ngon và hấp dẫn - món bê chao.
NHỘNG ONG RỪNG
Nhộng ong xào mùng không phải mùa nào cũng có, nó chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Vì vậy với người dân nơi đây, món ăn này còn được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng. Món ngon dễ làm, ai cũng có thể ăn được, có thể dùng để ăn với cơm nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với cánh mày râu thích đưa cay.
Món nhộng ong xào mùng thơm ngon, bắt mắt phải không quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh...
SÂU CHÍT ĐIỆN BIÊN
Đây là loại sâu nằm trong thân cây Chít. Thân cây nào có sâu thì không thể ra hoa. Người đồng bào bắt sâu bằng cách chẻ đôi thân cây chít ra, sâu chít có đặc điểm là trắng sữa, căng mọng, rất ngon lành, sau đó đem về thả trong chậu rượu nhạt, loại rượu này sẽ giúp cho sâu không bị biến đổi, sau đó được ngâm làm rượu hoặc cũng có thể đem nấu cháo. Đây là món rất nổi tiếng và được tiêu thụ rất mạnh ở vùng xuôi bởi hàm lượng dinh dưỡng trong sâu rất cao, rất tốt cho sức khỏe, và lại rất ngon.
CÁ BỐNG VÙI TRO
Nếu có dịp đến với huyện Phong Thổ, bạn chớ bỏ qua món cá bống vùi tro - đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Cá bống có sẵn ở các con sông, suối, sau khi bắt về được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng, hom... Sau khi ướp khoảng 15 - 30 phút, cá sẽ được gói gọn trong lá dong và vùi vào tro nóng, khoảng 30 phút lại lật lại một lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.
PA PỈNG TỘP
Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là món ăn khá cầu kỳ, thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý. Người ta chọn những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, người làm tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.
Người Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa. Khi cá chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần, giúp món ăn tỏa mùi thơm hấp dẫn.
CÁ SUỐI
Cá suối rán giòn - đặc sản Mộc Châu.
Những chú cá suối Mộc Châu tròn lẳn, miệng cũng tròn vo. Có con bé xíu như ngón tay út, có con nhỉnh hơn hai ngón tay. Cá được rửa sạch rồi cho lên chảo chiên giòn, khi ăn có thể nhai cả thịt lẫn xương cá.
CÁ HỒI SAPA
Lẩu cá hồi với cá hồi tươi và các loại rau tươi tại Sapa.
Một trong những món ngon phải thử khi đến Sapa chính là món cá hồi. Cá hồi được nuôi ngay tại Sapa nên thịt luôn tươi, ngon và giá rẻ. Món cá ngon này được ưa chuộng nhất là lẩu với đầu cá nấu nước lẩu, mình cá tươi ăn kèm với các loại rau tươi ngon nhất như ngọn su su, rau cải...Món cá hồi chiên cũng được yêu thích. Một cách khác để ăn cá hồi chính là ăn sống với mù tạt, rau tía tô. Vào những đêm se lạnh của Sapa, quay quần quanh nồi lẩu nghi ngút khói, còn gì thú vị hơn.
CỐM TÚ LỆ
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
XÔI TÍM
Đồ xôi tím phải chú ý lửa đều, đồ đến khi hạt gạo chín nục, xới từng lớp xôi thấy màu tím tươi, bóng, hạt xôi dẻo mà không dính, có mùi thơm ngào ngạt mới đạt yêu cầu.
Là món ăn truyền thống của người dân tộc vùng cao Lai Châu, xôi tím thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay trong cách chế biến của người phụ nữ. Gạo nếp nương được ngâm kỹ từ 6 -8 tiếng trước khi đem đồ.
Màu tím đặc trưng và hấp dẫn của xôi được nhuộm bằng loại cây có tên là "khẩu cắm" (một loại lá rừng). Cành và lá cây khẩu cắm được lấy và đem luộc, khi nước chuyển sang màu tím, sánh lại thì lấy nước đó để ngâm gạo. Theo kinh nghiệm của người bản địa, cây khẩu cắm ngoài dùng đồ xôi còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.
XÔI NGŨ SẮC
Xôi ngũ sắc là món ăn phổ biến trong các dịp lễ tết của đồng bào Tây Bắc, đặc biệt với người Thái tại Yên Bái. Tùy theo nhu cầu mà người chế biến có thể sử dụng nhiều hoặc ít màu đi. Bạn có thể thấy các màu phổ thông của món xôi ngũ sắc như: trắng, đen, tím, vàng. Sự tài tình của người dân tộc là biết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi.
Với màu trắng, người ta chỉ đơn giản dùng gạo nếp đồ lên. Màu xanh, đỏ được làm từ cây cơm xôi xanh, cơm xôi đỏ. Với loại màu đen hay tím, người nấu dùng lá cây gùn để ngâm gạo, tùy vào mức độ pha mà ra được màu sắc.
BÁNH CHƯNG ĐEN
Bánh chưng đen là món ăn độc đáo của người Thái Mường Lò tại tỉnh Yên Bái. Thông thường, bánh chưng chỉ được làm trong dịp tết như người Kinh, nhưng nếu may mắn, bạn vẫn thấy món này trong các phiên chợ vùng cao. Điều đặc biệt của bánh chưng đen là hình dáng của bánh và màu sắc.
Người Thái gói bánh chưng hình trụ, hoặc gấp lá như bánh tẻ ở dưới xuôi. Gạo nếp nương được ngâm với lá cây núc nác để có màu đen đặc trưng. Các nguyên liệu đều được chọn lọc cẩn thận, bao gồm lá dong rừng, thịt lợn rừng hoặc lợn cắp nách. Khi ăn, bánh sẽ được cắt thành từng khoanh nhỏ hoặc ăn nguyên cả chiếc.
BÁNH COOC MÒ CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG
Trong các món bánh của người Tày Nùng ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò.
Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của bánh rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.
BÁNH NGẢI CỦA NGƯỜI TÀY
Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào Tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.
Để làm bánh ngải, người Tày chọn nếp nương và không được lẫn gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.
BÁNH CUỐN TRỨNG THÁI NGUYÊN
Nếu ai từng ăn bánh cuốn trứng vùng Cao Ngạn hẳn sẽ không quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm và trứng gà ốp lòng đào béo ngậy. Cao Ngạn là một xã thuộc huyện Đông Hỷ, phía bắc thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km.
Trên đoạn quốc lộ 1B đi qua xã miền núi Cao Ngạn, bạn hãy dừng chân vào một quán ven đường để thưởng thức hương vị bánh cuốn rất đặc trưng nơi đây
RÊU ĐÁ NƯỚNG
Rêu nướng tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn...rồi được gói vào lá dong và vùi trong tro nóng. Món ăn mang lại sự tò mò và thích thú cho du khách khi lần đầu thưởng thức bởi sự mềm, ngậy và hương vị đặc trưng. Rêu đá là loại rau sạch của người dân Lai Châu.
Người ta phải rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào... Khi sơ chế rêu, người làm cần vớt rêu cho vào rổ, rửa qua nước sạch nhằm loại bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt rồi dùng một khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì mới có thể đem nấu.
NỘM RAU ĐỚN
Rau dớn mọc ở khắp nơi trong vườn nhà, bờ ao, bờ suối nên thường có mặt trong bữa cơm hằng ngày của người Thái ở Lai Châu. Cách làm món này cũng khá đơn giản: chọn những ngọn non rửa sạch, phơi nắng cho khô rồi đồ chín, sau đó trộn đều cùng rau thơm, ớt, gừng, tỏ, mì chinh, muối và vắt thêm chút chanh tươi. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được.
CẢI MÈO MỘC CHÂU
Cải mèo Mộc Châu chỉ có vào mùa đông và mùa xuân. Thứ cải này vốn được bà con ở đây trồng tự nhiên quanh các nương, rẫy để phục vụ nhu cầu của gia đình và thết đãi khách khứa.
Giữa thu đến cuối thu, mang hạt giống ra rải quanh vườn, quanh rẫy mà chẳng cần rào giậu, luống bãi, cũng chẳng cần chăm bón, tưới tắm gì. Cứ thế, cây cải sẽ tự mình chắt chiu lấy nhựa sống, lấy dinh dưỡng từ những khe đất khe đá, từ cái sương lạnh của vùng núi Tây Bắc mà lớn lên. Ấy thế mà cây cải cứ xanh, cứ cao, cứ non mượt non mà, nhìn thôi đã thích mắt.
Vài năm trở lại đây do nhu cầu ăn cải mèo của khách du lịch thập phương tăng cao, nên bà con dân tộc đã biết trồng để bán, để kinh doanh, trồng thành hàng, thành luống. Dù vậy cách thức trồng vẫn còn nhiều thô sơ nên cải mèo Mộc Châu vẫn giữ được những hương vị đồng nội hoang dã của nó.
KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU
Nhiều người quen gọi món khoai sọ này là khoai sọ mán do người Dao vùng đất Mộc Châu (Sơn La) trồng. Một số vùng đất khác cũng có món khoai này nhưng xét về độ thơm ngon thì khoai do của người Dao là đúng chất và ngon nhất.
BẮP CẢI CUỐN NHÓT XANH
Có lẽ người miền xuôi lên Điện Biên quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây. Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món "chẳm chéo".
Tuyệt chiêu hút khách của món bắp cải cuốn nhót xanh chính là "chẳm chéo". Nhót xanh tươi còn non trên cây được ngắt xuống, rửa sạch lớp phấn còn trắng bên ngoài. Cách ăn của món đặc sản Điện Biên này là lấy bắp cải cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng ấy đều đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt.
RAU HOA BAN
Rau hoa ban. Ảnh laodong.com.vn
Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng... Các món ăn này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau, mang lại những hương vị đặc biệt.
MĂNG RỪNG
Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.
MẬT ONG RỪNG
Mật ong Mù Cang Chải là một trong những đặc sản của Yên Bái. Từ lâu nó đã được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng vì chất lượng mật tốt, màu vàng óng, sánh đặc, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh rất tốt. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có rừng núi hoang sơ, khí hậu trong lành, nhiều rừng và thảm thực vật phong phú, nhiều nguồn mật hoa quý như sơn tra, thảo quả, màng mủ, đào, mơ, mận, nếp nương...
CHÁO ẤU TẨU
Ở Hà Giang có nhiều món ăn độc đáo khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế.
CƠM LAM BẮC MÊ
Hà Giang là một vùng phì nhiêu với những loại gạo nếp thơm ngon nổi tiếng thì cơm lam Bắc Mê đang dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
THẮNG DỀN Ở ĐỒNG VĂN
Để làm nhân lạp xưởng người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xưởng sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xưởng sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xưởng là thịt vai.
Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xưởng sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.
Bạn có thể dùng lạp xưởng với 1 chút chanh và tương ớt để tăng thêm hương vị cho món ăn
"No mắt" với xôi ngũ sắc ngày Tết Xôi ngũ sắc là món ngon đặc sản của núi rừng Tây Bắc không thể thiếu trong những mâm cỗ ngày Tết. Bằng các thứ lá cây rừng và gạo nếp nương, người miền núi Tây Bắc đã sáng tạo ra một món ăn đẹp mắt và độc đáo. Ngày nay, không cần phải đến các tỉnh Tây Bắc mới có thể thưởng...