6 lý do mắc kẹt trong nợ nần, bạn cần tránh tối đa
Có đủ loại lý do khiến mọi người chọn sống trong vòng quay của nợ nần thay vì thực hiện các bước để không mắc nợ. Đừng rơi vào bất kỳ điều nào trong số này.
Nợ nần khiến bạn bị mắc kẹt trong một chu kỳ không thể xây dựng sự giàu có. Nợ nần đẩy các mục tiêu của bạn vào tương lai xa hơn. Nhưng những người mắc nợ đôi khi không thể nhìn thấy tất cả những điều đó. Họ mắc nợ đến mức không thể tìm ra lối thoát.
1. Không muốn hy sinh những thói quen
Bạn có thể bỏ ăn ngoài 3 đêm một tuần? Hoặc cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu không có cáp truyền hình, những bộ quần áo hàng hiệu, nước hoa, đồng hồ đắt tiền? Bạn sẽ không bao giờ biết được cho đến khi bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì đó để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Nếu bạn đang nợ nần chồng chất, bạn sẽ cần phải từ bỏ một số thứ trong lối sống của mình bây giờ để sống tốt hơn sau này. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân: Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì để có thể không mắc nợ?
Hãy từ bỏ những thói quen khiến bạn phải chi quá nhiều tiền và lựa chọn các giải pháp thay thế kinh tế hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn khi liên tục rơi vào bẫy so sánh, hãy suy nghĩ trước khi thực sự tiêu tiền và bắt đầu tiết kiệm nhiều nhất có thể. Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thay đổi theo chiều hướng tích cực.
2. Mất hy vọng
Khi bạn bị chôn vùi bởi khoản nợ hàng chục thậm chí là trăm triệu hay nhiều hơn nữa, bạn sẽ dễ bị cảm thấy như không có lối thoát. Sau khi thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu tháng này qua tháng khác và thấy không có tiến triển, bạn cảm thấy như mình sẽ không bao giờ có thể thoát nợ.
Một số người mắc nợ vì họ quá sợ hãi để thực hiện một động thái nào đó. Nợ nần có thể thoải mái, giống như chú ếch nấu trong nồi nước sôi. Thoạt đầu thật ấm áp nhưng trước khi nhận ra thì nó đã bị luộc chín! Rất tiếc, nếu bạn luôn sử dụng thẻ tín dụng thì đôi khi thật khó để thực hiện thay đổi.
Chắc chắn, cố gắng trả một núi nợ có thể đáng sợ và quá sức khi bắt đầu. Nhưng hãy nhớ điều này: hàng triệu người mắc nợ giống như bạn và đã thoát khỏi nợ nần thì bạn cũng vậy!
3. Không coi việc thoát khỏi nợ nần là ưu tiên
Những người mắc nợ có thể có ý định tốt, nhưng họ vẫn không thoát khỏi nợ nần. Và luôn nói “tôi sẽ bắt đầu ngân sách vào tháng tới.” Nhưng mỗi tháng trôi qua, vẫn không có ngân sách nào cả. Trả nợ không hẳn là một thú vui, bạn cần phải nghiêm túc trong việc thực hiện nó. Thay đổi lối sống của bạn khá khó chịu, nhưng kết quả cuối cùng là hoàn toàn xứng đáng. Hãy ưu tiên nó và bạn sẽ không phải hối tiếc.
Ưu tiên của bạn là trả hết nợ hay săn đồ hiệu? Quyết định là ở bạn.
Video đang HOT
4. Không có ngân sách và kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Bạn có biết rằng chúng ta học được rất nhiều điều về tiền bạc trước khi nhận được khoản lương đầu tiên không? Nó bắt đầu khi chúng ta còn trẻ. Cách cha mẹ chúng ta xử lý tiền và chia sẻ hoặc không chia sẻ về nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta sử dụng tiền hiện tại.
Tìm hiểu lý do tại sao bạn xử lý tiền bạc theo cách bạn làm sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu kiếm tiền nhanh hơn. Bạn sẽ đi sâu vào gốc rễ của tất cả các quyết định của mình – và bạn có thể thay đổi tư duy kiếm tiền của mình theo hướng tốt.
Rất ít người có thói quen lập ngân sách và nếu bạn không có ngân sách hàng tháng, bạn sẽ không biết số tiền của mình sẽ đi đâu – rất có thể nó sẽ bay theo cửa sổ thay vì được sử dụng cho những mục đích tốt đẹp.
Tiền bạc thông minh có nghĩa là không chỉ theo dõi các khoản chi tiêu của bạn sau khi chúng đã xảy ra mà bạn còn phải chuẩn bị trước thời gian và ngân sách cho tất cả các khoản chi tiêu sắp tới.
5. Vợ chồng không đồng quan điểm
Tiền bạc và các mối quan hệ có thể là 2 lãnh địa khó khăn, nhưng một cặp đôi không có chung quan điểm về tiền bạc thì có thể còn tệ hơn. Có thể một trong hai người không thích nợ nần và người kia thì cho rằng nợ nần không phải là điều gì đó quá nghiêm trọng. Nhưng đây không phải là nơi chia rẽ quan điểm. Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi nợ nần, bạn và bạn đời phải cùng chung chí hướng.
Và hãy nhớ rằng, đó không phải là tiền của tôi hay tiền của người kia – đó là tiền của chung. Một khi bạn kết hôn, hai bạn thuộc cùng một nhóm và bạn phải bắt đầu hành động như vậy nếu bạn muốn có bất kỳ thành quả nào.
Đừng tranh cãi, hãy thống nhất. Vợ chồng là một gia đình, hãy cùng nhau giải quyết khó khăn.
Tương tự đối với khoản nợ của mỗi người, đó là nợ chung của cả hai. Và nếu bạn muốn thoát khỏi chúng, bạn cần phải giải quyết chúng cùng nhau.
6. Nghĩ rằng mình không kiếm đủ tiền và dùng thẻ tín dụng
Hầu hết vấn đề chính của những người mắc nợ không phải là thu nhập của họ mà là hành vi của họ. Tiêu nhiều tiền hơn số tiền kiếm được sẽ khiến bạn mắc nợ khi sử dụng thẻ tín dụng. Thậm chí, có nhiều người sau khi trả hết nợ, nhưng vẫn giữ thẻ tín dụng, và trong một ngày mưa hoặc “trường hợp khẩn cấp”, bạn sẽ lại mắc nợ. Đừng làm điều đó. Hãy cắt chúng hoàn toàn, đóng tài khoản và chỉ sử dụng thẻ ghi nợ thay vì tín dụng.
Hãy khóa những chiếc thẻ tín dụng vĩnh viễn – đây chính là một trong những bước quan trọng để xóa sổ các món nợ của bạn.
Sẽ mất một chút thời gian, nhưng bạn có thể làm được điều này. Tất cả mọi người sẽ đều nhận ra và quyết định chấm dứt nợ nần để thay đổi cuộc sống của họ mỗi ngày. Và bây giờ đến lượt bạn!
5 bước giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi nợ nần
Những khoản nợ dai dẳng luôn là vấn đề khiến nhiều người không ngừng lo lắng về tiền bạc. Làm thế nào để giải quyết nợ nần trong thời gian sớm nhất mà vẫn đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng ngày?
1. Suy nghĩ về lý do mắc nợ
Hãy dành thời gian suy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần hiện tại. Bạn đã tiêu tốn tiền bạc vào những gì? Đâu là khoản chi lớn nhất?
Bạn sẽ nhận ra mình đã "vung tay quá trán" ở những khoản mục nào. Từ đó thay đổi thói quen chi tiêu phù hợp.
Tuy nhiên, không phải hầu hết mọi người mắc nợ đều do tiêu xài "quá đà". Đôi khi, những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống như ốm đau, thất nghiệp... có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình cảnh khó khăn về tiền bạc.
Không phân chia ngân sách hợp lý, thiếu sự chuẩn bị tài chính dự phòng cho bản thân là vấn đề khiến nhiều người lâm vào thế bị động, phải vay mượn tiền bạc khi gặp những tình huống mình không thể lường trước.
Suy nghĩ về những lý do khiến bạn mắc nợ sẽ không khiến bản thân cảm thấy tồi tệ hay áp lực hơn. Thay vào đó, nó giúp bạn thay đổi theo hướng tích cực, ngăn chặn điều tương tự có thể tái diễn trong tương lai.
2. Thay đổi thói quen chi tiêu
Trước tiên, cần nắm rõ thói quen chi tiêu của bản thân bằng cách ghi chép, kiểm soát các khoản thu chi một cách chi tiết. Bạn sẽ biết chính xác dòng tiền của mình đang được sử dụng như thế nào.
Ghi chép thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu được thói quen chi tiêu của bản thân. Bạn thường chi nhiều tiền cho những khoản mục nào? Đâu là khoản chi lớn nhất trong danh mục? Số tiền tiết kiệm hàng tháng là bao nhiêu?
Bạn chắc chắn sẽ nhận ra một vài thói quen chi tiêu không tốt khiến bản thân lãng phí một số tiền đáng kể như mua sắm quá nhiều quần áo, thường xuyên ăn ngoài tiệm, hay tụ tập bạn bè... Vì vậy, cần tính toán kỹ lưỡng, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Chi tiêu không có kế hoạch là nguyên nhân thường thấy dẫn đến phá sản, nợ nần. Do đó, nên học cách quản lý tiền bạc và chi tiêu phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.
Bước đầu tiên để tạo thói quen chi tiêu khoa học là lập ngân sách. Việc này giúp tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả hơn bằng cách tận dụng tối đa số tiền của mình.
Các khoản chi sẽ được phân chia thành từng danh mục cụ thể như chi phí cần thiết (ăn uống, đi lại, thuê nhà...), tiết kiệm, đầu tư... với hạn mức chi phí nhất định. Nghiêm túc thực hiện theo ngân sách đã đặt ra, bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính trong thời gian sớm nhất.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu, mỗi người sẽ có cách phân chia ngân sách khác nhau. Tuy nhiên, cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và tiết kiệm hàng tháng.
3. Nắm rõ các khoản nợ của bản thân
Liệt kê chi tiết tất cả khoản nợ hiện tại của bản thân: số tiền nợ, lãi suất, thời hạn thanh toán. Từ đó, tính toán cụ thể để đưa ra con số tổng nợ cuối cùng.
Nên phân loại các khoản nợ theo lãi suất thực tế để xác định đâu là khoản nợ cần ưu tiên thanh toán trước. Sau đó lập kế hoạch trả nợ với mục tiêu và thời gian rõ ràng để đảm bảo chấm dứt tình trạng nợ nần nhanh nhất có thể.
4. Lập kế hoạch trả nợ
Để nhanh chóng giải quyết nợ nần, nên sắp xếp các khoản nợ theo số dư, lãi suất, thời hạn thanh toán. Từ đó, xác định đâu là khoản nợ cần ưu tiên thanh toán trước.
Thông thường, các khoản nợ có lãi suất cao nên được ưu tiên trả trước. Bởi các khoản nợ này yêu cầu bạn phải bỏ ra một số tiền khá lớn để trả cho chủ nợ hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn khi phải tiết kiệm một số tiền lớn, có thể bắt đầu bằng những khoản nợ nhỏ. Việc này sẽ giúp bạn có động lực hơn khi thực hiện kế hoạch trả nợ.
Khi đã xác định được khoản nợ ưu tiên, hãy quyết định số tiền sẽ trả mỗi tháng. Tốt nhất, nên thanh toán một lần cho một trong các khoản nợ của bạn. Đồng thời, trả số tiền tối thiểu cho các khoản nợ còn lại.
Muốn kế hoạch đạt được hiệu quả như mong muốn, cần đặt mục tiêu, ước tính thời gian cụ thể để thanh toán hết các khoản nợ. Đồng thời, nghiêm tục thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra.
Thời gian trả nợ có thể bị thay đổi nếu không duy trì đúng kế hoạch hoặc phát sinh thêm số nợ trong thời gian này. Do đó, cần theo dõi, quản lý ngân sách chặt chẽ để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trả nợ như dự định.
5. Đừng tạo thêm nợ
Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm trong khi vẫn còn vài khoản nợ chưa thanh toán. Hoặc vay mượn tiền để tiêu dùng do ngân sách trong thời gian này eo hẹp hơn trước. Những việc này chắc chắn sẽ khiến kế hoạch trả nợ của bạn bị trì hoãn. Thậm chí, tình hình tài chính sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc tạo thêm nợ nần bằng cách chi tiêu, quản lý tiền bạc một cách khoa học và hiệu quả. Những khoản nợ chồng chất không chỉ ảnh hưởng để tình hình tài chính cá nhân, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn gây áp lực, căng thẳng kéo dài đối với người mắc nợ.
12 cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh không phải ai cũng biết Không thể phủ nhận những tiện ích mà thẻ tín dụng đem đến cho người tiêu dùng nhưng sử dụng không cẩn thận thì nó sẽ gây cho bạn những bất lợi. Do đó, để bảo vệ tài chính cá nhân, đừng bỏ qua 12 cách sử dụng thẻ tín dụng dưới đây. 1. Hạn mức thẻ không quá 50% thu nhập Thẻ...