6 loại thực phẩm giúp đào thải độc tố trong người
Muốn cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng sức đề kháng và không ốm đau bệnh tật hãy dùng thường xuyên những món này để đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể.
Những thực phẩm giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể
Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn tống mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Hãy dùng hàng ngày để luôn khỏe mạnh nhé:
Ảnh minh họa
Nước
Uống nhiều nước là cách tốt nhất bạn có thể làm cho cơ thể và sức khỏe. Nếu bạn không uống đủ nước hay cơ thể bị mất nước, lớp chất nhầy trong phổi sẽ đậm đặc thêm, dẫn đến tắc phổi và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, khó thở cũng như các vấn đề khác về đường hô hấp.
Hãy chắc chắn rằng, bạn uống ít nhất 4 cốc lớn nước mỗi ngày để giữ cho phổi của bạn sạch chất nhầy và toàn bộ cơ thể bạn đủ nước.
Ảnh minh họa
Bưởi
Vitamin C rất cần thiết cho hệ hô hấp và sức khỏe phổi. Bưởi không chỉ cung cấp vitamin C tuyệt vời mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể.
Ví dụ về các đặc tính chữa bệnh tuyệt vời của bưởi là một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy, bưởi có thể giúp cải thiện chức năng phổi cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Theo đó, những người ăn bưởi thường xuyên có chức năng phổi tốt hơn so với người không ăn bưởi.
Ảnh minh họa
Thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc. Khổ qua có công dụng giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm sáng mắt. Các nhà khoa học tiến hành phân tích những thành phần chứa trong khổ qua và phát hiện rằng trong khổ qua có chứa một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt.
Loại protein này có khả năng kích thích ‘phòng ngự’ của hệ miễn dịch trong cơ thể, làm gia tăng sự hoạt động của các tế bào miễn dịch, loại trừ những độc tố trong cơ thể.
Ảnh minh họa
Hành tây
Hành tây là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến để chữa bệnh trong nhiều thế kỷ nay. Nó có tác dụng tốt với hệ hô hấp, nhất là giảm ho, nhiễm khuẩn, cảm lạnh và cúm.
Hành tây làm long đờm phổi, tăng cường chức năng phổi và rất dễ dàng sử dụng khi chế biến món ăn.
Ảnh minh họa
Củ cải đường
Là loại thực phẩm có màu đỏ, chứa rất nhiều sắt, magie, acid folic, vitamin A, vitamin C và cacbonhydrat… Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh được rằng củ cải có hàm lượng chất protein thô, đường hòa tan, chất béo, chất xơ, vitamin C, rất phong phú.
Ngoài ra, củ cải đường còn chứa betalains – một loại sắc tố có đặc tính chống viêm và tiêu diệt nấm cực mạnh. Betalains tham gia thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào đặc biệt là bộ phận gan.
Ảnh minh họa
Quả bơ
Bơ là một loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Không những thế nó còn có rất nhiều tác dụng lợi ích tốt đối với sức khỏe con người. Theo ước tính thì trong mỗi một quả bơ thì có chứa tới 81 microgram lutein, có thể ngăn ngừa những bệnh về mắt như đục nhân mắt, thâm quầng mắt.
Bơ còn cung cấp các axit đơn không no rất tốt cho tim mạch, glutathione có trong trái bơ giúp ngăn chặn sự hấp thu các chất béo trong ruột – nguyên nhân dẫn đến oxy hóa. Ngoài ra, trái bơ cũng giúp làm sạch độc tố tích tụ tại gan, tăng cường chức năng gan.
Tăng sức đề kháng trước ngày thi tốt nghiệp THPT
10 ngày nữa thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh lo lắng khi xuất hiện thêm một số ca nhiễm Covid-19. Ăn uống thế nào giúp tăng sức đề kháng, giảm stress, có sức khỏe tốt nhất trước kỳ thi?
Để đảm bảo sức khỏe cho kỳ thi, học sinh cần ngủ trước 10 giờ tối, uống nước đầy đủ, tập thể dục và thở sâu hằng ngày - ẢNH: THÚY HẰNG
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Danh (ảnh), Chủ tịch Hội đồng khoa học - Viện Nghiên cứu dinh dưỡng TP.HCM, có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên.
Học sinh nên chú ý chế độ ăn thế nào giúp n âng cao sức đề kháng , phòng chống dịch, bệnh, thưa bác sĩ?
Ảnh: Nguyễn Thành
Trong mùa thi, các em nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng, cần thêm chất dinh dưỡng giúp cơ thể tổng hợp kháng thể, tăng cường sức khỏe gồm:
Chất đạm, có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, tảo, ngũ cốc, các loại đậu, nấm, tảo spirulina, giúp cơ thể tổng hợp ra các kháng thể chống lại vi trùng, vi rút.
Các chất khoáng tăng sức đề kháng như: canxi (trong sữa, trứng, cá, tôm, cua) góp phần làm ổn định màng tế bào trong hệ thống niêm mạc đường hô hấp, kích hoạt năng lực di chuyển và bao vây, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh của tế bào bạch cầu.
Vitamin A trong trứng, gan, các loại hoa quả màu vàng cam, đỏ, tăng sức đề kháng và phục hồi da niêm mạc bị tổn thương.
Vitamin C (có nhiều trong rau, trái cây tươi) tăng sức đề kháng và tạo collagen góp phần làm mau lành các mô bị tổn thương. Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, làm lành vết thương, tổng hợp các kháng thể và các hormone, chống viêm và chống ô xy hóa.
Vitamin nhóm B (tăng sức đề kháng, có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau củ) là vitamin B1, B2, PP, B5, B6.
Nhiều phụ huynh quan niệm "ăn gì bổ nấy", trước kỳ thi cho con ăn nhiều óc heo, óc bò. Chuyện này có cơ sở khoa học không?
Theo kinh nghiệm dân gian thì "ăn gì bổ nấy" cũng có một sự trùng hợp nhất định về mặt cấu tạo của các thức ăn có nguồn gốc động vật. Não người và não động vật đều chứa rất nhiều chất béo và cả chất đạm. Nhưng ăn quá nhiều chất béo bão hòa từ não động vật sẽ làm tăng cholesterol, rất có hại cho người bị rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Việc ăn não động vật để bổ não chỉ mang tính niềm tin nhiều hơn. Vậy chúng ta nên thay thế các chất béo bão hòa trên bằng chất béo chưa bão hòa từ thực vật, sẽ có lợi và đỡ lo hơn.
Nhiều người còn có tâm lý trước ngày thi cho con ăn rất nhiều bí đỏ, xôi gấc cho đỏ, xôi đậu đỏ để gặp may mắn, bác sĩ có ý kiến gì về việc này?
Ăn để có "số đỏ", may mắn chỉ là niềm tin, không có cơ sở khoa học. Nhưng về mặt dinh dưỡng thì các thực phẩm trên cũng có những tác dụng tốt cho các cháu trong mùa thi do chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích.
Nhiều người không tiếc tiền mua rất nhiều thuốc bổ não, bổ gan, hay thuốc tăng sức đề kháng cho con uống trước ngày thi tốt nghiệp THPT. Vấn đề này có đáng lo?
Hiện có hàng ngàn loại thực phẩm chức năng từ nhiều nguồn khác nhau, với công dụng như tăng sức đề kháng, bổ não, bổ gan, bổ thận..., do quảng cáo quá mức nên tạo ra niềm tin không phù hợp. Thực phẩm chức năng ngoài các chất dinh dưỡng tự nhiên hay được bổ sung thêm còn có các loại cây cỏ chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng như dược phẩm, nếu lạm dụng cũng có thể gây hại.
Bác sĩ có lời dặn gì các thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Các em cần lưu ý rằng việc bất an, lo lắng thái quá chính là một tác nhân gây stress, điều này làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó, để giảm stress, cũng là tăng sức đề kháng, các em cần ôn luyện, chuẩn bị bài vở cho các kỳ thi thật tốt; ngủ đầy đủ, nên ngủ trước 10 giờ tối, ngủ thêm giấc trưa ít nhất 30 phút, uống nước đầy đủ, tập thể dục và thở sâu hằng ngày.
Vì sao vi rút gây bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng có khả năng lây lan mạnh hơn?
Ăn gì để tăng sức đề kháng phòng dịch COVID-19? Để có sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh thì việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học là biện pháp hữu hiệu nhanh bồi bổ sức khỏe. Bổ sung vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng và miễn dịch Ảnh minh họa Vitamin A Vitamin A: Có vai trò rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể...