6 loại rau củ chẳng khác nào “thuốc bảo vệ dạ dày từ thiên nhiên”
Dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ và mọi hoạt động hằng ngày của cơ thể.
Chính vì vậy, việc bảo vệ và bồi bổ dạ dày là rất cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh môi trường sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại, nhịp sống nhanh khiến nhiều người có lối sống, nhất là ăn uống không lành mạnh.
Ngoài ăn uống lành mạnh, sinh hoạt theo giờ giấc khoa học thì bạn còn có thể bảo vệ dạ dày bằng cách bổ sung một số thực phẩm.
Bởi vì chế độ ăn uống có quan hệ mật thiết đối với sức khỏe của dạ dày. Nếu ăn uống sai cách, dạ dày sẽ bị tổn thương và mắc bệnh. Ngược lại, trong tự nhiên cũng có rất nhiều thực phẩm giúp bảo vệ dạ dày mà bạn nên ăn thường xuyên hơn để phòng bệnh tật, đó là:
1. Bắp cải
Bắp cải là loại rau vô cùng quen thuộc, nhất là vào mùa đông. Nó không chỉ rẻ mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, lại tốt cho sức khỏe và rất dễ chế biến với nhiều món ăn đa dạng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng bắp cải còn được xem là “thuốc bảo vệ dạ dày tự nhiên”. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bắp cải rất giàu chất xơ và các chất như vitamin C, axit folic và kali. Nhờ vậy có thể ức chế hiệu quả vi khuẩn Helicobacter pylori và sửa chữa niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày xảy ra.
Đặc biệt, bắp cải có thể được sử dụng để điều trị thiếu axit dạ dày. Nếu cơ thể bị thiếu axit dạ dày, có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày – thực quản. Bắp cải có thể giúp bạn giảm những khó chịu vì chúng kích thích sản sinh axit trong dạ dày. Uống nước ép bắp cải hoặc nước bắp cải lên men từ dưa cải bắp trước khi ăn có thể cải thiện hệ tiêu hóa.
Video đang HOT
Bắp cải còn có thể giúp giảm đau bụng và loét dạ dày. Theo báo cáo từ Viện Sức khỏe Quốc gia, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, thời gian lành loét dạ dày trung bình ở những người uống nước ép bắp cải được rút ngắn so với những người không uống nước ép bắp cải.
2. Khoai mỡ
Khoai mỡ thuộc họ Củ nâu với tên khoa học là Dioscorea alata. Trong Đông y, khoai mỡ có tên là Mao thử, có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng chính là bổ tỳ, phế, sáp tinh khí, tiêu thũng, làm giảm đau. Khoai mỡ cũng được xếp trong danh sách thực phẩm phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày.
Khoai mỡ rất giàu dinh dưỡng, trong 100g khoai mỡ nấu chín chứa: 140 cal, 27g carbohydrate, 1g protein, 0,1g chất béo, 4g chất xơ. Đặc biệt là rất nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng tốt cho dạ dày như Kali, sắt, vitamin C , vitamin A, đồng, mangan… Chúng giúp bảo vệ và sửa chữa niêm mạc dạ dày,chống lại vi khuẩn gây hại dạ dày cũng như giảm các khó chịu do bệnh đường tiêu hóa.
Hơn nữa, khoai mỡ còn chứa tinh bột kháng, hoạt động tương tự chất xơ hòa tan. Vì vậy nó cung cấp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh đồng thời làm tăng các enzym tiêu hóa. Ngoài bảo vệ dạ dày thì khoai mỡ còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, làm dịu một số rối loạn tiêu hoá, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy và bệnh Crohn.
3. Bí đỏ
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí, kiện tỳ, giải khát, nhuận tràng, điều trị hiệu quả chứng đau đầu, chóng mặt, tiểu đường, hạ huyết áp, có lợi cho tim mạch, giúp làm sáng mắt. Đặc biệt, bí đỏ hỗ trợ tiêu hóa và điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả.
Ảnh minh họa
Trong bí đỏ có chứa chất Pectin, chất giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung bí đỏ sẽ giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa viêm loét dạ dày hay nhiễm trùng trên đường ruột. Bí đỏ giàu chất xơ, kháng viêm nên cũng giúp giảm các khó chịu do rối loạn tiêu hóa.
Về chế biến, bí đỏ cũng dễ chế biến và đa dạng món ăn ngon miệng. Để tốt nhất cho dạ dày, bạn nên uống nước ép bí đỏ hoặc ăn các món luộc, hấp… ít dầu mỡ. Người mắc bệnh dạ dày nên ưu tiên nấu cháo hay súp bí đỏ để tăng hiệu quả. Ngoài phần thịt quả, hạt bí đỏ cũng rất giàu Nitric Oxide (NO), chất mà cơ thể sử dụng để chữa lành những vết viêm.
4. Khoai lang
Nhắc đến thực phẩm bảo vệ dạ dày, chúng ta không thể bỏ qua khoai lang. Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột và các chất xơ, vitamin A, C, B6… tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng nhu động ruột, khiến dạ dày hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa chứng táo bón. Vì thế mà khoai lang còn được biết đến là một thực phẩm nhuận tràng.
Đặc biệt, khoai lang chứa hàm lượng tinh bột cao, sau khi vào cơ thể nó được chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn khi bụng đang đói.
Người đau dạ dày nên ăn khoai lang và hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm này thường xuyên. Bởi vì khoai lang dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe dạ dày. Đặt biệt là tinh bột kháng, chất xơ, canxi, -caroten, potassium… Qua đó giúp phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc, chống viêm và giảm căng thẳng cho dạ dày.
5. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh, chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin, vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt là sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây loét, trào ngược dạ dày.
Súp lơ xanh còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm táo bón, phòng ngừa các bệnh mãn tính và bệnh ung thư dạ dày. Súp lơ xanh có thể được chế biến thành các món canh, món xào, salad…
6. Cà rốt
Cà rốt là loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa. Đồng thời có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Cà rốt còn có khả năng phòng cao huyết áp, ung thư, tốt cho mắt và tim mạch.
Tiến sĩ Mian Iftikhar, một chuyên gia y tế Ấn Độ cho biết, cà rốt – đặc biệt là nước ép cà rốt tốt hơn cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa. Đồng thời có thể giúp đối phó với nhiều vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, bệnh Crohn (bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến đường tiêu hóa), tiêu chảy…
Nước ép cà rốt, kết hợp với cải bó xôi và một ít nước chanh, có thể điều trị hiệu quả chứng táo bón, ông Iftikhar cho biết thêm. Nước ép cà rốt còn có tác dụng làm sạch ruột. Còn món canh, súp cà rốt được cho là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu cải thiện tiêu chảy, đồng thời cung cấp chất lỏng chống tình trạng mất nước, bổ sung dưỡng chất sodium, kali, canxi, phốt pho, lưu huỳnh và magie.
Loại củ xưa người nghèo hay ăn, nay chế biến thành món ngon, lại bổ cho sức khỏe
Loại củ này có kích thước lớn, khi ăn rất mềm, dẻo, bở tơi và có thể chế biến thành nhiều món ngon. Khi xưa, những người nông dân nghèo không đủ gạo ăn thường đào củ khoai, củ mài để độn cùng bữa cơm.
Những củ khoai vạc vì thế mà được người nghèo yêu thích bởi củ to lại dễ trồng, ăn ngon. Đến nay, khoai vạc được các chị, các mẹ sáng tạo nên nhiều món ăn ngon, nhờ thế mà nhiều người biết đến loại khoai này hơn, trở thành một nguyên liệu hấp dẫn lại tốt cho sức khỏe.
Khoai vạc chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng như chất chống oxi hóa. Tất cả khiến chúng trở thành một loại thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, khi nấu chín, khoai trở nên mềm hơn, ngọt và hấp dẫn.
Ở Việt Nam, khoai vạc còn có tên khác là khoai tím, khoai mỡ, củ mỡ... Loại củ này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và thường bị nhầm lẫn với khoai môn. Là một mặt hàng chủ lực bản địa của Philippines, hiện khoai vạc đã được trồng và ưa chuộng trên toàn thế giới.
Khoai vạc tím có vỏ màu nâu xám và thịt màu tím, kết cấu trở nên mềm như khoai tây khi nấu chín. Chúng có vị ngọt, bùi, được dùng trong nhiều món ăn khác nhau từ ngọt đến mặn. dễ nấu nhất là món canh khoai mỡ nấu với thịt băm hoặc sườn non. Thông thường bạn sẽ thấy khoai vạc được đập dập chứ không cắt miếng, như vậy món canh sẽ có độ sệt. Tuy nhiên, nếu bạn cắt khoai thành miếng sẽ mang lại hình thức khác lạ và đẹp mắt cho món canh quen thuộc.
Khoai vạc cũng có thể là nguyên liệu nấu chè. Khoai khi nấu có vị béo béo, bùi bùi, ngậy ngậy và độ dẻo mềm thơm ngon, vì vậy khi kết hợp với cái thơm của nếp và nước cốt dừa, chè khoai vạc tạo nên một vị ngon khó tả. Thêm nữa, màu tím của khoai vạc tạo nên màu sắc hấp dẫn, đẹp mắt cho món ăn. Bạn cũng có thể thêm vào chè một ít ngô để bổ sung hương vị. Chè khoai vạc ăn nóng cũng ngon mà cho thêm vài viên đá vào cũng rất mát lành, lôi cuốn.
Bánh khoai vạc cũng là món ngon mà các bà nội trợ thường đổi bữa trong gia đình. Bánh được tạo ra đủ hình thù đẹp mắt tùy thuộc vào khuôn bánh. Thoa dầu vào khuôn, rồi cho hỗn hợp này vào vào xững nước sôi hấp 40 phút. Bánh chín để nguội lấy ra khỏi khuôn. Bánh dẻo, bùi, thơm của khoai, béo của dừa, độ ngọt vừa phải hòa quyện vào nhau. Nếu không ăn hấp thì bánh khoai vạc cũng có thể đem chiên lên. Bánh dùng bột năng nên sẽ tạo cho lớp vỏ bánh vị giòn và vị dẻo mềm bên trong bánh, không những vậy món bánh này còn có màu tím lạ mắt rất thú vị.
Ngoài việc chế biến làm thức ăn cho những bữa cơm, khoai vạc còn dùng nấu chè, làm bánh. Đặc biệt, khoai mỡ còn được dùng để đồ xôi cúng tổ tiên trong dịp lễ tết. Với màu tím gợi cảm, xôi vừa dẻo thơm vừa có vị ngọt bùi. Khi xôi còn nóng, múc ra đĩa hoặc lá chuối và rắc lên một ít mè rang là có thể dùng ngay.
3 loại thực phẩm chống lão hóa hàng đầu, đánh bại mỹ phẩm 3 loại thực phẩm dễ tìm này có tác dụng làm đẹp hơn nhiều loại mỹ phẩm đắt tiền. Lão hóa là đề tài muôn thuở, đồng thời cũng là vấn đề mà ai cũng phải đối mặt. Khi nói đến lão hóa, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến việc làm thế nào để ngăn chặn nó, các chuyên gia muốn nhắc...