6 kinh nghiệm đúc rút sau bao lần lo Tết chỉ với 10 triệu đồng là đầy đủ tất tật của người vợ trẻ 32 tuổi
Thay vì vung tay quá trán sắm và chi tiêu Tết, do có kinh nghiệm lo toan sau rất nhiều mùa Tết cùng gia đình mà người vợ trẻ này đã tiết kiệm được nhiều khoản tiền phát sinh và có cái Tết êm đẹp, đầm ấm lại tiết kiệm.
Khác với nhiều bà mẹ trẻ khác, mỗi khi đến Tết thường hoảng sợ và lo lắng vì thường đi kèm với nỗi lo hết tiền vì mua sắm nhiều khoản. Song chị Lê Thị Hà, 32 tuổi ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội lại khác.
Làm dâu nhà chồng đã 6 năm nay nhưng người phụ nữ 32 tuổi này chưa bao giờ áp lực lo Tết. Cho dù đó là năm vợ chồng chị khó khăn hay dư dả, chị chỉ cần để dành 10 triệu tiêu Tết là ổn thỏa.
” Tết đến, bố mẹ 2 bên cũng không quá câu nệ và rất hiểu con cái. Bởi thế ngay năm đầu tiên ở nhà chồng, vợ chồng son nên lúc ấy công việc bấp bênh lắm. Có 6 triệu thì biếu 2 bên nội ngoại mỗi bên 2 triệu. Còn lại 2 triệu để dành tiền lì xì. Như vậy là đã xong cái Tết rồi “, chị Hà chia sẻ.
Từ khi có con nhỏ, chi phí chi tiêu Tết của chị Hà tăng lên nhưng chị chỉ cho phép chi tiêu dưới 10 triệu đồng vì có kinh nghiệm đúc rút sau những lần chuẩn bị lo Tết: ” Kinh nghiệm của mình được rút ra sau nhiều lần cùng mẹ chuẩn bị cho ngày Tết. Hai mẹ con đều quá rành chuyện này vì năm nào cũng 1 tay lo ngày Tết dù không có tiền nhiều. Bởi thế mình biết tiết kiệm những khoản nào và chỉ chi tiêu những khoản thiết thực nào”.
Cụ thể, Tết năm nào, người phụ nữ này cũng áp dụng triệt để những mẹo chi tiêu sau:
1. Thống kê thu nhập tháng Tết và liệt kê cụ thể những khoản sắm Tết cần mua
Đây là một việc rất quan trọng để biết đang có gì trong tay và sẽ mua sắm Tết như thế nào. Theo đó, chị Hà thường liệt kê toàn bộ tiền lương, tiền thưởng Tết, thưởng quý và tất cả các khoản thu nhập khác của vợ chồng chị khoảng 40 triệu đồng. Sau đó, chị cũng liệt kê những khoản sẽ dự định chi tiêu trong ngày Tết bao gồm những chi phí cố định và chi phí phát sinh nhưng chỉ gói gọn trong 10 triệu đồng.
Liệt kê các chi phí cố định và phát sinh ngày Tết để chi tiêu tiết kiệm nhất. Ảnh minh họa.
” Các chi phí cố định sẽ bao gồm các khoản chi tiêu như: biếu Tết nội ngoại: 4 triệu, tiền mừng tuổi: 3 triệu, tiền mua sắm Tết: 2 triệu. Ngoài ra các chi phí phát sinh như: đi lễ chùa, đi du lịch Tết, xăng xe: 1 triệu. Thống kê phải tường tận và tỉ mỉ mọi chi phí này sẽ càng giúp kiểm soát chi tiêu Tết tiết kiệm và đúng kế hoạch nhất “, chị Hà khẳng định.
2. Không dẫn khách khứa về nhà quá nhiều mà hãy sang nhà khách hoặc kéo ra quán nhậu
Tết đến, nhiều gia đình thường dẫn khách về nhà tụ tập. Nhưng chị Hà lại khác, chị thường sang nhà khách chúc Tết hoặc nếu bạn bè của anh xã có tụ tập, chị thường bảo anh xã kéo khách ra quán nhậu vì bản thân chị không chuẩn bị đồ ăn đồ uống được. Điều này vừa giúp chị Hà đỡ vất vả ngày Tết vừa ít phải chi tiêu mua sắm thực phẩm chuẩn bị cho ngày Tết.
Video đang HOT
3. Chủ trương đi ăn nội ngoại, họ hàng là chính và chỉ trữ đồ ăn vừa đủ như ngày thường
Với nhà chị Hà, mùng 1 Tết vợ chồng chị về nhà nội. Mùng 2 vợ chồng chị mang ngoại. Mùng 3 Tết, qua mấy nhà cô dì chú bác chúc Tết và ăn uống. Mùng 4 Tết, vợ chồng lại kéo nhau về nhà nội. Mùng 5 lại về ngoại tụ tập. Mùng 6 thì đi làm.
” Nói chung mấy ngày Tết, vợ chồng mình đi ăn là chính. Do đó, đồ ăn trong nhà ngày Tết, mình tích trữ khá ít, chỉ vừa đủ như ngày thường. Mình chỉ cần mang theo tiền để sang nhà người thân lì xì thôi. Tết đi ăn như vậy vừa đông vui và giảm được khối tiền mọi người ạ” , người vợ này chia sẻ.
4. Không mua nhiều quần áo, bánh mứt kẹo
Trước đây, chị Hà thường phạm phải sai lầm đến Tết mua sắm nhiều quần áo, bánh mứt kẹo. Song mấy năm nay chị đã chấn chỉnh lại. Tết đến chị luôn nghĩ cũng chỉ như ngày thường nên không mua nhiều đồ nữa. Thậm chí, quần áo mới chị cũng không mua sắm nhiều cho cả nhà vì theo chị chẳng ai để ý chi tiết đến những bộ đồ người khác đang mặc trên người. Hoặc nếu có mua, chị nhất định phải “canh” các shop “xả hàng” để mua cho rẻ.
Vì nhà ít khách nên chị không mua nhiều bánh mứt kẹo, nước ngọt, bia. Ảnh minh họa.
” Riêng bánh mứt kẹo, nước ngọt, vì nhà không có khách nhiều nên chị cũng không mua nhiều. Thông thường mình chỉ mua 2 chai nước ngọt, 1 thùng bia, ít bánh kẹo hạt dưa, hạt dẻ cười là đủ tiếp khách Tết” , chị Hà nói.
5. Luôn đi mua hoa đêm giao thừa
Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, vợ chồng chị Hà mới đi chợ hoa mua quất, đào hoặc hoa tươi. Bởi khi ấy, mua hoa chắc chắn sẽ được giá rẻ. Thậm chí có năm chị mua 1 còn được tặng 1 hoặc được cho thêm.
6. Tự làm quà biếu và tự gói quà Tết
Tết đến vợ chồng chị Hà thường để dành 1 khoản mua quà biếu sếp: ” Quà biếu Tết sếp của vợ chồng mình cũng rất đơn giản. Lúc thì một vò rượu nếp quê ngon hay 1 vò rượu đòng đòng. Lúc thì thịt bò khô, giò thủ mình tự làm. Thường trước Tết 1 tháng, mình tự mua đồ về làm và gói cho vừa rẻ vừa đẹp vừa tiện lợi, tiết kiệm”.
Trước Tết 1 tháng chị Hà đã mua nguyên liệu về tự làm đồ biếu Tết. Ảnh minh họa.
Chia sẻ về kế hoạch tiêu Tết của mình, chị Hà thừa nhận: ” Tết đến nhà mình chỉ có khoản lì xì thì đúng là “đau đầu” vì họ hàng đông, hai bên nội ngoại sống gần nhau nên mình phải “lì xì” đều nhau. Nhưng được cái, ngoài đến nhà người thân chúc Tết xong thì anh em kéo nhau đi chùa hay đi du lịch quanh vùng để vừa du xuân vừa không phải ở nhà tiếp khách, đỡ hao hầu bao. Vì thế Tết đến mình chẳng bao giờ phải lo ngay ngáy như các chị em khác”.
Kinh nghiệm chọn trần thạch cao biến ngôi nhà của bạn thành ước mơ của nhiều người
Hiện nay trần thạch cao đang ngày được các gia đình lựa chọn trang trí cho ngôi nhà của mình. Bởi, loại trần này không những mang tính thẩm mỹ hơn những loại khác mà nó còn mang đến cảm giác sang trọng và mát hơn cho cả không gian.
Vậy lý do gì mà trần thạch cao lại được ưa chuộng như vậy? Kinh nghiệm chọn trần thạch cao biến ngôi nhà của bạn thành ước mơ của nhiều người sẽ được bật mí ngày trong bài viết này nhé.
Lý do lựa chọn trần thạch cao?
Nhìn chung, không chỉ các công trình lớn như nhà hàng, khách sạn, chung cư,.. sử dụng thạch cao để thi công trần nhà mà rất nhiều gia đinh cũng đã lựa chọn loại vật liệu này cho công trình của mình. Trước khi tìm hiểu những kinh nghiệm chọn trần thạch cao, hãy cùng chúng tôi khám phá xem loại vật liệu này có những ưu điểm gì nhé.
Góp phần tăng sự sang trọng cho không gian
Trần thạch cao là loại trần giả trang trí và được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của loại vật liệu này mang lại là không gây ra sự nhàm chán hay trùng lặp về không gian. Đặc biệt, với những ngôi nhà diện tích nhỏ thì chọn trần thạch cao được cho là sự lựa chọn tối ưu nhất để tăng cảm giác sang trọng cho không gian.
Trần thạch cao là sự lựa chọn được ưu tiên bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Dễ thi công và có thể biến đổi linh hoạt
Một điều rất dễ nhận thấy là các tấm thạch cao có thể cắt gọt một cách tùy ý. Do đó, khi tạo hình trần nhà có thể biến đổi linh hoạt, theo nhiều kiểu cách và ý tưởng khác nhau. Đây chính là ưu điểm nổi bật của trần thạch cao so với các loại trần truyền thống. Chính vì vậy, các gia đình có thể chọn thiết kế trần tùy ý như làm trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển, hiện đại hay đơn giản,...
Khả năng chống nóng, chống ồn tốt
Ngoài những ưu điểm trên, trần thạch cao còn có khả năng chống nóng, chống ồn, cách âm, tạo độ thoáng tốt, dễ thi công và có độ bền cao. Chính bởi những lý do trên, trần thạch cao dần trở thành nhu cầu tất yếu được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn khi xây dựng không gian sống.
Kinh nghiệm chọn trần thạch cao phù hợp, tiết kiệm
Để tạo nên không gian có tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn trần thạch cao để biến ngôi nhà của bạn thành ước mơ của nhiều người.
Tìm hiểu và lựa chọn loại trần phù hợp với công trình
Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí và mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của khách hàng để đưa ra phương án tư vấn về loại trần. Trần thạch cao gồm có 2 loại trần, cụ thể:
Trần chìm: Loại trần này có sự linh hoạt về hình thức như mặt phẳng hay giật cấp, kiểu cách mẫu mã dễ dàng biến hóa theo không gian.
Trần thả: Có sự đa dạng về cách thức trang trí, có thể biến tấu theo sở thích.
Kinh nghiệm chọn trần thạch cao là lựa chọn loại trần phù hợp với vị trí và mục đích sử dụng của phòng
Xét về tính năng, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn hệ thống trần thạch cao chống ồn, chống ẩm hay chịu lực. Nếu lựa chọn đúng hệ thống trần thì sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng mà trần thạch cao đem lại.
Sử dụng vật liệu đồng bộ và đảm bảo chất lượng
Khung xương của trần thạch cao được cho là mấu chốt quan trọng khi thi công. Do đó, kinh nghiệm chọn trần thạch cao không thể không nhắc đến là phải lựa chọn được khung xương trần chắc chắn và an toàn cho công trình. Ngoài ra, tấm thạch cao cũng cần có lựa chọn kỹ càng.
Tham khảo các thông tin kỹ thuật làm trần thạch cao
Theo kinh nghiệm chọn trần thạch cao của Best Decor thì việc hiểu và nắm bắt chính xác các thông tin kỹ thuật trần thạch cao là một lợi thế. Bởi điều này sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao độ bền của trần. Để thực hiện tốt, người thi công cần nắm bắt rõ các quy định đi khung, cách lắp tấm, bắn vít, các mẹ hạn chế tác động bên ngoài tới tuổi thọ của trần thạch cao.
Lựa chọn đội thợ có kinh nghiệm thi công
Ngoài yếu tố về chất lượng vật liệu thì con người cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm sau khi hoàn thiện. Do đó bạn phải tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng nhà thầu thi công tốt nhất để tránh những sai sót không đáng có.
Thu nhập trung bình vẫn có trăm triệu tiết kiệm nhờ thứ đặc biệt luôn để trong ví Khó có tỷ lệ tiết kiệm nào là phù hợp với tất cả mọi người song muốn cải thiện thói quen chi tiêu của bản thân, nhất định cần phải thực hiện từng bước thay đổi. Dưới đây là những mẹo "nhỏ mà có võ", giúp bạn tiết kiệm bất chấp thu nhập trung bình nhờ vào việc sử dụng tiền mặt một...