6 cấm kỵ khi dùng bột ngọt
Bột ngọt là gia vị không thể thiếu nhưng các bà nội trợ cần chú ý những điều nhỏ khi chế biến để tránh tác dụng ngược không đáng có.
Vai trò chính của bột ngọt là để tăng hương vị của thực phẩm. Bột ngọt nếu dùng lượng thích hợp có thể điều trị suy nhược thần kinh song nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây phản ứng phụ đối với sức khỏe con người.
Khi sử dụng bột ngọt cần lưu ý những điều sau đây:
1. Tránh nhiệt độ cao
Khi nấu ăn, nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe.
Nhiệt độ là 70-90 độ C, là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp, và món ăn hơi nguội.
Video đang HOT
2. Tránh nhiệt độ thấp
Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức.
3. Tránh các món chua
Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt, vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.
4. Kiêng các món ngọt
Khi nấu các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua… không nên cho thêm bột ngọt, dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.
5. Lượng vừa đủ
Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Qúa lượng này dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác
Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt.
6. Cấm kỵ với các món chiên
Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày.
Theo PLXH
Những tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp khi dùng bột ngọt
Chị em thường sử dụng bột ngọt (còn gọi là mì chính) như một chất phụ gia tăng hương vị món ăn đậm đà nhưng bạn hãy cẩn trọng với một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng.
Những tác dụng phụ chung khi sử dụng bột ngọt?
Bột ngọt là một chất phụ gia thực phẩm phổ biến được tìm thấy nhiều trong thực phẩm bán sẵn. Nó được Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận là thực phẩm an toàn mặc dù xung quanh nó vẫn còn nhiều bàn cãi về các vấn đề sức khỏe.
Bột ngọt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau từ người này đến người khác. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ bột ngọt có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen.
Các triệu chứng phức tạp
Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ bột ngọt nhiều nhất thế giới. Bởi vì đây là một quốc gia có nguồn thực phẩm thông dụng chứa nhiều bột ngọt. Những thực phẩm này khá phổ biến. Vì thế những người ăn các thực phẩm chứa bột ngọt có thể phải chịu trận với những triệu chứng này ngay sau khi tiêu thụ các thực phẩm.
Các triệu chứng của bột ngọt với sức khỏe rất phức tạp, trong đó bao gồm rất nhiều các hiệu ứng phụ thường gặp như chúng có thể gây đau đầu, hồi hộp, đỏ bừng, ra mồ hôi, chua dạ dày, yếu, tê xung quanh miệng và đau ngực.
Những phản ứng phụ nghiêm trọng
Đặc biệt đối với những người bị hen, bột ngọt có thể gây khó thở nặng. Trong một số trường hợp, có thể cần phải yêu cầu sự chăm sóc của y tế khẩn cấp.
Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân. Các nghiên cứu khác cũng khẳng định bột ngọt có thể gây thiệt hại cho các tế bào não và hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác còn cho rằng, bột ngọt có mối tương quan trực tiếp với bệnh Alzheimer.
Trong trường hợp hiếm gặp, một số người có thể rất nhạy cảm với bột ngọt và họ có thể gặp phản ứng phụ tạm thời như bị tê liệt quanh miệng. Đây cũng được coi như là phản ứng dị ứng với bột ngọt. Do đó, với những người dị ứng với bột ngọt cần cực kỳ cẩn thận để tránh tiêu thụ bột ngọt.
Bột ngọt là một lớp hóa chất gọi là excitotoxins. Excitotoxins là những chất gây tổn thương não và tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương.
Excitotoxins có xu hướng ảnh hưởng đến phần hypothalmus của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể chẳng hạn như sự tăng trưởng, mô hình giấc ngủ, tuổi dậy thì và ngay cả sự thèm ăn.
Một số nghiên cứu cho rằng bột ngọt ức chế chức năng bình thường của hypothalmus, có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài chẳng hạn như béo phì, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sinh sản khác,..
Bạn có thực sự cần bột ngọt trong các bữa ăn?
Trong khi nhiều loại thực phẩm trên thị trường đều có chứa những hương liệu, thậm chí chứa nhiều bột ngọt nhưng vẫn có những lựa chọn thay thế để an toàn hơn cho người tiêu dùng mà không làm mất đi hương vị món ăn.
Bạn hãy kiểm tra nhãn thực phẩm để xem sản phẩm bạn đang muốn tiêu thụ có chứa bột ngọt hay không. Những thực phẩm ăn nhanh thường có chứa khá nhiều bột ngọt, vì thế nên tránh sử dụng chúng.
Ngoài ra, khi đến ăn tại các nhà hàng, nếu bạn không muốn cho thêm bột ngọt vào các món ăn yêu thích, hãy hỏi kỹ nhân viên của nhà hàng về việc này trước khi đặt bàn hay gọi món!
Hoàng Việt (Theo Ehow)
Bắp cải - Loại rau nhiều dinh dưỡng nhất mùa đông Bạn hãy cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng việc chăm chỉ ăn bắp cải ít nhất mỗi lần/ tuần trong mùa đông này để nhận được nhiều dinh dưỡng quý giá nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bắp cải - Calo: 25 - Chất béo: 0 g - Cholesterol: 0 mg - Natri: 18 mg -...