6 bước chăm sóc phục hồi da kích ứng
Da kích ứng là một trong những tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy chăm sóc thế nào để da kích ứng nhanh phục hồi?
Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn với nước tẩy trang
Làm sạch da là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, đặc biệt với làn da kích ứng. Việc tẩy trang sẽ lấy đi dầu thừa, bụi bẩn và cặn mỹ phẩm trên da để đảm bảo lỗ chân lông được thông thoáng, không bị tích tụ vi khuẩn gây hại.
Khi da đang nhạy cảm, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tẩy trang gốc nước, không chứa cồn và hương liệu để tránh khiến da tổn thương nặng hơn. Đổ sản phẩm ra miếng bông tẩy trang, giữ bông tẩy trang tại mỗi vùng da khoảng 3-5 giây để hòa tan cặn bẩn và nhẹ nhàng lau đi.
Da kích ứng gây cảm giác châm chích, khô da, bong tróc, đỏ rát.
Bước 2: Rửa mặt
Sau bước tẩy trang, hãy tiếp tục làm sạch với sữa rửa mặt. Đối với làn da vốn đang trong tình trạng khô, bong tróc, bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt lành tính có độ pH cân bằng từ 5.5 – 6.0, để không làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Một số thành phần như chiết xuất hoa cúc, lô hội, panthenol hoặc allantoin có thể giúp “xoa dịu” phần nào làn da kích ứng.
Làm sạch đúng cách không chỉ loại bỏ bụi bẩn mà còn giúp làn da được “thở” để sẵn sàng đón nhận dưỡng chất của các bước skincare tiếp theo.
Bước 3: Toner
Toner (hay còn gọi là nước cân bằng da) là sản phẩm dạng nước dùng ngay sau bước rửa mặt. Sử dụng toner sẽ giúp cấp ẩm tức thì, làm dịu các vùng da mẩn đỏ và hỗ trợ giảm viêm một cách nhẹ nhàng.
Khi da đang bị kích ứng, nên loại bỏ những dòng toner không cồn, không hương liệu và không chứa các thành phần không cần thiết như axit salicylic và glycolic. Đồng thời, hãy chú trọng vào những sản phẩm dưỡng da có chiết xuất hoa cúc, nha đam, rau má hoặc các thành phần như glycerin để giữ ẩm và làm dịu làn da bị đỏ rát và ngứa ngáy.
Bước 4: Serum hỗ trợ da kích ứng phục hồi
Video đang HOT
Để thúc đẩy quá trình phục hồi da, bạn hãy bổ sung những sản phẩm chứa lợi khuẩn probiotic hoặc các thành phần hoạt tính cao như vitamin B5, axit hyaluronic, hoặc ceramide để làm dịu và khôi phục làn da từ sâu bên trong. Đồng thời, bạn hãy chọn serum dịu nhẹ, không chứa axit tẩy mạnh hay hương liệu để đảm bảo an toàn cho làn da yếu ớt.
Bước 5: Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm đóng vai trò như một lớp màng khóa ẩm và bảo vệ làn da khỏi các tác động từ môi trường. Những sản phẩm chứa các thành phần như peptide, vitamin B3, vitamin B5, glycerin hoặc ceramide không chỉ cung cấp độ ẩm dồi dào mà còn làm dịu da, giảm kích ứng và tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên.
Khi đó, sức khỏe làn da sẽ được củng cố và các dấu hiệu kích ứng, mẩn đỏ hoặc bong tróc sẽ cải thiện tích cực. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn duy trì sự mềm mại giúp da trở nên tươi sáng và rạng rỡ hơn.
Kem dưỡng ẩm không chỉ cung cấp độ ẩm dồi dào mà còn làm dịu da, giảm kích ứng và tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên.
Bước 6: Kem chống nắng vật lý
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khiến tình trạng kích ứng không được cải thiện, tăng nguy cơ sạm da, hình thành nám. Hơn thế, khói bụi từ môi trường có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến cho tình trạng kích ứng trở nên tồi tệ hơn.
Do đó, khi bị kích ứng da nên hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt. Thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi thời tiết mưa, ảm đạm. Các loại kem chống nắng vật lý chứa kẽm oxide hoặc titanium dioxide sẽ là lựa chọn an toàn để chăm sóc làn da nhạy cảm.
Sản phẩm này không chỉ bảo vệ da trước ánh nắng mà còn giúp làm dịu các vùng da đỏ rát, tránh tình trạng sạm nám lâu dài. Khi tích cực bảo vệ da từ bên ngoài, da có thể tự phục hồi và tái tạo từ bên trong một cách hiệu quả.
Vì sao mùa lạnh hay bị nứt gót chân, cách nào khắc phục?
Nứt gót chân là hiện tượng da vùng gót chân bị bong tróc, nứt nẻ gây đau. Tình trạng này thường xảy ra trong mùa đông.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày...
Nguyên nhân dẫn đến nứt gót chân vào mùa lạnh
Nứt gót chân có thể xảy ra quanh năm, nhưng thông thường chỉ ở mức độ nhẹ. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Ngoài khí hậu lạnh, hanh khô khiến tình trạng nứt gót chân nặng hơn, thì thói quen sinh hoạt cũng như vấn đề vệ sinh cá nhân vào mùa này cũng bất tiện hơn.
Các tình trạng này cộng lại khiến da gót chân bị dày sừng, bong tróc, khô nẻ dẫn đến khó chịu. Chỉ một số trường hợp vết nứt sâu dẫn đến bật má.u, gây đau nhức khi đi lại.
Dưới đây là các trường hợp hay bị nứt gót chân:
- Do bệnh lý: Người mắc đái tháo đường là đối tượng bị khô nứt gót chân thường gặp nhất. Do tuần hoàn kém, lượng đường huyết cao khiến da khô hơn, đặc biệt đái tháo đường gây biến chứng bàn chân do tổn thương mạch má.u, thần kinh, khiến bệnh nhân bị giảm cảm giác ở chân, nên gót chân càng dễ bị khô, nứt nẻ, thậm chí là tổn thương sâu mà người bệnh vẫn không chú ý. Người bị suy giáp cũng có các biểu hiện da khô, gót chân dễ bị nứt nẻ.
Ngoài ra, người bị nhiễm nấm ngoài da, thiếu vitamin, viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, béo phì, dày sừng lòng bàn chân, lão hóa, nứt kẽ, viêm mô tế bào, bệnh chàm tăng sừng... đều là những nguyên nhân dẫn đến nứt nẻ gót chân.
Da khô, nứt gót chân thường gặp nhiều hơn ở mùa lạnh.
- Do thói quen sinh hoạt:
Những người có nguy cơ bị nứt gót chân như:
Thường xuyên phải duy trì tư thế đứng trong thời gian dài.
Có thói quen tắm lâu, tắm bằng nước quá nóng, tắm bằng xà phòng hoặc sữa tắm có tính sát khuẩn mạnh, làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.
Thường xuyên đi chân đất hoặc sử dụng dép hở gót.
Đi giày chật.
Da khô do thời tiết lạnh nhưng không chăm sóc và bảo vệ đôi chân đúng cách.
Biện pháp đơn giản khắc phục nứt gót chân
Đối với nứt gót chân có liên quan đến yếu tố bệnh lý, cần phải dùng thuố.c để kiểm soát bệnh lý ổn định. Khi bệnh lý ổn định tình trạng nứt gót chân cũng sẽ được cải thiện. Đối với trường hợp nứt gót chân do thói quen sinh hoạt thì cần phải tác động đến thói quen này.
Ngoài ra, việc chăm sóc đôi bàn chân là yếu tố rất quan trọng để trả lại gót chân hồng mềm mại. Các bước chăm sóc bàn chân, gót chân nên được thực hiện từng bước:
- Tẩy tế bào chế.t cho da chân: Đây là bước rất quan trọng mà đa số chúng ta thường bỏ qua. Vùng da ở gót chân thường thô ráp, dày hơn ở những vùng da khác. Tế bào chế.t ở vùng da này cũng nhiều hơn, nếu không được loại bỏ hằng ngày, lượng tế bào chế.t dần tích tụ sẽ dẫn đến gót chân sần sùi và khô nẻ.
Cách thực hiện: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Khi da gót chân đã mềm, dùng đá cuội hoặc dụng cụ chà chân nhẹ nhàng chà gót chân để tẩy da chế.t. Lau khô chân rồi thoa kem dưỡng ẩm cho gót chân, toàn bộ bàn chân.
Lưu ý: Nên tẩy da chế.t cho gót chân mỗi tuần 2-3 lần. Không tẩy da chế.t khi da đang khô hoặc khi da gót chân chưa đủ mềm, vì sẽ gây tổn thương. Sau khi thoa kem dưỡng ẩm, nên đi tất để giữ được kem dưỡng ẩm không bị trôi.
- Dùng kem dưỡng ẩm : Đây là bước rất quan trọng sau khi tẩy da chế.t. Nếu sau khi tẩy da chế.t không dùng kem dưỡng ẩm, lớp da mới lộ ra ngoài sẽ nhanh chóng bị khô và tiếp tục nứt nẻ. Nhưng nếu thoa kem dưỡng ẩm mà không tẩy da chế.t, thì không mang lại hiệu quả làm mềm gót chân.
Nên chọn loại kem cho gót chân vừa chứa các thành phần giúp tẩy tế bào chế.t vừa có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Trong đó, lưu ý ưu tiên chọn sản phẩm có chứa acid salicylic, ure, saccharide isomerate và acid alpha hydroxy. Nên thoa kem 2-3 lần/ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho da và luôn đi tất, giày, dép kín để bảo vệ gót chân.
Sử dụng kem dưỡng ẩm là bước rất quan trọng để khắc phục tình trạng nứt gót chân.
- Dùng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có giúp làm mềm gót chân: Một số nguyên liệu sẵn có, dễ làm như mật ong, dầu dừa, dầu oliu, bơ hạt mỡ... cũng có tác dụng tẩy da chế.t, làm mềm gót chân, dưỡng ẩm, làm mềm mịn da.
Sau khi tẩy da chế.t, có thể thoa trực tiếp một trong các nguyên liệu trên lên gót chân cũng có tác dụng tương đương với kem dưỡng ẩm.
Nhiều người dân Hà Nội 'dính độc' kiến ba khoang Những ngày vừa qua, nhiều người dân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng đỏ rát một số vùng da trên cơ thể. Theo các bệnh nhân mô tả, vùng bị kiến ba khoang đốt chỉ cần 'chạm nhẹ đã không chịu nổi vì đau rát'... Ảnh minh họa. Tại Việt Nam, kiến ba khoang xuất hiện nhiều ở...