6 biểu hiện bất thường trên da đang ngầm cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe
Làn da cũng như một tấm gương phản chiếu sức khỏe của bạn đang ở trạng thái tốt hay xấu. Chính vì vậy, chỉ cần quan tâm một chút đến dấu hiệu bất thường trên da là bạn sẽ nhận biết rõ được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Những gì diễn ra ở cơ quan nội tạng của bạn cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến làn da. Do đó, bạn cần chú ý tới những biểu hiện khác thường trên làn da của mình để nắm rõ được tình trạng sức khỏe bên trong. Một vài dấu hiệu bất thường sau đây sẽ báo hiệu cho bạn biết những căn bệnh đang tiềm ẩn trong cơ thể.
Có nhiều “ cục thịt thừa” mọc trên da
Những “cục thịt thừa” này còn được biết tới là biểu hiện của bệnh mụn thịt dư. Tuy nhiên, nếu thấy có quá nhiều “cục thịt thừa” mọc lên thì hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân là do nồng độ insulin thúc đẩy yếu tố tăng trưởng, gây kích thích sự phát triển quá mức trên da.
Khi nhận thấy biểu hiện này đi kèm với các dấu hiệu khác như liên tục khát nước, vết thương lâu lành, lúc nào cũng cảm thấy đói thì nên chú ý đi khám ngay.
Mụn trứng cá xuất hiện là một điều rất đỗi bình thường, nhưng khi nó phát triển quá nhiều trên da thì bạn nên chú ý. Nhiều khả năng, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Nguyên nhân gây ra thường là do các hormone nam (androgen) sản sinh quá nhiều nên làm mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng tới làn da.
Vì vậy, hãy chú ý nếu thấy mụn trứng cá xuất hiện nhiều, kèm theo hiện tượng kinh nguyệt không đều thì nên chủ động đi khám để phòng ngừa nguy cơ mắc PCOS. Bởi kể cả không phải là do căn bệnh này thì đây cũng là một biểu hiện cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Ngứa da dữ dội
Thủ phạm gây ngứa da dữ dội có thể là do bạn bị dị ứng, mắc bệnh bạch cầu, hoặc gặp vấn đề ở vùng gan, thận. Tình trạng ngứa ngáy nếu khiến bạn khó chịu suốt cả ngày và không thể ngủ sâu giấc được thì nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay. Bởi này nếu kèm theo dấu hiệu đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt cao, giảm cân đột ngột thì nó đang ngầm cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường khác.
Video đang HOT
Xuất hiện nhiều nốt tàn nhang trên da
Những khối u hắc tố ở giai đoạn đầu có thể biểu hiện như một nốt tàn nhang mới. Hãy chú ý nếu thấy những nốt tàn nhang này phát triển nhiều trên da thì đó còn có thể là biểu hiện của bệnh ung thư da ác tính. Ngoài ra, khi thấy xuất hiện cả những nốt ruồi lạ với hình dáng, kích thước khác thường trên da thì bạn cũng cần chủ động tới gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra ngay.
Có những vệt sưng màu vàng trên da
Nếu thấy trên khớp, bàn tay, bàn chân và mông của mình xuất hiện những vệt sưng màu vàng trên da thì đó có thể là biểu hiện cơ thể bị tích mỡ dưới da. Đây cũng được gọi là những khối u vàng và những nốt sưng này là dấu hiệu cho thấy cholesterol hoặc mỡ trong máu bạn đang quá cao. Thêm nữa, chúng cũng có thể ngầm cảnh báo bệnh tiểu đường, viêm tụy hoặc một số bệnh ung thư khác.
Nổi phát ban ở bàn chân và cẳng chân
Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm gan C (một căn bệnh lây lan qua đường máu). Lúc này, nó sẽ gây ra những triệu chứng của bệnh cúm như đau dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể làm xuất hiện những nốt phát ban ở bàn chân và cẳng chân. Những nốt phát ban liên quan đến viêm gan C thường gây đau, có màu tím và có thể gây viêm loét xung quanh mắt cá chân. Đặc biệt, bệnh viêm gan C có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên chủ động đi làm xét nghiệm máu để kiểm tra ngay.
Theo Helino
Thường cảm thấy khát khi ở cữ có bình thường không?
Mẹ sau sinh thường xuyên khát nước khi ở cữ. Điều này có bình thường không và làm sao bổ sung nước đúng cách?
Vì sao mẹ thường cảm thấy khát nước trong thời gian ở cữ?
Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, tình trạng khát nước khi ở cữ và trong thời gian cho con bú ở phụ nữ là hiện tượng phổ biến và bình thường. Chỉ cần trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, mẹ cố gắng đảm bảo chế độ cân bằng, khoa học thì vấn đề khát nước sẽ giảm đi, không cần quá lo lắng.
Thường xuyên khát nước khi ở cữ có bình thường không - Ảnh minh họa: Internet
Trong quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ bị "thất thoát" một lượng lớn dịch thể, bao gồm như mồ hôi, máu huyết và cả dịch tiết nước bọt v.v... Sau khi sinh, mẹ cũng dễ bị đổ nhiều mồ hôi nên càng khiến lượng nước trong cơ thể mất đi nhiều hơn. Tất cả trạng thái này sẽ thông qua thần kinh trung khu truyền đến não bộ, sinh ra cảm giác khát nước.
Không những vậy, quá trình cho con bú sẽ giải phóng một lượng lớn horomone, đây cũng là nhân tố khiến mẹ cảm thấy khô miệng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này quá nghiêm trọng đến mức khó chịu, đồng thời cân nặng của mẹ giảm xuống thì cần thận trọng vì có thể là tín hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp.
Cho con bú cũng khiến mẹ dễ mất nước và thường xuyên khát - Ảnh minh họa: Internet
Rất nhiều sản phụ sau khi sinh do đường huyết tăng cao, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn nên dù uống thật nhiều nước vẫn cảm thấy khát. Sinh hoạt hằng ngày xuất hiện tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng thể trọng vẫn giảm. Đây chính là biểu hiện của chứng tiểu đường sau sinh.
Đối với người bị bệnh cường giáp cũng thường xuyên khát nước, nhanh mệt, cơ bắp không có sức, tim bồn chồn, dễ nổi nóng v.v... Khi mẹ có những biểu hiện này trong thời gian ở cữ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, kịp thời xử lý.
Làm sao để bổ sung nước khoa học cho mẹ sau sinh?
Thông thường, nước uống ở nơi công cộng hoặc bệnh viện dù là nước đun sôi hay nước nóng từ bình cũng không đảm bảo đã được nấu sôi đúng nhiệt độ cần thiết.
Do đó, đa số nước uống ở những nơi này đều có tính hàn, sản phụ nên tránh sử dụng quá nhiều. Tốt nhất người thân nên cố gắng tự đun sôi và để nguội. Mỗi khi cảm thấy khô miệng, mẹ có thể uống một ít nước ấm này.
Nên tự đun sôi nước và để ấm cho mẹ sau sinh dùng - Ảnh minh họa: Internet
Không ít mẹ được khuyến cáo rằng khi vừa mới sinh con không nên uống nhiều nước, điều này thật sự khó chịu.
Vì vậy, mẹ có thể dùng những thực phẩm khác (canh, súp, sữa...) để bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Quan trọng vẫn là chế độ ăn uống khoa học, vừa đủ lượng và chất để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho cơ thể người mẹ.
Trái cây cũng giúp bổ sung nước trong thời gian ở cữ
Trái cây có thành phần nước khá tốt và "lành tính". Tuy nhiên đối với phụ nữ vừa sinh con, cần tìm hiểu thuộc tính của mỗi loại quả, đặc biệt mẹ không nên ăn nhiều trái cây có tính hàn để tránh ảnh hưởng tỳ vị đang còn yếu.
Mẹ sau sinh nên ăn trái cây có tính ấm để bổ sung nước - Ảnh minh họa: Internet
Trái cây cho mẹ sau sinh cũng không nên ướp lạnh, thậm chí nên dùng nước sôi "chần" qua rồi hãy ăn. Mẹ có thể ăn trái cây giữa hai bữa ăn chính, vừa bổ sung nước vừa không gây gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.
Một số loại trái cây có tính ấm và trung tính rất thích hợp cho mẹ khi ở cữ tiêu biểu như táo, nho, chuối, kiwi, đu đủ. Tuy nhiên, dù ăn loại quả gì, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một loại quả với số lượng ít và thay đổi thường xuyên để đa dạng dưỡng chất.
Theo phunusuckhoe
Dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối Khi cơ thể tích trữ quá nhiều muối sẽ khiến hàm lượng natri trong máu tăng cao, từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau. Do đó, hãy nắm rõ những triệu chứng báo hiệu tình trạng dư thừa muối trong cơ thể sau đây để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn ngay từ bây giờ...