6 bệnh dễ nhiễm khi du lịch nước ngoài
Các bệnh do muỗi gây ra như sốt rét, sốt xuất huyết thường khiến du khách mắc phải nhiều nhất và để lại hậu quả khôn lường.
Dưới đây là một số bệnh rất dễ mắc phải khi bạn ra nước ngoài.
1. Rối loạn tiêu hóa
Đau bụng có thể làm bạn mất hứng với chuyến đi.
Thưởng thức một thứ đồ ăn lạ miệng nào đó có thể được xem là ý tưởng thú vị, nhưng sẽ thật tồi tệ nếu bạn không thể ra khỏi nhà vệ sinh chỉ sau đó vài giờ. Điều này còn phí phạm hơn so với việc dùng tiền ăn buffet trong một khu nghỉ mát đã bao gồm mọi tiện nghi. Rối loạn tiêu hóa là loại bệnh phổ biến nhất đối với mọi du khách. Mỗi năm, khoảng 10 triệu người gặp phải vấn đề này khi đang đi du lịch.
Nơi dễ lây nhiễm: Các quốc gia đang phát triển thường là khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, chẳng hạn Mỹ Latin, châu Phi, Trung Đông và châu Á.
Cách phòng tránh: Mang theo thuốc tiêu hóa và tránh xa các hàng ăn trông mất vệ sinh bày bán trên hè phố hay uống nước tại vòi. Một số hoa quả, rau củ tươi và các sản phẩm làm từ sữa cũng cần được cân nhắc trước khi sử dụng.
2. Sốt rét
Năm 2012, khoảng 627.000 trường hợp tử vong trong số 207 triệu ca nhiễm sốt rét, tập trung chính ở các nước đang phát triển.
Bệnh sốt rét có nguồn gốc từ muỗi cái, chuyên hoạt động về đêm và mang theo ký sinh trùng có tên plasmodium. Triệu chứng khi mắc gồm sốt, đau đầu, nôn mửa và rét. Dù bệnh sốt rét có thuốc điều trị, bạn vẫn nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
Nơi dễ lây nhiễm: Sốt rét phổ biến ở các khu vực như Caribbean, Mỹ Latin, châu Á và châu Phi. Các vùng nhiệt đới cũng là nơi dễ lây nhiễm, nhất là khu vực có bãi biển rộng lớn.
Cách phòng tránh: Nếu không thể dùng màn chống muỗi, bạn cũng có thể bôi thuốc chống côn trùng (DEET), trong một vài trường hợp có thể uống thêm thuốc chống sốt rét.
3. Các bệnh lây lan qua đường tình dục
Nhiều du khách thích tìm đến các khu đèn đỏ khi ra nước ngoài.
Thống kê cho thấy khoảng 20% du khách sẵn lòng quan hệ với người lạ khi du lịch nước ngoài. Việc ân ái ở những miền đất lạ và không dùng biện pháp bảo vệ có thể tạo cảm giác thích thú. Tuy nhiên, bạn cần nhớ hàng loạt bệnh tật như giang mai, lậu, nấm hay herpes, HIV luôn tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm cao.
Những nơi dễ lây nhiễm: Bất cứ nơi nào có thể quan hệ tình dục.
Cách phòng tránh: Không quan hệ tình dục. Và nếu vẫn đang đọc những dòng này, bạn nên đăng ký tham dự một lớp học về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Video đang HOT
4. Sốt xuất huyết
Mỗi năm có khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới bị sốt xuất huyết.
Muỗi gây sốt xuất huyết được xem như quái vật hút máu và truyền bệnh, thuộc loại vô cùng nguy hiểm. Ngoài biệt danh “vỡ xương” do cơn đau tưởng chừng đến rạn tứ chi mà sốt xuất huyết mang lại, một số người còn còn cho biết thêm họ cảm thấy đau nhãn cầu khi nhiễm bệnh.
Nơi dễ lây nhiễm: Loại bệnh này phổ biến nhất ở những khu vực thành thị thuộc vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Phạm vi lây nhiễm cũng bao gồm ở khu vực Caribbean, Mỹ Latin, Australia, Nam Á, châu Phi và quần đảo Tây Thái Bình Dương.
Cách phòng tránh: Hiện sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc chữa, du khách cần tránh những vùng nước trũng, nơi muỗi sinh sản và mặc quần áo không thấm nước.
5. Cúm
Đừng coi thường những biến chứng của cúm khi ra nước ngoài.
Loại bệnh này không nên bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Bệnh cúm thường dễ lây truyền từ người này sang người kia trong không gian hẹp. Tay bẩn cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh.
Nơi dễ lây nhiễm: Dịch cúm rất khó đoán. Chẳng hạn, ở khu vực bắc bán cầu, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5. Trong khi đó thời gian này ở nam bán cầu là tháng 4 đến tháng 9. Miền nhiệt đới không có quy luật cụ thể nào đoán trước đường đi của bệnh này, ngoại trừ thời gian cao điểm mùa mưa.
Cách phòng tránh: Luôn tích trữ những liều thuốc cảm cúm, thậm chí cả thuốc xịt mũi cũng có tác dụng và thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Bạn cũng nên tránh thật xa những khách du lịch có biểu hiện bị cúm.
6. Sốt vàng da
Muỗi cũng là nguyên nhân gây sốt vàng da.
Nguyên nhân gây bệnh tiếp tục là sinh vật nhỏ bé với đôi cánh mỏng nhưng có khả năng tàn phá sức khỏe con người. Virus bệnh sốt vàng da trú ẩn trong các loại muỗi và có thể khiến bạn bị sốt, nôn mửa đi cùng một loạt các triệu chứng gây đau đớn khác.
Nơi dễ lây nhiễm: Nếu du lịch tới những miền nhiệt đới như Nam Mỹ hay châu Phi cận Sahara, bạn đang đối mặt với khả năng cao bị nhiễm bệnh.
Cách phòng tránh: May mắn là sốt vàng da đã có vắc xin phòng bệnh. Một vài quốc gia còn yêu cầu phải tiêm chủng cho loại bệnh này và được quốc tế công nhận. Dù vậy, bằng chứng về việc tiêm vắc xin không có hiệu lực trong vòng 10 ngày sau đó nên bạn đừng lần chần trì hoãn. Chiến thuật bịt mặt tránh muỗi cơ bản cũng có thể áp dụng ở đây.
Thúy Hằng (theo Thrillist)
VnExpress
Quả khế - Thuốc tốt 'khắc tinh' của bệnh tật
Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe. Không chỉ vậy, khế còn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch, tăng cường thị lực,...
Y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải thiện sức khỏe sau những cơn say bí tỉ và trị say nắng...
Nước ép từ quả khế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng.
Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày.
Đông y còn dùng hoa khế để trị bệnh sốt rét, lấy lá khô chữa ung loét đường tiêu hóa.
Khoa học hiện đại đã xác định trong thành phần của khế múi, có các chất theo g%: nước 92, protid 0,6, glucid 3,1; cellulose 2,6; và theo mg%: calcium 10; phosphor 8; sắt 0,9; caroten 160; vitamin B1 0,05; vitamin C 30.
Cả phương Đông lẫn phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế, và tên của người thầy thuốc và triết gia Arập Averrhoes (thế kỷ 12) đã được dùng để đặt tên cho cây khế.
Averrhoes đã phát hiện khế là một dược liệu tốt, dùng trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để làm tiêu tan sự rã rời, bải hoải; còn dùng chữa bệnh ngứa, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho , sưng hạch tiết nước bọt, viêm họng, đau thấp khớp, phù thũng.
Chất xơ hoà tan trong quả khế còn có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch.
Không chỉ vậy, thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hoá thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Quả khế còn có khả năng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh tật nhờ vào lượng vitamin C dồi dào chứa.
Vitamin C là một loại chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng và tràn đầy sức sống.
Lá khế còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để trị viêm họng, ho khan, ho có đờm, nổi mề đay và mẩn ngứa.
Bạn cũng có thể dùng lá và rễ cây khế phơi khô, xay nhuyễn đắp lên vết thương để điều trị bệnh thuỷ đậu và bệnh sởi cho trẻ em.
Khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Uống nước ép khế thường xuyên cũng là cách làm hay để hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và trị các bệnh về gan.
Lưu ý: Những người mắc các bệnh về thận cần tránh ăn khế vì khế có chứa nhiều axít oxalic . Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt, vì axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.
Chất axít này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới năm tuổi nên hạn chế ăn.
Người đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ...
Theo Lao Động
Báo động về sốt rét kháng thuốc ở Đông Nam Á Trong bài báo đăng trên tờ New England Journal of Medicine, nhóm nhà khoa học Anh kêu gọi hành động quyết liệt hơn trước tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lan tràn tại Đông Nam Á. Hồng cầu nhiễm sốt rét Ảnh: BBC GS Nicolas White tại ĐH Oxford và cộng sự đã phân tích 1.000 mẫu máu ở 10...