52 giờ lọc máu cứu bé trai 7 tháng tuổi bị tay chân miệng độ 4 nguy kịch tại bệnh viện tuyến tỉnh
Bé trai 7 tháng tuổi mắc tay chân miệng độ 4 biến chứng sốc, suy hô hấp và ngưng thở, tình trạng vô cùng nguy kịch.
Ngày 23/4, đại diện Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết, nơi đây vừa cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhi bị tay chân miệng rất nặng.
Bác sĩ Đỗ Thị Yến, Trưởng khoa Nhi của BV cho biết, bé T.C.K. (7 tháng tuổi) được chuyển từ cơ sở y tế tuyến huyện đến với bệnh cảnh sốt cao 2 ngày, giật mình chới với, hốt hoảng nhiều. Khi vào viện, bé được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bị tay chân miệng độ 2b.
Nhưng chỉ trong chưa đầy 24 giờ sau nhập viện, bệnh chuyển biến nặng lên độ 4 (độ nặng nhất). Bệnh nhi vào sốc, suy hô hấp và diễn tiến ngưng thở.
Bé trai hời điểm bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng, lâm vào sốc và suy hô hấp.
Ekip điều trị đã đặt nội khí quản và chống sốc, truyền dịch, dùng thuốc vận mạch nhưng bé vẫn không đáp ứng nhiều.
Video đang HOT
Trước tình huống nguy cấp, các bác sĩ đã tiến hành đưa bệnh nhi vào lọc máu. Sau 52 tiếng lọc máu liên tục, sinh hiệu bé dần trở về bình thường, men gan giảm.
Hiện tại sau ngày thứ 13 điều trị, sức khỏe bé đã cải thiện rất nhiều và dự kiến sẽ xuất viện sau 1 tuần nữa sau khi xử lý hoàn toàn tình trạng viêm phổi.
Sau 13 ngày điều trị tích cực, bé đã qua cơn nguy kịch.
“Hôm đó con tôi bé đang bình thường thì bất ngờ nóng sốt, chảy nước miếng nhiều, bú không được. Qua ngày sau thì đã tiến triển nặng rồi. Nghe bác sĩ nói con có thể mất mạng tôi sợ lắm. Thật may là bé đã qua khỏi” – người mẹ chia sẻ.
Theo bác sĩ Yến, từ đầu năm 2021 đến nay khoa Nhi, BV tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận đến 238 ca tay chân miệng, tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 2 ca độ 4 và 6 ca độ 3.
Nhờ được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, thuốc men và các y bác sĩ được tập huấn kỹ lưỡng nên BV đã xây dựng được một ekip lọc máu khá hoàn thiện, giúp cứu chữa nhiều ca bệnh nguy kịch.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 chia sẻ, với những trường hợp mắc tay chân miệng độ 4 thì tại BV tuyến trên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cứu sống bệnh nhi.
Do đó việc BV tuyến tỉnh điều trị thành công trường hợp trên là điều rất đáng mừng.
Dự kiến bé sẽ được xuất viện sau 1 tuần nữa.
Các bác sĩ cảnh báo phụ huynh nên chú ý các dấu hiệu bất thường của con, bởi giai đoạn đầu là giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhi chỉ sốt nhẹ và có một vài triệu chứng thông thường như ho, tiêu chảy nên nhiều cha mẹ ít quan tâm.
Để phòng chống bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần giữ vệ sinh cho bé, vệ sinh sàn nhà, tay nắm cửa. Tránh cho bé đến chỗ đông người.
Khi xuất hiện bóng nước, sốt phát ban phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được can thiệp xử trí kịp thời.
Lọc máu liên tục cho bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng nặng
Chiều 12-4, BS Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, khoa đang tiến hành lọc máu để điều trị bệnh tay chân miệng cho bệnh nhi nam V.Đ.K., 18 tháng tuổi, ngụ xã Bảo Bình, H.Cẩm Mỹ.
BS Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc thăm khám cho bé K.
Bệnh nhân được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh tối 11-4 trong tình trạng sốt cao, giật mình nhiều, ói nhiều, bắt đầu tổn thương tim, tổn thương não. Các bác sĩ đã ngay lập tức tiến hành cấp cứu, truyền thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, cho bệnh nhân thở máy, chống phù não và lọc máu liên tục. Đến chiều 12-4, tình trạng bệnh nhi tương đối ổn định. Các bác sĩ sẽ tiếp tục lọc máu, truyền thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ, hồi sức.
Mẹ bé K. cho biết, bé là con đầu của vợ chồng chị. Do còn nhỏ nên bé K. chưa đi nhà trẻ, chỉ ở nhà chơi với bà ngoại và thường xuyên đi chân đất ra ngoài.
Ngoài trường hợp bé K. còn có 1 trường hợp khác là bé gái N.H.T.T., 8 tháng tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành cũng đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực chống độc. Bé T. nhập viện cách đây 3 ngày trong tình trạng sốt cao, co giật, liệt nửa người bên trái. Các bác sĩ đang tích cực điều trị cho bé, chờ đến khi bé ổn định sức khỏe sẽ tập vật lý trị liệu cho bé.
Mẹ bé T. đang chăm sóc cho bé tại bệnh viện.
Theo BS Nguyễn Trọng Nghĩa, bệnh tay chân miệng nặng thường xảy ra đối với những bệnh nhi dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi thường bị rất nặng. Có những bệnh nhi bị tổn thương phổi, có em tổn thương tim, tổn thương não, liệt chi.
Những trẻ bị bệnh tay chân miệng nặng có dấu hiệu khá kín đáo, không nổi bóng nước, loét miệng nhiều như trẻ bị bệnh tay chân miệng thông thường nên rất khó phát hiện. Bệnh tay chân miệng biến chứng nặng diễn biến rất nhanh. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để thăm khám và điều trị nếu trẻ sốt cao liên tục, quấy khóc nhiều, giật mình hoặc đi đứng chới với, run tay.
Bị tay chân miệng, 8 trẻ nguy kịch phải lọc máu, thở máy Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng ghi nhận 8 ca mắc tay chân miệng ở độ III, IV phải nằm khoa hồi sức, can thiệp chuyên sâu. Sáng nay (8/4), có mặt tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, phóng viên ghi nhận rất nhiều trẻ em được người thân đưa đến khám. Bệnh viện này hiện nay là...