5 triệu chứng khiến mẹ khó chịu khi mang thai nhưng lại tốt cho đứa trẻ trong bụng
Những triệu chứng khi mang thai có thể khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn nhưng chúng lại báo hiệu rằng em bé đang phát triển tốt.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Thực sự không có gì vui khi những loại thực phẩm vốn là sở thích của bạn thì nay lại khiến bạn buồn nôn không thể ăn được. Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, nôn ói là những triệu chứng phổ biến khi ốm nghén. Chúng thường xảy ra vào buổi sáng nhưng cũng đủ khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lisa Chin (làm việc tại Bệnh viện Mount Alvernia, Singapore), khi mang thai, khứu giác của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, chỉ cần ngửi một chút nước hoa vốn bạn rất yêu thích cũng có thể khiến bạn buồn nôn. Nguyên nhân của chứng ốm nghén là do sự gia tăng đột ngột của hormone hCG – hormone cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 6 thai kỳ và may mắn triệu chứng này thường sẽ kết thúc ở tuần thứ 14.
#2. Ngực đau và mềm
Video đang HOT
Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, ngực của người mẹ đã có sự thay đổi rõ rệt. Lý do là bởi các ống dẫn sữa đang tăng lên và phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời.
Bạn cũng sẽ cảm thấy ngực đau mỗi khi chạm, khi tắm hoặc lúc mặc áo ngực. Lý do của sự thay đổi này cũng là vì sự gia tăng của nồng độ progesterone và estrogen – các hormone cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ.
#3. Tăng cân
Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết bởi trong thời gian này cân nặng đó không chỉ của mẹ bầu mà còn là của em bé trong bụng, của nước ối, của máu, tử cung… Theo các chuyên gia, việc tăng cần là cần thiết và là dấu hiệu em bé đang phát triển tốt nhưng mẹ cũng không nên tăng cân quá nhiều, chỉ nên tăng từ 10 đến 13kg là đủ.
Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết. (ảnh minh họa)
#4. Xuất hiện nhiều tiết dịch âm đạo
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ nhận thấy tiết dịch âm đạo tăng lên đáng kể – đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Lý do là bởi nồng độ estrogen tăng lên đáng kể khi mang thai. Ngoài ra, việc cơ thể cung cấp nhiều máu hơn đến âm đạo cũng gây ra tiết dịch nhiều hơn.
Tiết dịch âm đạo thải ra nhiều cũng giúp ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập của vi trùng nào vào tử cung qua đường âm đạo, gây nhiễm trùng và giúp giữ em bé được an toàn.
#5. Đi tiểu nhiều
Việc phải đi tiểu thường xuyên với thân hình lạch bạch của một bà bầu khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng đây lại là việc có lợi cho thai kỳ. Bởi lúc này thai nhi đang ngày một lớn hơn sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu.
Mặc dù có thể khiến bạn khó chịu nhưng hãy uống nhiều nước để bù lại nhu cầu đi tiểu thường xuyên của bạn bởi nước rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Vì sao không có thai vẫn ốm nghén, bụng to?
Người mang thai giả có triệu chứng giống mang thai thật, như mất kinh, bụng to lên, là do trạng thái hoang tưởng tác động đến sinh lý.
Mang thai giả (dân gian còn gọi là thai ma, hoang tưởng mang thai..) là tình trạng một phụ nữ không mang thai nhưng tin rằng mình có thai. Lúc này, người phụ nữ có những biến đổi về mặt cơ thể giống như người đang thai nghén. Các biểu hiện thường gặp là mất kinh nguyệt, bụng to dần lên, cho rằng có cử động thai do cảm giác chủ quan sai lệch... Nhiều người còn có cảm giác ốm nghén, sợ một số loại thức ăn, và mùi vị.
Những triệu chứng này có thể kéo dài chỉ trong vài tuần, trong chín tháng hoặc thậm chí vài năm. Một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân mang thai giả sẽ đến phòng khám hoặc bệnh viện với cảm giác đau như chuyển dạ.
Theo Healthline, vào những năm 1940, các trường hợp hoang tưởng mang thai xảy ra ở khoảng 1 trên 250 ca mang thai. Con số sau đó giảm dần do công chúng tin và dựa vào các biện pháp chẩn đoán khoa học hơn. Độ tuổi trung bình của phụ nữ từng hoang tưởng mang thai là 33, nhưng cũng xuất hiện những ca ở trẻ em 6 tuổi và phụ nữ 79 tuổi.
Bác sĩ Lưu Quốc Khải, nguyên trưởng khoa Đẻ 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết trong sản khoa, tiêu chẩn để chẩn đoán một người có mang thai hay không là xét nghiệm beta hCG (xét nghiệm kiểm tra nồng độ hCG có trong máu hoặc trong nước tiểu) và siêu âm ổ bụng. Nếu kết quả không có thai là chắc chắn không có thai.
Việc người phụ nữ có các triệu chứng giống như mang thai thực sự, điển hình là mất kinh, bác sĩ giải thích đó là do trạng thái hoang tưởng của bệnh nhân làm ảnh hưởng đến sinh lý, kinh nguyệt. Khi tâm trạng căng thẳng, biến động, người phụ nữ cũng có thể mất kinh.
Hiện tượng bụng to lên trong quá trình mang thai giả là do có thể khi dùng thuốc không rõ nguồn gốc, trong thuốc có thể chứa corticoid. Chất này có khả năng giữ nước, làm cho không chỉ bụng mà cả người béo lên do tích nước, khiến cơ thể nặng nề, mệt mỏi, tưởng là dấu hiệu có thai. Cộng với tâm trạng đang mong có con, người phụ nữ nghĩ là có thai nhưng không phải.
Bác sĩ cho rằng việc những "thầy tâm linh" cho thuốc uống để có thai là hành động lừa đảo. "Nhiều người nhẹ dạ cả tin quá mức, khi siêu âm được khẳng định không có thai thì bắt vạ, cho rằng bệnh viện làm hỏng thai", bác sĩ cảnh báo.
Mang thai giả là một vấn đề được xếp vào các rối loạn tâm thần. Ảnh: Mujeresrd
Con người chưa biết chính xác nguyên nhân của chứng mang thai giả. Một số chuyên gia cho rằng lý do đến từ chấn thương về thể chất hoặc sang chấn tinh thần, trong khi một số khác cho rằng đó là sự mất cân bằng hóa học cơ thể.
Theo WedMD, khi một người phụ nữ cảm thấy muốn mang thai mãnh liệt, cơ thể có thể tạo ra một số dấu hiệu mang thai (như bụng to, ngực to và thậm chí cảm giác chuyển động của thai nhi). Não của người phụ nữ sau đó giải thích sai những tín hiệu đó là mang thai và kích hoạt sự giải phóng hormone (như estrogen và prolactin) dẫn đến các triệu chứng như người mang thai thực sự.
Trong điều trị, sau khi bác sĩ chứng minh đây thực sự là một thai kỳ giả, họ sẽ đưa đến các chuyên gia tâm lý tiến hành kiểm tra tâm lý, kết hợp các liệu pháp hỗ trợ giúp bệnh nhân phục hồi giả bệnh nhanh chóng, bởi đây là một vấn đề được xếp vào các rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, các bác sĩ cần nói sự thật một cách nhẹ nhàng để bệnh nhân không bị sốc.
Mẹ bầu làm chuyện ấy, em bé trong bụng cảm thấy thế nào? Đây là câu trả lời! Nhiều mẹ bầu kiêng hoàn toàn chuyện "yêu" trong cả thai kỳ vì lo sợ và cả "xấu hổ" với em bé trong bụng. Khi mang thai, mẹ có thể đổ lỗi cho việc thay đổi hormone trong cơ thể, ốm nghén, đau lưng, phù chân... mà không quan tâm đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thậm chí nhiều cặp đôi còn có...