5 thực phẩm giá rẻ như cho nhưng tăng cường sức đề kháng cực tốt trong mùa dịch
Muốn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe gia đình trong mùa dịch, bạn nên bổ sung ngày 5 loại thực phẩm này thường xuyên.
Quả ổi rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.
Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây, rau củ. Ngoài trái cây họ cam quýt, ổi cũng dồi dào vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống cảm lạnh, nhiễm virus. Nước ổi ép góp phần hồi phục sức khỏe với người bị ho, cảm lạnh.
Loại quả này còn chứa nhiều vitamin A, chất xơ, kẽm, kali, manga; chất chống oxy hóa khác như carotene và lycopene… có tác dụng nhuận trường, cho đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ kiểm soát huyết áp, chống lão hóa…
Ớt chuông đỏ
Video đang HOT
Bạn có biết rằng? Một chén ớt chuông đỏ xắt nhỏ chứa gần gấp ba lần hàm lượng vitamin C trong một quả cam (khoảng hơn 190 mg). Chỉ cần ăn 100 gram ớt chuông đỏ đã có thể đảm bảo lượng vitamin C khuyến nghị.
Ớt chuông đỏ chứa vitamin A, E, B6… góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… Chất phytochemical và carotenoid, nhất là beta-carotene (tiền chất của vitamin A) có trong ớt chuông còn chống oxy hóa, chống viêm…
Tỏi
Bên cạnh việc là một gia vị quen thuộc trong nhà bếp, tỏi còn được sử dụng để giúp phòng chống lại các bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… Tỏi chứa rất nhiều iốt và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,…Chính vì vậy, bổ sung tỏi trong mùa dịch không chỉ giúp nâng cao nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các bệnh khác. Bởi vậy bạn nên chế biến tỏi trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Gừng
Gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc trong nhà bếp, gừng còn được nhiều người sử dụng khi bị cảm thông thường bởi vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm khác.
Ngoài ra, trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa sự tổn thương DNA của cơ thể bạn. Chúng có thể giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và các bệnh về phổi, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa…
Nghệ
Nghệ cũng được xem là 1 trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt. Cụ thể, curcumin trong củ nghệ giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể, làm tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, củ nghệ còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt… và còn nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm khác, giúp hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,…
Nếu bạn thường xuyên uống trà nghệ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn cực mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm lạnh và cảm cúm.
Bác sĩ tại nhà: Tăng sức đề kháng sau tiêm vắc xin Covid-19
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi chuẩn bị đi tiêm vắc xin Covid-19. Tôi được biết sau khi tiêm vắc xin có thể sẽ rất mỏi mệt. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về việc tăng sức đề kháng sau khi tiêm phòng? Phạm Thị Thanh Huyền (Kim Mã, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi người, đau sưng tại chỗ tiêm... Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn trong 1 - 2 ngày.
Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, mỗi người cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể thường có các dấu hiệu đau, sốt vì thế, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Với độ tuổi của bạn, nhu cầu nước là 35ml/kg. Bên cạnh đó, cần uống nước đúng cách, uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Bởi khi uống nhiều một lúc, lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Hãy uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, điều đó sẽ giúp giảm cơn khát tốt hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước có pha thêm chút muối, nước rau, nước Oresol, nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Bạn cần ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hằng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản) và thực vật (đậu, đỗ). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh cần dùng từ 200 - 300g/người/ngày, quả chín từ 100 - 200g/người/ngày.
Khi chế biến thực phẩm phải lựa chọn thực phẩm tươi sống, không ăn những thực phẩm từ gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn món tái, gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống.
Phòng viêm amidan cho trẻ trong mùa hè thế nào? Viêm amidan là bệnh diễn ra quanh năm. Làm thế nào để phòng chống viêm amidan cho trẻ ngay cả trong những ngày hè nóng nực thế này? Ảnh minh hoạ Cẩn trọng biến chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung...