5 thói quen tưởng tốt nhưng thực chất lại là “sát thủ” của dạ dày
Hiện nay, nhiều người chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe dạ dày thông qua một số thói quen trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng như rất tốt nhưng chính nó lại là “sát thủ” có thể gây hại dạ dày.
Dưới đây là 5 thói quen có thể làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng
Thời gian dài tiêu thụ lượng lớn đậu phụ
Nhiều người cho rằng đậu phụ là thực phẩm tốt cho việc nuôi dưỡng dạ dày, tuy nhiên đây là một hiểu lầm, bởi có rất nhiều piu-rin trong các sản phẩm đậu nành, nó kích thích tiết axit dạ dày và gây đầy hơi ở dạ dày, khiến cơ thể phát sinh triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đầy hơi đường ruột, tiêu chảy và khó tiêu. Tiêu thụ đậu phụ trong thời gian dài với số lượng lớn cuối cùng sẽ gây hại cho cơ thể.
Hình minh họa
Buổi sáng uống một tách trà
Dịch dạ dày của con người có tính axit mạnh, và giá trị pH khoảng 0,9 ~ 1,5. Duy trì độ axit này có thể làm giảm hiệu quả nhiễm trùng vi khuẩn trong dạ dày và có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên, nếu thời gian dài chúng ta sử dụng chất kiềm như uống trà, sẽ gây trung hòa axit dạ dày và tăng độ pH của dịch dạ dày, điều này làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày, tăng số lượng vi khuẩn và chất gây ung thư.
Hình minh họa
Thời gian dài ăn cháo
Miệng sẽ tiết ra nước bọt khi nhai thức ăn, có một chất quan trọng trong nước bọt – amylase nước bọt, giúp chúng ta tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên, khi ăn cháo, vì không có hành động nhai, việc tiết amylase nước bọt bị giảm, khiến thời gian tiêu hóa thức ăn có tinh bột trong dạ dày kéo dài, đồng thời cháo có lượng nước tương đối nhiều, khi vào sẽ làm loãng dịch dạ dày, khiến nhu động dạ dày rất chậm chạp. Ngoài ra, đối với những người mắc các bệnh về dạ dày, ăn cháo sẽ kích thích cơ thể tiết càng nhiều axit dạ dày, điều này rất dễ gây trào ngược, làm tổn thương thực quản.
Video đang HOT
Hình minh họa
Ăn ít thực phẩm và chia làm nhiều bữa
Người khỏe mạnh ăn ít thực phẩm và chia làm nhiều bữa không phải là vấn đề lớn, nhưng với người bị viêm loét dạ dày ăn “ít thực phẩm và chia làm nhiều bữa” lại là một vấn đề nguy hại. Khi thức ăn đi vào dạ dày nhiều lần, đối với dạ dày là một loại kích thích, không chỉ khiển tăng vận động đường tiêu hóa, mà còn khiển dạ dày tăng tiết axit dạ dày và protease. Do đó, càng ăn nhiều bữa, axit dạ dày càng được tiết ra nhiều, điều này không có lợi cho việc chữa lành bệnh.
Hình minh họa
Uống sữa trước khi đi ngủ
Uống sữa trước khi đi ngủ không phải là “công thức tốt cho sức khỏe” của mọi người. Bởi vì protein, chất béo và đường trong sữa có thể gây tiết axit dạ dày, nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược axit ở trạng thái bụng rỗng vào ban đêm, gây tổn thương cho dạ dày. Những người có dạ dày xấu không nên uống sữa trước khi đi ngủ.
Hình minh họa
Phương pháp nuôi dưỡng dạ dày chính xác:
- Ăn ba bữa một ngày đúng quy luật
Ăn 3 bữa đúng quy luật, không được đợi đến khi bụng thật đói mới đi ăn cơm. Chỉ cần ăn uống đúng bữa, vận động dạ dày mới có thể duy trì sự nhịp nhàng, chức năng đường tiêu hóa được bảo vệ.
Hình minh họa
- Không nên ăn quá nhanh
Thức ăn trong miệng nhai càng kỹ, gánh nặng cho dạ dày càng ít. Cố gắng, khi ăn uống luôn nhắc nhở bản thân nhai nhiều lần rồi mới nuốt, dần dần sẽ phát triển được thói quen nhai chậm.
- Ăn ít hoặc không ăn đồ ướp, muối
Nitrite có thể được chuyển đổi thành nitrosamine trong dạ dày, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Giăm bông, xúc xích và các loại thực phẩm muối chua có hàm lượng nitrite tương đối cao. Đặc biệt các loại thịt ướp nhiều gia vị để nướng, nguy cơ gây ung thư càng lớn. Những người có chức năng tiêu hóa kém, người già và trẻ em, cố gắng không nên ăn.
Hình minh họa
- Cẩn thận sử dụng các phương thuốc để “nuôi dưỡng dạ dày”
Các món như cháo, canh dưỡng dạ dày, tất cả đều là những món ăn thông thường, không nên nâng cao tác dụng của chúng. Hơn nữa nhiều loại canh, loại cháo thực tế cũng có nhiều dầu, nhiều muối, không tốt cho sức khỏe, kiến nghị không nên ăn nhiều.
- Chú ý đến vệ sinh thực phẩm và dụng cụ ăn uống
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ngày càng gia tăng. Loại vi khuẩn này sống trong dạ dày và là nguyên nhân của nhiều bệnh viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori chủ yếu là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc sử dụng các dụng cụ ăn uống không được khử trùng nghiêm ngặt. Do vậy khi ăn cần chú ý đến vệ sinh thực phẩm và dụng cụ đồ ăn.
Hà Vũ (Dịch theo Sohu.com)
Theo vietnamnet
Tại sao bụng 'réo' mỗi khi đói?
Mỗi khi đói, bụng bạn lại phát ra những tiếng ọc...ọc...ọc...Âm thanh ấy từ đâu ra?
Lý giải trên tờ Scientific American, Phó Giáo sư sinh lý học Mark A.W.Andrews (Mỹ) cho biết, đường tiêu hóa là một ống rỗng chạy từ miệng đến hậu môn và được bao bọc chủ yếu từ những lớp cơ trơn. Âm thanh óc ách phát ra từ bụng là do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Thức ăn sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột nên khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn.
Các chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm để làm rõ hơn chu trình này. Họ sử dụng 1 quả bóng bay gắn ống khí và để một người đói bụng nuốt quả bóng ấy vào như nuốt thức ăn. Quả bóng đã được thổi đầy hơi khi xuống tới dạ dày. Điều đó chứng tỏ, nguyên nhân chính gây ra những âm thanh òng ọc chính là lượng khí không nhỏ trong bụng mỗi người. Những khí này thường bao gồm nito, oxy do chúng ta hít vào, carbon dioxit, hydro, methan do phân giải thức ăn sinh ra. Những tiếng kêu ọc ọc có ý nghĩa cho ta thấy hệ tiêu hóa của ta hoạt động tốt.
Cụ thể, lúc đói bụng, nhu động ruột tăng lên, dạ dày co bóp tiết ra dịch vị tiêu hóa. Nếu trong ruột có thức ăn, chúng sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày, còn ngược lại khi bụng rỗng - âm thanh phát ra sẽ kêu to hơn, và đương nhiên bạn sẽ nghe rõ tiếng sôi bụng. Các chuyên gia nói hiện tượng này là cách để cơ thể tự làm sạch, đẩy thức ăn thừa, vi khuẩn ra ngoài. Quá trình làm sạch kéo dài khoảng 10 - 20 phút và lặp lại sau 2 giờ - cho đến khi bụng được nạp thêm thức ăn.
Một số lời khuyên của chuyên gia để dạ dày khỏe hơn:
Không nên ăn quá no. Nếu ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ buộc phải làm việc quá sức, bụng sẽ kêu thường xuyên hơn.
Hạn chế thức ăn khó tiêu. Một số loại chất bột (carb) có tính kháng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên kiêng chất bột hoàn toàn vì chúng cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần ăn chừng mực để tốt cho dạ dày mà vẫn giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng.
Nhận biết dấu hiệu bụng đói. Đừng quên rằng tình trạng bụng "đánh trống" diễn ra cả khi bạn vừa ăn xong và khi đã lâu chưa ăn. Để tránh ăn quá nhiều và bụng kêu ầm lên, hãy học cách phân chia thời gian trong chế độ ăn thường ngày là cách tốt nhất để tuân thủ đúng và tránh ăn uống tùy tiện.
Ăn chậm và nhai kỹ. Những người nuốt nhiều không khí thường bị sôi bụng nhiều hơn những người khác. Nếu ăn quá nhanh hoặc nói chuyện nhiều khi ăn, bạn thường nuốt nhiều không khí vào bụng. Nên ăn chậm hơn để tránh tình trạng này.
Tập thể dục đều đặn. Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ đó bụng thường phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, việc không tập luyện cũng tác động tiêu cực đến cân nặng và sức chịu đựng của cơ thể đối với một số thực phẩm gây đầy hơi và tiếng kêu trong bụng.
Phương Ly
Theo ngaynay
Uống gì trước khi ngủ để giảm cân? Bạn vẫn có thể giảm cân trong khi ngủ bằng cách uống một cốc sữa, một tách trà hoa cúc hoặc một ly nước ép nho trước khi lên giường. Sữa Một ly sữa (ấm hoặc không) có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nhờ thành phần tryptophan (một loại axít amin quan trọng) và canxi. Ngủ ngon đồng nghĩa bạn sẽ ít...