5 thói quen ăn uống được khoa học chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư
Có một số thói quen ăn uống được khoa học chứng minh là giúp ngăn ngừa ung thư. Mặc dù chọn cho mình một lối sống lành mạnh sẽ không đảm bảo chúng ta có thể “thoát khỏi” ung thư nhưng điều đó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển của căn bệnh này.
Bạn có bao giờ tự hỏi căn bệnh tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là gì không?
Theo thống kê năm 2015, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Singapore với tỉ lệ 29,7%. Ở quốc gia này, cứ trong 4 đến 5 người thì sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Điều đáng quan tâm hơn là tỷ lệ này đã gia tăng hàng năm từ năm 2011 đến 2015.
Trong cuộc sống, mọi thứ đều đó rủi ro. Nếu thỉnh thoảng bạn đánh bạc, bạn có thể thắng được số tiền nhỏ; nếu bạn làm điều đó thường xuyên, bạn sẽ tăng nguy cơ gặp phải một khoản nợ lớn. Chế độ ăn uống cũng vậy. Nếu đôi khi bạn ăn các loại thực phẩm không tốt để thỏa mãn cơn thèm của mình, bạn vẫn có thể duy trì sức khỏe tốt; nhưng nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng lên đáng kể.
Sau đây là 5 thói quen ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư theo khuyến nghị của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh giúp ngăn ngừa ung thư
1. Tăng cường chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả không chứa tinh bột
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Đối với các bệnh ung thư khác, một số bằng chứng cho thấy rằng ăn nhiều trái cây và rau quả không chứa tinh bột làm giảm nguy cơ gây ung thư khoang miệng, thực quản, phổi, vú, dạ dày và bàng quang.
Trong một ngày, lượng trái cây và rau quả không chứa tinh bột nên chiếm tổng cộng ít nhất năm phần, hoặc tổng cộng 400 gram trong các bữa ăn. Để phòng ngừa ung thư, mỗi ngày cơ thể nên hấp thụ 30 gram chất xơ từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau không chứa tinh bột và các loại đậu. Ngoài ra, cơ thể được cung cấp đủ chất xơ mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính khác.
2. Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống ngọt
Thừa cân và béo phì chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Đó là lý nên hạn chế ăn thực phẩm đã qua chế biến vì chúng chứa hàm lượng chất béo, đường và calo. Các thực phẩm này bao gồm khoai tây chiên, pizza, bánh, bánh ngọt, bánh quy,món tráng miệng, đồ uống ngọt, và tương tự.
Tránh tình trạng béo phì không chỉ giúp ích về ngoại hình mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, cũng như ung thư. Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì bao gồm ung thư thực quản, tuyến tụy, túi mật, gan, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung. Vì vậy, hạn chế ăn nhiều thực phẩm đã qua chế biến và giàu chất béo và đường là một thói quen tốt để giúp bạn ngăn ngừa ung thư.
3. Hạn chế ăn thịt đỏ và đồ nguội
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ bao gồm các loại như thịt cừu, thịt bò, thịt bê, ngựa… Đồ nguội bao gồm thịt đã được lên men, ướp muối, hun khói, tẫm ướp gia vị hoặc chất bảo quản, như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông.
Tuy nhiên, thịt đỏ là một loại thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin B12 và kẽm. Nếu bạn chọn giảm tiêu thụ thịt đỏ, hãy nhớ thay thế bằng hỗn hợp các thực phẩm khác cung cấp chất dinh dưỡng tương đương như thịt gà, cá, trứng, các loại đậu, hạt, hạt và ngũ cốc.
Mặt khác, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ dưới ba phần (hoặc tổng trọng lượng nấu chín 350-500 gram) một tuần. Trong khi đó, nên tránh sử dụng thịt đã qua chế biến vì trong quá trình bảo quản có thể làm phát triển các chất gây ung thư.
Video đang HOT
Rượu bia luôn được xác định là không tốt cho sức khỏe
4. Tránh uống rượu
Uống rượu là một trong các lí do dẫn đến ung thư. Nó được chứng minh là có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như miệng, thực quản, gan, đại trực tràng và thậm chí là ung thư vú.
Bạn có thể đã nghe nói rằng rượu vang đỏ tốt cho tim mạch, nhưng bằng chứng cho thấy tất cả các loại đồ uống có cồn đều ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư. Điều này bao gồm các loại bia, rượu vang và rượu mạnh.
Tuy nhiên, không có ngưỡng giới hạn nào cho việc uống rượu để ngăn ngừa nguy cơ ung thư tăng cao. Nếu bạn muốn giảm nguy cơ phát triển ung thư, cách tốt nhất là bạn tránh uống rượu.
5. Không sử dụng các chất bổ sung để ngăn ngừa ung thư
Sự tiện lợi của vitamin tổng hợp không phải là giải pháp bạn nên chọn để ngăn ngừa các loại bệnh ung thư. Các chất bổ sung này đã được chứng minh là không giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nó có thể gây hại cho cơ thể.
Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các chất bổ sung như beta-carotene liều cao làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc. Nếu có thể, bạn cần cố gắng hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Chỉ khi không thể, hoặc có nhu cầu về các nguyên tố vi lượng cao hơn bình thường, chẳng hạn như trong khi mang thai hoặc khi mắc một số bệnh, bạn mới nên sử dụng các chất bổ sung này.
Nhà khoa học 91 tuổi có hơn 60 năm nghiên cứu về ung thư tóm tắt 4 yếu tố gây ung thư và "đơn thuốc" phòng ngừa
Nhờ kinh nghiệm nghiên cứu hơn 60 năm về ung thư, ở tuổi 91 nhưng nhà khoa học Sun Yan (Trung Quốc) vẫn rất mạnh khỏe, minh mẫn. Ông chia sẻ 4 yếu tố gây ung thư và 4 biện pháp phòng, tránh hiệu quả mà ông đã áp dụng.
Có thể nói, nhà khoa học, viện sĩ hàn lâm Sun Yan là một trong những người đi tiên phong trên con đường nghiên cứu để điều trị ung thư tại Trung Quốc, đến nay, ông đã có hơn 60 năm kinh nghiệm. Ở tuổi 91 tuổi, so với những người cùng tuổi, ông Yan vẫn rất mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng khi phát biểu tại các cuộc họp chia sẻ kiến thức về ung thư. Ông thường nói đùa với những người xung quanh rằng ông còn rất trẻ, sinh cuối những năm 80.
Ông tự tin nói rằng nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra với mình, nó sớm có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Điều này là bởi ông luôn tin vào câu nói: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chữa bệnh sớm tốt hơn chữa bệnh muộn".
Nhà khoa học Sun Yan (91 tuổi, Trung Quốc) là một trong những người đi tiên phong trong nghiên cứu điều trị ung thư.
Ông Yan trả lời phỏng vấn trên đài CCTV của Trung Quốc.
Mới đây, trên cuộc phỏng vấn phát trên truyền hình CCTV của Trung Quốc, ông Sun đã chia sẻ bí quyết sống khỏe, sống lâu của mình và một số lời khuyên để phòng, chống ung thư trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
4 yếu tố gây ung thư được tóm tắt bởi nhà nghiên cứu Sun Yan
1. Thói quen xấu trong ăn uống
Theo thống kê, khoảng một nửa số bệnh ung thư có liên quan đến thói quen sinh hoạt xấu, đặc biệt là trong chế độ ăn uống, nếu bạn thường ăn một số thực phẩm giàu calo, chất béo cao, dễ gây béo phì. Thực tế, giữa béo phì và nhiều loại ung thư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Một số loại thực phẩm có nguy cơ ung thư cũng nên tránh ăn thường xuyên như như cá muối, dưa chua... Bởi trong chúng có nhiều thành phần nitrit, dưới tác dụng của axit dạ dày, nó sẽ phản ứng với protein để tạo ra nitrosamine gây ung thư, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư đường ruột và ung thư dạ dày...
Ngoài ra, những thói quen xấu trong ăn uống như ăn quá nhanh hoặc ăn đồ quá nóng cũng làm tăng nguy cơ ung thư, nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao.
Bên cạnh thói quen ăn uống, một số thói quen xấu trong cuộc sống cũng là tăng nguy cơ gây ung thư cho cơ thể. Chẳng hạn như thức khuya, nếu phụ nữ thức khuya trong thời gian dài, nguy cơ ung thư vú có thể tăng đến 47%, bởi việc làm này có thể làm giảm sự tiết chất melatonin ức chế vú.
Nghiện rượu cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác..
2. Chất gây ung thư sinh học
Các chất gây ung thư sinh học chủ yếu bao gồm virus, nấm mốc và vi khuẩn.
- Virus: Chẳng hạn như papillomavirus ở người liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản, ung thư da và các bệnh ung thư khác. Virus viêm gan B và virus viêm gan C là nguyên nhân chính gây ung thư gan. HIV thường gây ra ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
- Nấm mốc: Phổ biến nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus Vers có thể tạo ra aflatoxin - chất gây ung thư hàng đầu, tạo ra ung thư gan; chất chuyển hóa Fusarium và nitrosamine - nguyên nhân chính dẫn đến ung thư thực quản.
- Vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có mối quan hệ nhất định với viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày.
- Một số chất gây ung thư sinh học khác: Schistosomzheim japonicum có thể gây ung thư ruột kết và trực tràng, bệnh sán máng có thể gây ung thư bàng quang...
3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm ngoài trời và ô nhiễm trong nhà. Trước đây chủ yếu là do khí thải công nghiệp, khí thải ô tô... Tuy nhiên, ngày này chúng ta phải tính đến cả những nguồn ô nhiễm xuất phát ngày trong căn nhà của mình như khói nhà bếp, các hoạt động trang trí trong nhà, khói thuốc... Dù bằng cách nào, tiếp xúc thường xuyên với các nguồn này có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.
4. Hút thuốc
Khói có chứa nhiều chất gây ung thư, bao gồm hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất thơm ammonized, nitrosamine... Chúng đều là thủ phạm dẫn đến một loạt bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Do đó, mọi người được khuyên nên bỏ thuốc vì sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để ngăn ngừa ung thư, ngoài việc tránh các yếu tố gây bệnh nêu trên, nhà nghiên cứu Sun Yan cũng phân tích một số biện pháp đối phó chúng ta có thể thực hiện.
"Đơn thuốc chống ung thư" của nhà nghiên cứu Sun Yan
1. Thà đói bụng còn hơn ăn quá no
Có một câu nói là "Tôi thà đói còn hơn no, gầy hơn béo", điều này là bỏi béo phì và ung thư đường ruột, ung thư thận, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và các bệnh ung thư khác có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều chất béo, thịt rán, thịt đỏ và các thực phẩm khác mà không có sự kiểm soát, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên.
Ông Yan chia sẻ phương pháp giảm cân của riêng mình: "Tôi sợ mình không chịu nổi sự cám dỗ của thức ăn, cho nên để tránh ăn nhiều hơn, khi tôi thấy bắt đầu no bụng, tôi sẽ rời khỏi bàn ăn ngay. Việc trò chuyện với mọi người ở bàn ăn sẽ khiến bạn thèm ăn thêm món này, món kia nữa".
2. Kiểm tra y tế hàng năm
"Thời điểm điều trị ung thư là rất quan trọng, vì vậy tôi khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm", ông Yan chia sẻ. Ông từng làm việc tại Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc trong hơn 50 năm.
Ở thời điểm ấy, cứ 60 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú thì 57 được chữa khỏi . Điều này là nhờ việc bệnh được phát hiện sớm và bệnh nhân tích cực hợp tác điều trị.
3. Kiểm soát tổn thương tiền ung thư
Sự phát triển của ung thư đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài, nó không thể xuất hiện ngay mà thường trải qua 3 quá trình: các tổn thương tiền ung thư, ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư xâm lấn.
Chúng ta cần tập trung vào giai đoạn các tổn thương tiền ung thư. Các tổn thương tiền ung thư thường gặp bao gồm bạch cầu niêm mạc, nhiều polyp đại tràng, viêm dạ dày teo mạn tính, viêm cổ tử cung mãn tính và nevus nối. Đây là giai đoạn rất dễ hình thành ung thư nhưng nếu chúng ta có thể chú ý đến các tổn thương tiền ung thư và xử lý kịp thời, có thể giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư.
4. Học cách tận hưởng cuộc sống
Ông Sun chia sẻ ông có rất nhiều bệnh nhân khi biết mình có nguy cơ hoặc bị ung thư đều trở nên căng thẳng, trầm cảm lâu dài, lo lắng quá mức. Những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến cơ thể tạo ra phản ứng căng thẳng, làm giảm khả năng miễn dịch và tạo cơ hội cho các tế bào ung thư. Để ngăn ngừa ung thư, điều quan trọng là duy trì trạng thái cân bằng của tâm trí.
Chuyên gia nổi tiếng ngành y "tiết lộ" 10 quy tắc giúp cơ thể trường thọ và ngừa ung thư, riêng phụ nữ cần đặc biệt lưu ý điều số 5 "Nhóm người hay mắc ung thư thường là phụ nữ làm trong những ngành nghề cần sự tập trung cao độ như kiểm toán, nhân sự hay giáo viên..." - He Yumin, giáo sư tại Đại học Y cổ truyền Trung Quốc chia sẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng sức khỏe cần được định nghĩa chính xác trên cả...