5 sai lầm khi rửa bát
Có những cách làm trở thành thói quen, dù chúng không khoa học. Theo các chuyên gia, có 5 thói quen rửa bát khiến cho vi khuẩn tích tụ và sinh sôi.
Sắp xếp bát đĩa vào bồn rửa theo trật tự và có phân loại rõ ràng giúp quá trình rửa thuận tiện và vệ sinh hơn. Ảnh: Aboluowang.
Ngâm rất lâu trước khi rửa
Ăn xong thường là mệt và buồn ngủ, thế nên nhiều người quyết định ngâm bát trong bồn rửa một lúc rồi mới đi dọn dẹp. Thậm chí có người còn để qua đêm, sáng hôm sau mới dậy xử lý. Điều này là một sai lầm, bởi dư lượng thức ăn còn lại trong chén đĩa, nồi niêu sẽ hỏng, lên men trên bề mặt.
Vi khuẩn lập tức sinh sôi, và chỉ cần bạn rửa không sạch một chút, chúng sẽ đi ngược trở lại vào cơ thể bạn, khi bạn sử dụng chén bát lần sau. Chưa kể việc bạn ngâm những loại đũa, thìa gỗ, tre… trong nước lâu khiến chúng ngấm nước và hỏng.
Tốt nhất là bạn nên rửa sạch bát đũa ngay sau khi ăn xong, để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc có điều kiện sinh sôi nảy nở.
Đổ trực tiếp nước rửa lên chén bát
Chất tẩy rửa có chức năng khử trùng mạnh, hẳn nhiên là cánh tay đắc lực trong việc giúp bạn đẩy lùi vi khuẩn, làm sạch bát đũa. Tuy nhiên, chúng cũng là thành phần gây hại cho cơ thể bạn. Vì thế, việc bạn đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát có thể tạo ra một dư lượng lớn nước rửa tồn tại trên bề mặt chén bát mà bạn khó mà làm sạch được 100%.
Những chất này khi đi ngược vào cơ thể bạn sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, thậm chí gây bệnh tiêu chảy.
Cách làm khoa học chính là cho nước rửa vào một chiếc chén, bát và hòa với nước, sau đó dùng nước đó để rửa bát. Ngoài ra, sau khi sử dụng chất tẩy rửa, bạn nên tráng lại bát đũa thật nhiều lần với nước sạch. Dân gian thường dùng nước nóng thay cho chất tẩy rửa, đây cũng là một cách tốt, đạt hiệu quả trong việc khử khuẩn, đồng thời không gây hại cho cơ thể con người.
Video đang HOT
Cho chén bát bẩn vào bồn không theo trật tự
Sau khi ăn xong, bạn thường có thói quen trút tất cả bát đũa bẩn vào bồn mà không sắp theo trật tự. Việc này khiến bạn vừa mất công sức hơn, mà còn gây ra sự nhiễm khuẩn chéo, tức là những thứ nhiều dầu mỡ lây sang những thứ ít dầu mỡ hơn.
Cách làm khoa học nhất là ngay từ khi dọn bàn ăn, bạn phân loại những thứ ít bám dầu mỡ một bên, còn những thứ bám nhiều dầu mỡ nên được xử lý riêng bằng giấy lau hay tráng qua bằng nước nóng… trước khi cho vào bồn rửa. Trong bồn rửa, bạn nên sắp đĩa, bát to trước, sau đó mới cho bát nhỏ vào sau, trật tự này giúp việc rửa nhanh chóng, gọn gàng hơn.
Ảnh minh họa: Aboluowang.
Biến giẻ rửa bát thành “giẻ đa năng”
Sẵn tiện chiếc giẻ rửa bát, nhiều người chùi luôn cả bếp, lau luôn cả tường bếp bị thức ăn bắn lên… Việc này là một sai lầm lớn, có thể khiến bạn rước bệnh vào người mà không biết. Nên phân loại rõ giẻ rửa bát và các loại giẻ lau bếp riêng khi sử dụng.
Các loại khăn, giẻ trong bếp cũng cần phải được giữ sạch, khô sau khi sử dụng. Với giẻ rửa bát, sau khi dùng, bạn dùng nước rửa chén làm sạch và để khô. Đừng rửa xong rồi tiện tay để cả nùi còn nguyên xà phòng vào giá đựng.
Khăn lau bát, khăn lau bếp đều cần được phơi ra nơi thoáng, khô ráo để nhanh khô, sạch cho lần sử dụng sau.
Không làm khô bát đũa trước khi cất
Nhiều người khi rửa xong liền cất bát đĩa vào tủ để tránh bụi, nhưng môi trường kín và ẩm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Bát đũa chất chồng lên nhau khi chưa khô cũng có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ. Nếu bạn không có tủ sấy bát đũa, khi rửa xong, hãy lau thật khô bằng khăn thấm nước, rồi hãy cất đi. Bạn cũng nên đặt bát đũa đã rửa vào nơi thoáng khí, khô ráo để đảm bảo bát sạch, khô cho lần sử dụng sau.
Loại sinh vật nhà nào cũng có và được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, độc gấp 68 lần asen: Chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Nấm mốc có thể xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đặc biệt nếu nhiệt độ ngoài trời nóng và độ ẩm trong nhà cao.
Không ít các diễn dàn và blog tư vấn sức khỏe chỉ ra những tác động xấu của nấm mốc đối với sức khỏe và thậm chí thuyết phục mọi người loại bỏ chúng ngay nếu không muốn bị "ngộ độc nấm mốc". Một số người còn đề xuất các phương pháp giải độc cơ thể nhằm loại bỏ nấm mốc như bổ sung than hoạt tính hoặc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.
Dù vậy, theo Purvi Parikh, chuyên gia y khoa kiêm nhà dị ứng học tại Hội đồng Dị ứng & Hen suyễn Hoa Kỳ, những biện pháp này không phù hợp với một số người bị nhạy cảm với nấm mốc. Họ gặp phải các triệu chứng giống như dị ứng và thậm chí mắc nhiễm trùng trong trường hợp nghiêm trọng.
Nấm mốc ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Nhiều người không biết nấm mốc đã "lẻn" vào nhà họ, có mặt ở hầu khắp mọi nơi từ nhà tắm, tầng hầm tới cửa sổ. Vậy tiếp xúc với nấm mốc liệu có thực sự đáng lo ngại?
Trên thực tế, nấm mốc có thể xuất hiện trong nhà mà thậm chí bạn không hay biết. Nấm mốc xuất hiện trong nhà, thường ở những khu vực có nước đọng và ảnh hưởng xấu tới những người bị dị ứng, hen suyễn hoặc suy giảm miễn dịch. Chúng trở thành tác nhân kích thích và khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo SCMP, nấm mốc là một loại độc tố có nồng độ thấp, độc tính cao và có khả năng chịu nhiệt độ cao. Chúng thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt hoặc những nơi bí khí, không thông thoáng. Nấm mốc lây lan và sinh sản bằng cách tạo ra các bào tử - một thành phần phổ biến của bụi trong nhà ở và nơi làm việc.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố rằng, nấm mốc thật sự độc hơn 68 lần so với asen và được xếp vào loại chất gây ung thư hạng nhất. Nó có thể đi qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, tiếp xúc với da, đường hô hấp rồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tăng nguy cơ gây ung thư.
Những loại nấm phổ biến nhất gây dị ứng, hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp là Aspergillus, Alternaria, Penicillium và Cladosporium. Theo chuyên gia Parikh, dị ứng có thể phát triển theo thời gian do thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc trong nhà. Nhìn chung, những người dễ mắc bệnh, suy giảm miễn dịch có thể bị nhiễm trùng nếu chúng xâm nhập vào phổi hoặc máu.
Vì vậy, mọi người cần chú ý tới những khu vực trong nhà có khả năng phát triển nấm mốc và theo dõi các triệu chứng, đi khám khi cần thiết.
Dị ứng nấm mốc có thể gây nên triệu chứng nào?
Bạn có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như dị ứng với bụi hoặc phấn hoa bao gồm ngứa, chảy nước mắt, ho, nghẹt mũi và phát ban.
Theo chuyên gia Parikh, tình trạng này khiến các cơn hen suyễn xảy ra thường xuyên hơn, đi kèm với hiện tượng thở khò khè và khó thở.
Hơn nữa, nhiễm trùng nấm mốc còn có khả năng gây sốt trên 38C, tụt huyết áp, đau tức ngực, chóng mặt và thậm chí khó thở. Tuy nhiên, hiện tượng này thực sự hiếm gặp và thường xuất hiện ở những người sở hữu hệ miễn dịch rất yếu.
Phương pháp điều trị dị ứng liên quan đến nấm mốc tùy thuộc vào từng người. Bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi hoặc thuốc kháng histamin. Tiêm cũng là một biện pháp đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị dị ứng nấm mốc. Đối với các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng liên quan đến hen suyễn, bạn cần dùng tới thuốc hít hoặc các loại thuốc bổ sung như steroid.
Liệu có cách nào chống nấm mốc tại nhà?
Thường xuyên dọn dẹp phòng tắm, nhà bếp và khu vực ẩm thấp bằng chất tẩy rửa là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế tác động của nấm mốc tới sức khỏe.
Không ít người cho rằng một số phương pháp như kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, dùng than hoạt tính và thanh lọc đường ruột sẽ giúp loại bỏ nấm mốc ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, những việc làm này chưa hề được chứng minh có hiệu quả trong điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan tới nấm mốc.
Nếu bạn nằm trong nhóm người sở hữu hệ miễn dịch kém hoặc có nguy cơ cao phải đối mặt với các triệu chứng dị ứng, hen suyễn, hãy giải quyết nấm mốc ngay khi phát hiện ra chúng.
Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trong nhà, mọi người nên sử dụng máy hút ẩm, đặc biệt trong những ngày trời mưa hay độ ẩm ngoài trời cao. Khi tắm, bạn cần lưu ý bật quạt thông gió hoặc mở cửa sổ thông khí nhằm tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển theo thời gian.
Đây là việc nhất định phải làm ngay sau khi ăn cơm, nếu không bệnh ung thư sẽ sớm "hỏi thăm" cả gia đình bạn Sau bữa ăn quây quần gia đình, theo bạn việc đầu tiên chúng ta nên thực hiện là gì? Đó không phải là nghỉ ngơi, thư giãn mà là ngay lập tức nên dọn dẹp bàn ăn và vệ sinh hết bát đĩa, xoong chảo vừa sử dụng. Thói quen ngâm bát lâu trong bồn rửa có thể khiến cả gia đình rước...