5 sai lầm khi chế biến nấm gây hại sức khỏe mà không phải bà nội trợ nào cũng biết
Hầu hết các bà nội trợ đều mắc những sai lầm khi chế biến nấm khiến chúng thành chất độc hại đối với con người.
Nấm được nhiều chị em nội trợ yêu thích vì đây một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Nấm chứa các vitamin và gần 60 nguyên tố khoáng, ăn nấm hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu, chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, dù nhiều công dụng nhưng nếu chế biến không đúng cách sẽ vô tình biến nấm thành món ăn có hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp:
1. Không nấu chín hoàn toàn
Nếu nấu nấm không kỹ, các chất trong loại thực phẩm này có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể.
Chính vì vậy, bạn cần đun sôi nấm trong khoảng 10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, chế biến nấm ở nhiệt độ cao còn tạo ra hương vị thơm ngon hơn hẳn vì nếu nấu ở nhiệt độ thấp, nấm sẽ ra nhiều nước, nát, nhũn và nhạt nhẽo.
2. Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Video đang HOT
Đa phần nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Chính vì thế nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, việc rửa nấm quá kỹ sẽ khiến nấm hút rất nhiều nước và nó sẽ trở nên rất nhạt nhẽo sau khi nấu chín. Do đó, bạn chỉ nên rửa qua nấm với nước sạch, để ráo nước. Thậm chí, nếu bạn đã mua nấm có nguồn gốc rõ ràng thì hãy yên tâm khi chế biến mà không rửa.
3. Chế biến nấm bằng nồi nhôm
Khi chế biến nấm bằng nồi nhôm, nấm sẽ ngả màu trông rất kém ngon. Nguyên nhân là vì hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Chính vì vậy bạn cần chú ý không dùng loại nồi có chất liệu này để nấu những món ăn từ nấm.
4. Cho quá nhiều dầu ăn vào nấm khi nấu
Cho nhiều dầu ăn vào nấm khi chế biến có thể làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy bạn chỉ nên cho lượng dầu vừa phải vào nấm.
Nhiều người không hề biết rằng nấm rất dễ hút chất lỏng và nước, nếu bạn có cho nhiều dầu ăn vào để nấu cũng không phát hiện ra điều đó.
5. Bỏ nước ngâm nấm khô
Khi nấu là những món ăn từ nấm khô, các chị em thường phải ngâm nấm để chúng nở ra. Phần nước ngâm nấm, nhiều người sẽ đổ đi vì nghĩ khá bẩn. Thực tế, đây là sai lầm bởi nước ngâm nấm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm. Do đó, bạn không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên chắt cặn và cho vào nồi canh, mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
Nếu vẫn cứ sử dụng 3 loại nồi kim loại này, chẳng mấy mà 'rước bệnh vào người'
Có một số kim loại không chỉ loại bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm mà còn gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số nồi kim loại bạn không bao giờ được sử dụng để nấu ăn.
Nồi đồng
Nồi đồng có khả năng dẫn nhiệt và làm nóng nhanh, giúp tiết kiệm nhiên liệu và nấu ăn nhanh hơn. Dùng nồi đồng để nấu thức ăn có tính axit có thể khiến đồng trên nồi không được bảo vệ và hòa tan vào thực phẩm. Thức ăn mặn sẽ làm đồng sản sinh nhiều hơn và gây ngộ độc kim loại nặng.
Nước uống và ăn thức ăn từ dụng cụ bằng đồng được coi là an toàn nhưng bạn không nên để kim loại này tiếp xúc với nhiệt độ cao. Điều này chủ yếu là do bản chất phản ứng của chúng. Đồ dùng bằng đồng phản ứng với muối và axit ở nhiệt độ cao. Nếu nồi đồng không được lót đúng cách, nó càng làm cho thực phẩm trở nên độc hại.
Nồi nhôm
Nhôm dẫn nhiệt nhanh và khá cứng cáp, đó là lý do tại sao nhôm là kim loại phổ biến được mọi người sử dụng. Tuy nhiên, khi nóng lên, nhôm có thể phản ứng với thực phẩm có tính axit như cà chua và giấm, làm cho thực phẩm trở nên độc hại và gây buồn nôn và các bệnh về dạ dày. Ngoài ra, nhôm sẽ dần ngấm vào thức ăn.
Nồi thau
Nồi thau có đế rất nặng. Dùng nồi thau nấu thức ăn có tính axit hay thực ăn mặn ở nhiệt độ cao có thể phóng ra kim loại độc hại. Tốt nhất tránh nấu thức ăn bằng nồi thau.
Nồi kim loại nào tốt nhất để nấu ăn?
- Nồi sắt là kim loại tốt nhất để nấu ăn. Bạn có thể dễ dàng nấu nướng theo cách nào, vì sắt không hề gây hại. Sắt nóng lên đồng đều và giúp nấu chín thức ăn nhanh chóng. Khi được làm nóng, nồi sắt cũng giải phóng chất sắt vào thức ăn và còn có lợi cho cơ thể.
- Một nồi kim loại khác rất phổ biến hiện nay là thép không gỉ. Thép không gỉ là một hợp kim kim loại, pha trộn crom, niken, silicon và carbon. Không mua nồi bằng thép không gỉ giả hoặc rẻ tiền để gây hại sức khỏe.
5 vật dụng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe trong nhà bếp, các bà nội trợ nhất định phải nhớ Những đồ dùng nhà bếp cực kì nhanh bẩn, chứa đầy vi khuẩn có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý đến. Có những vật dụng quen thuộc trong căn bếp, tưởng chừng như chúng hoàn toàn vô hại nhưng sự thực lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ kiến thức để không vô...