5 nguyên nhân gây đau bàn chân khi chạy
Runner bị chứng viêm gân khớp, gãy xương cổ chân hay u dây thần kinh… sẽ gặp các cơn đau ở bàn chân khi tập luyện và thi đấu.
Khi chạy, nhiều bộ phận trên cơ thể chịu tác động trực tiếp như cánh tay, hông, cơ vùng trung tâm, trong đó đôi chân chịu nhiều tải trọng nhất. Một số runner bị ám ảnh bởi cơn đau trong mỗi bước chạy mà không thể xác định nguyên nhân. Đặc biệt, chứng đau bàn chân không có các triệu chứng dễ nhận ra như viêm cân gan chân hay nẹp ống chân, khiến người chạy khó tự chẩn đoán bệnh.
Trang Runner’s World chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến cơn đau này và cách khắc phục trước khi gặp bác sĩ điều trị.
Viêm gân
Theo ông Jacob Wynes – giáo sư về chỉnh hình tại Đại học Y Maryland (Mỹ), người bệnh có thể mắc viêm gân trước, sau đó lan xuống bàn chân. Triệu chứng thường gặp là cơn đau tập trung giữa bàn chân, phát triển sang phần mu, gần ngón chân cái.
Để giảm đau, runner nên chườm đá, uống thuốc chống viêm, đồng thời thực hiện các động tác nắn bóp ngón và gập bàn chân về phía ống chân. Loại cơn đau này thường xảy ra với bàn chân vòm cao, bạn có thể sử dụng công cụ chỉnh hình để nắn lại.
Gãy xương cổ chân
Video đang HOT
Tại trung tâm bàn chân có năm xương cổ chân, runner có thể gãy bộ phận này nếu đi, chạy quá mạnh và nhanh (xương thứ 2-4 dễ tổn thương nhất). Các VĐV đột ngột trở lại đường chạy marathon sau một thời gian nghỉ ngơi do chấn thương thường gặp hiện tượng này. Cơn đau bắt đầu từ sưng tấy đầu bàn chân, khiến bạn không thể nhìn thấy tĩnh mạch, sau đó trở nặng hơn. Runner cần đi khám ngay nếu gặp triệu chứng này.
Giáo sư Wynes cho biết gãy xương do căng thẳng đòi hỏi kế hoạch điều trị tích cực như khởi động, nghỉ ngơi cho đến khi lành lại hoàn toàn, tránh nguy cơ bị gãy toàn bộ.
Đau bàn chân khi gặp là bệnh lý runner thường mắc phải. Ảnh: Shutterstock.
“ Bệnh ma cà rồng” (vamp disease)
Thuật ngữ này dùng chỉ sự kích ứng ở phần trên bàn chân, đôi khi xảy ra do giày thể thao quá chật. Bạn có thể xác định triệu chứng khi thấy đau ở vị trí lưỡi giày chạm vào bàn chân. Runner chỉ cần nới lỏng dây buộc hoặc mua giày vừa chân, sau đó cơn đau sẽ biến mất trong vòng 2- 4 tuần khi tình trạng viêm thuyên giảm.
U dây thần kinh
Chuyên gia vật lý trị liệu Cameron Yuen cho biết hiện tượng các dây thần kinh gần cổ chân bị viêm và sưng tấy, gây cảm giác bỏng rát hoặc tạo ra những cơn đau nhói truyền qua bàn chân và ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu là giày quá chật, runner nên tìm phụ kiện phù hợp hơn, sau đó chườm đá và uống thuốc chống viêm.
Bên cạnh đó, cảm giác khó chịu ở bàn chân cũng có thể do các bệnh mạch máu, hội chứng chuyển hóa và đau rễ thần kinh ở cấp độ cột sống. Với trường hợp này, bạn nên đi khám, có thể chụp MRI hoặc siêu âm để kiểm tra tình trạng u dây thần kinh.
Viêm khớp
Bệnh có hai dạng phổ biến là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trường hợp một xảy ra do chấn thương hoặc vận động các khớp quá mức, dẫn đến sụn đệm xương bên trong bị suy giảm. Còn viêm khớp dạng thấp là một loại rối loạn tự miễn dịch. Chứng viêm này gây đau, sưng và mất tính linh hoạt ở bàn chân.
Bạn nên đến bệnh viện nếu các triệu chứng trên kéo dài mà không biến mất, có thể chụp X-quang hoặc các loại chụp cắt lớp khác, xin tư vấn từ bác sĩ để uống thuốc và thực hiện các liệu pháp điều trị cơn đau.
Chạy bộ khi gặp vấn đề "khó nói" này, quý cô gặp nguy
Quý cô chọn chạy bộ là môn thể dục thường xuyên dễ gặp "gãy xương do căng thẳng", có mức độ phổ biến lên tới 20% người tập, nếu bỏ qua dấu hiệu bất thường trong "chu kỳ".
"Gãy xương do căng thẳng" là tình trạng hay gặp ở người tập luyện thể thao cường độ cao, hoặc người mới tập mà quá "hăng". Đó là một dạng nhẹ của gãy xương, thường là những vết nứt nhỏ, hay gặp nhất ở xương bàn chân. Tuy không nặng nhưng nó sẽ khiến bạn phải hạn chế vận động trong nhiều tuần lễ. Ước tính tới 20% người chạy bộ thường xuyên từng phải gánh chịu chấn thương này.
Trong 2 nghiên cứu vừa công bố trên P hysical Therapy in Sport và Sports Health, giáo sư Therese Johnston (Khoa Vật lý trị liệu, Đại học Thomas Jefferson, Mỹ) cho biết những khác biệt và thay đổi sinh lý ở phụ nữ có thể khiến họ bị tăng nguy cơ gãy xương do căng thẳng.
Phụ nữ cần chú ý đến các biểu hiện cơ thể để tránh tình trạng gãy xương do căng thẳng khi chạy bộ - ảnh minh họa từ Internet
Hai nghiên cứu nhằm đánh giá những yếu tố góp phần vào nguy cơ gãy xương do căng thẳng, từ yếu tố sinh lý, chẳng hạn như - cấu trúc và mật độ xương, khối lượng cơ, tình trạng nội tiết tố, đến những yếu tố ảnh hưởng bởi thói quen luyện tập, chẳng hạn như cường độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng, những lần cố gắng chịu đau để luyện tập...
Kết quả khá bất ngờ: tình trạng này dường như có dấu hiệu cảnh báo. Các phụ nữ có tiền sử gãy xương do căng thẳng cho biết họ thường gặp sự thay đổi kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều trong thời gian luyện tập căng thẳng. Điều này xảy ra do thay đổi nội tiết. Những phụ nữ này cũng có mức độ khoáng ở xương hông thấp hơn những người không phải trải qua chấn thương đau đớn này.
Vì vậy, các tác giả đề nghị những phụ nữ chạy bộ không chuyên nên đi kiểm tra sức khỏe và xem xét lại mức độ tập nếu có sự bất thường trong kinh nguyệt.
Ngoài ra, cường độ tập hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các chất cần thiết cho hệ xương khớp... là rất quan trọng trong việc ngừa gãy xương do căng thẳng. Ước tính có tới 20% người chạy bộ thường xuyên gặp phải vấn đề này ít nhất 1 lần trong đời.
Háo hức chờ siêu âm ở tuần thứ 12 để nhìn thấy con, bà mẹ "chết đứng" khi nghe bác sĩ khuyên nên chấm dứt thai kỳ vì lý do này Vừa mới hào hứng chờ đợi để được nhìn thấy con, cặp vợ chồng đã bị rơi xuống vực bởi một tin sét đánh. Vợ chồng chị Kelly và Sean, sinh sống tại Anh, đã vui mừng tột độ khi phát hiện ra gia đình mình sắp sửa đón thêm một thành viên nữa vào tháng 10/2017. Hai người háo hức chờ đợi...