5 món ngon “nhắc tới là thèm” của mảnh đất vùng cao Yên Bái
Khi nhớ tới mảnh đất vùng cao Tây Bắc – Yên Bái, người ta sẽ nhớ về những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhuộm vàng óng ả vào mùa lúa chín hay cung đường đèo quanh co say lòng biết bao phượt thủ.
Và cũng ở mảnh đất đó có vô số món ngon đặc sản nức lòng du khách gần xa.
Gạo nếp Tú Lệ
Men theo quốc lộ 32 đường lên huyện Mù Cang Chải, dừng chân tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Yên Bái là tới xã Tú Lệ – vùng đất nổi tiếng với món xôi nếp dẻo thơm. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ món nếp này như cơm lam, cốm dẻo, xôi nếp ngũ sắc…
Gạo nếp Tú Lệ vốn là sản phẩm nông nghiệp từ bao đời nay của đồng bào người Thái dưới chân đèo Khau Phạ, nhưng được coi là “sản vật trời ban” cho mảnh đất vùng cao bởi không phải nơi nào cũng có.
Loại gạo nếp thơm ngon nhất được trồng ở Bản Côm và Nà Lóng, có những đặc điểm khác với nếp nhiều vùng. Hạt tròn mẩy trắng trong chứ không dài và đục như nếp thường. Khi đồ thành xôi, dùng tay nắm thành miếng nhỏ nhưng hạt gạo không quyện nhựa và dính tay như một số loại khác.
Còn nếu có dịp tới Tú Lệ vào độ tháng 10 hàng năm là thời điểm người dân gặt lúa sớm làm cốm. Đó là thứ cốm được bà con dân tộc Thái làm thủ công, dẻo thơm đặc biệt không kém gì cốm làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.
Vùng đất Lục Yên không chỉ nổi tiếng với đá quý, còn có thứ khoai môn tím ngon có tiếng. Thứ khoai này có màu tím lạ mắt từ vỏ đến ruột, có độ bùi, vị béo – dẻo, hương vị đậm đà.
Khoai môn tím của vùng đất Lục Yên. Ảnh Intnet
Từng được coi là nguồn lương thực cứu đói cho nhiều hộ dân trong huyện, nhưng ngày nay, khi đời sống người dân khấm khá hơn, khoai môn tím vẫn xuất hiện trong bữa cơm thường nhật của gia đình, là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon, từ chè khoai môn, khoai môn rán, cho tới canh khoai hầm xương…
Xôi trứng kiến Mù Cang Chải
Dọc theo mảnh đất hình chữ S, món xôi ở vùng nào cũng có. Nhưng bà con người Tày, Dao, Thái ở Yên Bái lại có cách kết hợp lạ miệng – xôi với trứng kiến để tạo thành món đặc sản ăn một lần nhớ mãi.
Video đang HOT
Xôi ăn cùng trứng kiến là đặc sản ăn một lần nhớ mãi. Ảnh Intnet
“Hồn cốt” của món xôi trứng kiến là những miếng trứng kiến đen quyện cùng xôi nếp nương Mù Cang Chải. Theo lệ độ tháng 2- 3 âm lịch hàng năm, trứng kiến vào mùa cũng là lúc bà con vào rừng. Những tổ kiến đen to như mũ cối, chỉ cần gõ nhẹ cho kiến chạy hết rồi vỗ để trứng kiến rơi xuống. Những hạt trứng căng mẩy như gạo tám xoan có màu trắng đục, tỏa mùi thơm đặc trưng.
Chế biến trứng kiến cũng lắm công phu, phải đãi nhẹ với nước ấm loại bỏ tạp chất, rửa sạch để ráo rồi ướp cùng gia vị như vỏ dổi, lá thơm. Sau rồi, người ta lấy lá dong gói trứng kiến nướng trên than hoa cho thơm nức mũi.
Ở công đoạn cuối cùng, trứng kiến được đảo nhẹ đều tay với chõ xôi nếp nương vừa đồ xong còn nóng hổi. Cái béo ngậy, dẻo bùi của món ngon thưởng thức vào những ngày đầu xuân lạnh giá, đố ai nỡ chối từ!
Dế mèn Mường Lò
Khi mùa bọ xít nhãn kết thúc, người dân Mường Lò lại lục đục chuẩn bị đi bắt dế mèn – loài côn trùng được tôn lên hàng đặc sản với cách chế biến thành vô số món ngon: từ rán giòn, nướng, rang muối cho tới kho tiêu…
Đằng sau món ngon khoái khẩu là cả một quá trình công phu như bắt dế, chọn nguyên liệu, cách sơ chế và nấu nướng.
Dế mèn rán giòn. Ảnh Intnet
Tháng 7 âm lịch bước vào tháng ngâu cũng là lúc những con dế mèn bóng bẩy mập mạp. Khi đi bắt, người ta phải đào hang, đổ nước chờ dế chui ra ngoài rồi tóm gọn.
Dế mang về còn khỏe mạnh nên phải ngâm trong nước muối loãng làm sạch. Tiếp đó sẽ cắt bỏ chân có gai nhọn, bỏ ruột và túi hôi. Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm, nếu không sẽ làm nát. Dế được rửa lại bằng nước măng chua hoặc nước sôi, để ráo rồi mới chế biến theo các món tùy ý.
Nếu chiên giòn, đĩa dế có màu vàng bóng, vị giòn tan trong miệng lẫn chút bùi béo và mùi thơm lừng. Nhấm nháp con dế, nhâm nhi cùng chút rượu ấm bụng, cuộc vui cứ lai rai kéo dài.
Thịt trâu gác bếp xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp mảnh đất vùng cao Tây Bắc, nhưng ở Yên Bái vẫn có hương vị riêng.
Đó là món đặc sản của người Thái đen, với nguyên liệu làm từ phần thịt bắp của những con trâu thả rông trên đồi. Thịt được tẩm ướp cùng gừng, ớt và không thể thiếu loại hạt tiêu rừng – mắc khén, rồi gác lên bếp, được “hun chín” nhờ ám khói. Đây cũng là món quà lý tưởng khi du khách tới Yên Bái muốn mua chút gì đó về nhà cho người thân, bạn bè.
Theo Diemdenvietnam
10 món ngon có tiếng của vùng quê Bắc Giang
Mỳ Chũ, vải thiều Lục Ngạn, bánh đa Thổ Hà, gà đồi Yên Thế... là những đặc sản của tỉnh Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nước.
Mỳ Chũ
Mỳ Chũ được chế biến từ hạt gạo Bao Thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ. Những sợi mỳ dẻo dai, đậm đà có thể làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào khi thưởng thức.
Bánh đa Thổ Hà
Bánh đa Thổ Hà căng tròn những miếng lạc vàng thơm, điểm thêm dừa nạo có vị bùi bùi. Bánh khi phơi khô xong được xếp theo từng chồng, bán với giá khoảng 8.000 đến 15.000 đồng một chiếc.
Gà đồi Yên Thế
Ở Yên Thế, món gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để nhớ bởi "Yên Thế đệ nhất gà đồi/Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê". Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm.
Vải thiều
Trong số các sản vật nổi tiếng của Bắc Giang không thể không nhắc tới vải thiều mà đặc biệt hơn là vải thiều Lục Ngạn. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.
Bún Đa Mai
Bún Đa Mai có sợi dẻo, ăn mát, để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Nghề làm bún ở Đa Mai xuất hiện tương đối sớm (khoảng 400 năm), là một trong bốn làng nghề làm bún cổ xưa của miền Bắc.
Chè kho Mỹ Độ
Chè kho Mỹ Độ có màu vàng hơi sậm - màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau. Ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.
Xôi trứng kiến
Bất kỳ ai một lần được thưởng thức xôi trứng kiến Lục Ngạn cũng sẽ nhớ mãi. Có nhiều món làm từ trứng kiến nhưng thông thường người dân sử dụng trứng kiến để đồ xôi. Món xôi trứng kiến được làm từ gạo nếp nương, có thêm mỡ, hành và hạt tiêu, gia vị.
Cua da
Cua da chỉ xuất hiện và khoảng đầu đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hằng năm, ở các ghềnh đá đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng. Ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng.
Bánh đúc Đồng Quan
Bánh đúc làng Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh vừa dẻo, vừa mát. Nhìn miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm mấy hạt lạc bùi bùi, giòn sần sật làm ta chẳng thể cưỡng lại mà cầm lên thưởng thức. Ăn bánh đúc phải chấm với tương bần. Khi đó, cái vị ngọt của gạo, vị nồng của vôi, vị béo của dừa, vị mặn của tương, tất cả hòa quyện thành vị quê nồng đượm.
Bánh vắt vai
Bánh vắt vai là loại bánh lạ từ hình thức đến tên gọi. Món ăn độc đáo này của đồng bào dân tộc Cao Lan, Lục Ngạn. Để làm nên những chiếc bánh vắt vai thơm ngon, ngọt bùi cần thực hiện nhiều công đoạn: gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn và gói xong, bánh được luộc cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.
Theo Dantoc&miennui
Đặc sản không thể bỏ qua khi tới Ninh Bình Nếu có dịp về với cố đô, hãy thưởng thức tất cả đặc sản để bạn có một cuộc hành trình ấn tượng, trọn vẹn. 1. Cơm cháy ruốc Đây là đặc sản nổi tiếng nhất, luôn luôn được nhắc tới đầu tiên của ẩm thực Ninh Bình. Cơm cháy là phần cơm dính thành tảng ở đáy nồi, sau khi được phơi...