Nga – Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Dù cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine có những kết quả, nhưng giới quan sát cho rằng nó còn tương đối hạn chế và thế bế tắc giữa 2 bên vẫn tồn tại.
Cuộc đàm phán diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Reuters).
Cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Ukraine và Nga đã được kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên ngoại giao mới nhằm chấm dứt cuộc xung đột lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II.
Tuy nhiên, bối cảnh, thời lượng ngắn ngủi và kết quả hạn chế của cuộc gặp đã khiến cho các bên hoài nghi về thời điểm xung đột có thể chấm dứt.
Ba kết quả đạt được – một cuộc trao đổi tù binh , kế hoạch tiếp tục bàn về khả năng gặp gỡ giữa hai tổng thống, và việc mỗi bên phác thảo tầm nhìn về một lệnh ngừng bắn trong tương lai – thoạt nhìn có vẻ là bước tiến.
Nhưng trên thực tế, hoạt động trao đổi tù binh vẫn diễn ra thường xuyên.
Trong khi đó, Ukraine từ lâu đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn diện, vô điều kiện trên không, trên biển và trên bộ; và Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đã ngỏ ý sẵn sàng đối thoại trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Moscow từng bác bỏ cả hai đề xuất đó, nhưng đến ngày 16/5 lại tuyên bố sẽ xem xét lại.
Nga có lý do để làm vậy. Họ thể hiện rõ mong muốn đạt được một nền hòa bình lâu dài thay vì một lệnh ngừng bắn tạm thời, có nguy cơ đổ vỡ. Ngoài ra, Nga cũng từng viện dẫn việc Ukraine ra lệnh cấm đàm phán với ông Putin là một lý do khiến tình thế bế tắc dù Kiev sau đó đã giải thích rằng lệnh cấm này không có hiệu lực với ông Zelensky.
Dù mỗi bên đều đưa ra lý lẽ của riêng mình, một thực tế không thể chối cãi rằng, nỗ lực ngoại giao giữa 2 bên đã đi một vòng rất xa để trở lại nơi xuất phát.
Cuối tuần trước tại Kiev, Ukraine cùng Pháp, Đức, Anh và Ba Lan đồng loạt yêu cầu ngừng bắn một tháng và công bố bức ảnh 5 nhà lãnh đạo cùng gọi điện cho Tổng thống Trump.
Họ ca ngợi sự hậu thuẫn của ông cho lệnh ngừng bắn, đồng thời cảnh báo về “các lệnh trừng phạt khổng lồ” – theo cách gọi của Pháp – nếu Nga không chấp nhận.
Sáu ngày sau, lại là một cảnh tượng tương tự diễn ra: Năm nhà lãnh đạo ngồi quanh điện thoại, lần này là tại thủ đô Tirana của Albania, tiếp tục gọi cho Tổng thống Mỹ. Cả Pháp và Anh đều lên tiếng chỉ trích Nga, kêu gọi gia tăng áp lực lên Moscow.
Hàng loạt diễn biến xảy ra chỉ trong 1 tuần từ việc Nga kêu gọi tổ chức đối thoại trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Zelensky chấp nhận và ngỏ ý muốn gặp trực tiếp ông Putin và ông Trump úp mở về việc có thể làm trung gian.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nga vẫn đang thể hiện sự thận trọng chiến lược. Họ cử phái đoàn cấp tương đối thấp sang Istanbul, động thái khiến Ukraine chỉ trích. Ông Trump sau đó tuyên bố rằng, nếu không có cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Putin, sẽ khó có đột phá xảy ra.
Điều rõ ràng có thể nhận thấy là Nga đang thể hiện thế chủ động trên bàn đàm phán. Họ dường như bỏ ngoài tai những lời cảnh báo bị trừng phạt thêm từ châu Âu sau khi bị áp hơn 20.000 lệnh cấm vận trong 3 năm qua.
Trên thực tế, Nga vẫn đang có lợi thế trên chiến trường. Họ kiểm soát 20% lãnh thổ Ukraine và đẩy lùi Kiev khỏi Kursk. Ukraine giờ đây có những lá bài chưa đủ mạnh để lật trên bàn đàm phán và họ đang nỗ lực để thuyết phục đồng minh gia tăng áp lực lên Nga.
Tuy nhiên, cách mà Mỹ đang “bắc cầu” ngoại giao giữa 2 bên dường như cũng khiến cho Ukraine khó thực hiện mục tiêu trên. Một mặt, Mỹ vẫn ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến nhưng cũng công khai chìa “nhành ô liu” bằng cách đề xuất gặp song phương với ông Putin, bất cứ khi nào Moscow sẵn sàng.
Thỉnh thoảng, Nhà Trắng cũng phát đi tín hiệu rằng sự kiên nhẫn với ông Putin đang cạn dần và đôi khi ông Trump cũng gợi ý điều đó, như khi úp mở về các biện pháp trừng phạt thứ cấp hồi đầu tuần. Nhưng đến nay, sự thiếu kiên nhẫn đó vẫn chưa biến thành hành động cứng rắn mà châu Âu và Ukraine mong đợi.
Điều khiến Nga có lợi là những bước đi chậm đủ để thể hiện rằng họ đang nghiêm túc với mục tiêu hòa bình. Mặt khác, họ vẫn đang có ưu thế trên thực địa nên Nga chắc chắn sẽ không vội vàng đồng ý cho một quyết định mà không đảm bảo quyền lợi tối đa mà Moscow có thể đạt được.
Kết quả là, thế bế tắc giữa 2 bên giờ đây vẫn chưa thể khơi thông vì một lý do đã hiện hữu suốt 3 năm qua: Các bên vẫn lệch pha nhau rõ ràng về điều kiện tiên quyết để tiến đến hòa bình.
Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược
Lực lượng Ukraine đã đánh cược khi mở chiến dịch đột kích bất ngờ vào tỉnh Kursk của Nga giữa lúc Moscow tiến công trên khắp mặt trận.
Lính Nga khai hỏa về phía Ukraine (Ảnh: Sputnik).
Vào tháng 8/2024, Ukraine đã triển khai binh lính và vũ khí hiện đại tới tỉnh Kursk của Nga. Đây là "ván bài" táo bạo nhằm buộc Nga phải chuyển hướng nguồn lực từ các mặt trận khác trên tiền tuyến, tạo ra vùng đệm, tạo đà tiến công và giành quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ, cũng như bắt giữ các tù binh để có thể trao đổi trong các cuộc đàm phán tương lai.
Chiến dịch Kursk là một diễn biến quan trọng trong cuộc xung đột Ukraine, nơi tiền tuyến đã yên ắng trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, chiến dịch đột kích bất ngờ này mang lại những kết quả trái chiều.
Các chuyên gia nghiên cứu chiến tranh cho rằng đây là một quyết định hợp lý nhằm vực dậy tinh thần và động lực của lực lượng Ukraine, đồng thời làm đảo lộn các kế hoạch tác chiến của Nga. Tuy nhiên, động thái này vẫn chưa làm giảm đáng kể áp lực lên tiền tuyến ở Ukraine và lực lượng Kiev đã phải nỗ lực để giữ được những vùng lãnh thổ mà họ đã giành được.
Bất chấp những thách thức trên, chiến dịch Kursk cũng mang lại cho Ukraine những lợi thế nhất định. Ukraine đang kiểm soát một phần lãnh thổ Nga trong bối cảnh có động lực mới nhằm chấm dứt chiến tranh thông qua đàm phán.
Đại tá Hamish de Bretton-Gordon, một chuyên gia quốc phòng và là cựu chỉ huy lực lượng Hóa học, Sinh học, Phóng xạ và Hạt nhân của Anh, nói rằng bất kỳ ai nắm giữ vùng lãnh thổ ở Kursk "sẽ là bên có lợi thế trong bất kỳ cuộc đàm phán ngừng bắn nào".
Động lực đàm phán
Tim Willasey-Wilsey, chuyên gia về giải quyết xung đột tại Đại học King's College London và là nhà ngoại giao Anh, cho biết đối với Ukraine, chiến dịch Kursk là "hoàn toàn có chủ đích" vì Kiev "đang cố gắng chiếm một số vùng lãnh thổ có thể làm quân bài mặc cả".
Hiện tại, việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử đã tạo ra động lực mới cho những nỗ lực giải quyết xung đột thông qua đàm phán.
Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh Ukraine thông qua đàm phán. Tuần này, Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ gây thêm áp lực kinh tế lên Nga nhằm buộc Moscow phải đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng ra tín hiệu rõ ràng hơn về việc sẵn sàng tham gia đàm phán.
Vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Zelensky cho biết các khu vực mà Ukraine đang kiểm soát có thể được đưa "vào phạm vi bảo trợ của NATO" như một phần của thỏa thuận nhằm giữ vững biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine. Ông Zelensky sau đó tuyên bố, Ukraine có thể đàm phán để Nga trả lại lãnh thổ cho Kiev "theo cách ngoại giao".
Chuyên gia De Bretton-Gordon nhận định, những bình luận của Tổng thống Zelensky cho thấy "Kursk hoàn toàn là chìa khóa" mặc cả của Ukraine.
Một "kế hoạch chiến thắng" được Tổng thống Zelensky công bố vào tháng 10 năm ngoái cũng kêu gọi Ukraine tiếp tục hoạt động tại Kursk, ám chỉ đến tầm quan trọng của chiến dịch này. Theo chuyên gia De Bretton-Gordon, điều này cho thấy ông Zelensky có thể coi Kursk là "một quân bài mặc cả quan trọng".
Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói rằng với việc Tổng thống Trump "gần như chắc chắn" sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán, "việc Ukraine sở hữu quân bài mặc cả này là một lợi thế".
"Điều đó có thể diễn ra thuận lợi cho Ukraine", ông nói.
Vùng Kursk có ý nghĩa quan trọng đối với Nga, vì đây là một trận chiến quan trọng và là bước ngoặt trong Thế chiến II. Việc kiểm soát được vùng Kursk sẽ mang lại cho Ukraine, quốc gia thường ở thế yếu, một quân bài mà họ có thể sử dụng trong các cuộc đàm phán.
Cuộc chiến giành lại Kursk
Vị trí vùng Kursk (Ảnh: Economist).
Nga sẽ tiếp tục chiến đấu ở Kursk. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng Moscow sẽ đàm phán.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước cho biết Nga "chưa thấy có căn cứ nào để đàm phán". Tổng thống Putin đã ám chỉ rằng ông không muốn cuộc tấn công chậm lại và không muốn giảm tốc độ.
George Barros, chuyên gia về xung đột tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho rằng chiến dịch Kursk "chắc chắn" đóng vai trò trong các cuộc đàm phán. Nhưng ông dự đoán rằng Nga sẽ tiếp tục chiến đấu, thay vì đàm phán để giành lại Kursk.
Theo ông, việc đàm phán về lãnh thổ của Nga sẽ là một bước lùi đối với Tổng thống Putin.
Nga có những giới hạn nhất định trong cuộc chiến ở Kursk.
Việc Nga tập trung vào Kursk đồng nghĩa với việc phải rút thêm quân khỏi Ukraine. Đây là điều mà Ukraine chờ đợi vì Kiev muốn giảm bớt áp lực cho lực lượng của mình. Điều đó có thể mở ra cánh cửa để Ukraine giành lại nhiều vùng lãnh thổ hơn.
Các cuộc đàm phán có thể sẽ mất thêm nhiều thời gian nữa mới diễn ra.
Nếu có đàm phán, chúng có thể không diễn ra ngay lập tức và Ukraine sẽ cần phải nắm giữ một phần lớn lãnh thổ Nga để sử dụng Kursk làm quân bài mặc cả.
Ukraine đã thực hiện một đợt tấn công mới ở Kursk trong tháng này. Động thái này "có khả năng sẽ mang lại đòn bẩy ngoại giao cho Kiev", Can Kasapoglu, một chuyên gia về chính trị - quân sự tại Viện Hudson, bình luận.
Nhưng để canh bạc này có lợi cho Ukraine về mặt thời gian, Kiev vẫn cần phải giữ vững lập trường nếu các cuộc đàm phán trở thành hiện thực, kịch bản mà các cố vấn của Tổng thống Trump dự đoán có thể mất nhiều tháng nữa.
Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng với khả năng các cuộc đàm phán được thảo luận công khai, điều đó khiến chiến dịch Kursk trở nên quan trọng hơn.
Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine Truyền thông Mỹ cho rằng cuộc đàm phán Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ đánh dấu "chiến thắng về chiến thuật" cho Moscow. Phái đoàn Nga tham gia đàm phán với Ukraine tại Istanbul ngày 16/5 (Ảnh: Tass). Theo báo New York Times, cuộc đàm phán của phái đoàn Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ không được kỳ vọng sẽ mang...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tình thế sống còn của Iran

Dấu hỏi cho Boeing sau vụ rơi máy bay ở Ấn Độ

Israel tấn công Iran, Trung Đông căng thẳng

Tìm thấy 2 hộp đen của máy bay rơi ở Ấn Độ

Iraq mở cửa biên giới với Syria cho thương mại và vận chuyển hành khách

Căng thẳng Trung Đông bùng phát và tác động đến kinh tế thế giới

Israel tuyên bố 9 nhà khoa học hạt nhân Iran thiệt mạng trong các đợt không kích

Ấn Độ khẩn trương kiểm tra toàn bộ máy bay Boeing 787

Cuộc tấn công Iran của Israel là 'cái bẫy giăng sẵn' với Tổng thống Trump?

Israel 'chỉ mới bắt đầu' tấn công Iran, ông Trump khen Tel Aviv

3 tư lệnh quân đội thiệt mạng, Iran chỉ định người thay thế

Israel tiếp tục đợt tấn công mới vào Iran?
Có thể bạn quan tâm

Lionel Messi đối mặt với nguy hiểm lớn tại Club World Cup
Sao thể thao
21:24:06 14/06/2025
Mỹ nhân VTV Lã Thanh Huyền cuốn hút với thời trang sân golf và pickleball sang chảnh
Netizen
21:20:50 14/06/2025
Mở két sắt sau đám tang bố, cả nhà tôi chết đứng vì quyển sổ ông để lại
Góc tâm tình
21:10:24 14/06/2025
1 Chị Đẹp tham gia Running Man Việt mùa 3, hint rõ mồn một cũng không bằng màn tự "spoil" của chính chủ
Tv show
20:58:07 14/06/2025
5 vị thuốc phòng và trị rối loạn tiền đình
Sức khỏe
20:55:04 14/06/2025
"Ông trùm" đường dây cá độ hơn 2.000 tỷ đồng bị bắt khi từ Campuchia về Việt Nam
Pháp luật
20:52:53 14/06/2025
Chân váy dài phối với 5 mẫu áo hè này là chuẩn nhất, giúp nàng mặc đẹp mọi hoàn cảnh
Thời trang
20:38:30 14/06/2025
Diệp Lâm Anh, Ý Nhi và dàn mỹ nhân Việt diện bikini đọ dáng gợi cảm
Phong cách sao
20:35:21 14/06/2025
Phong thủy tốt nhất của một ngôi nhà là giữ 4 nơi này sạch sẽ, rất tiếc quá nhiều người không biết
Sáng tạo
19:37:04 14/06/2025
Tẩy trang đúng cách làm sạch da, ngừa mụn
Làm đẹp
19:14:25 14/06/2025