5 món cháo dễ làm, tốt cho F0 điều trị tại nhà phục hồi sức khỏe
Người mắc COVID-19 ngoài biểu hiện ho, sốt, thường có cảm giác chán ăn, nhạt miệng do mất vị giác.
Lúc này, những món cháo đơn giản, dễ ăn sẽ giúp người bệnh F0 điều trị tại nhà tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe.
1. Cháo trứng gà, tía tô
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay có khả năng chữa ho, cảm cúm, sốt, tăng đề kháng. Cháo trứng gà, tía tô là món ăn quen thuộc dễ làm cho người bệnh mắc COVID-19 điều trị tại nhà.
Nguyên liệu: Gạo tẻ loại ngon 100g, một quả trứng gà ta, một củ gừng tươi, một nắm lá tía tô tươi, 3-5 nhánh hành hoa, hạt tiêu, gia vị… vừa đủ. Cách chế biến: Lá tía tô và hành hoa rửa sạch rồi thái nhỏ, gừng thái chỉ. Cho gạo vào nồi nấu thành cháo chín nhừ. Sau đó, lấy lòng đỏ trứng gà cho vào bát cháo nóng rồi đánh lên. Cho các gia vị tía tô, gừng, hành hoa vào nấu cùng, nêm gia vị vừa đủ.
Nên ăn cháo khi còn nóng để cơ thể toát mồ hôi. Sau đó dùng khăn mềm lau mồ hôi tránh để nhiễm gió lạnh.
Cháo trứng gà tía tô giảm ho, tăng cường đề kháng.
2. Cháo gà giúp giảm ho, hạ sốt cho người bệnh F0 điều trị tại nhà
Cháo gà là bài thuốc giải cảm, hạ sốt quen thuộc trong dân gian, đặc biệt thích hợp để trị viêm họng, sổ mũi ở cả người lớn và trẻ em. Thịt gà chứa nhiều dinh dưỡng và các amino axit có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, tiêu đờm, vị nóng ấm dễ ăn, giải cảm, hạ sốt tốt.
Khi bị COVID-19 với các biểu hiện ho, sốt, ớn lạnh… ăn cháo gà sẽ giúp người bệnh F0 điều trị tại nhà không bị đau rát cổ họng, cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Nguyên liệu: Thịt gà 100g, một nắm gạo tẻ, hành mùi, gia vị vừa đủ. Cách chế biến: Lấy gạo vo sạch rồi nấu thành cháo chín nhừ. Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ rồi xào sơ với các gia vị. Cho thịt gà vào cháo, thêm hành, mùi, hạt tiêu. Nên ăn cháo gà khi còn nóng.
Cháo gà giải cảm, hạ sốt.
Video đang HOT
3. Cháo bí ngô
5 loại nước uống tốt cho F0 điều trị tại nhàĐỌC NGAY
Bí ngô (bí đỏ) có tính ấm, giúp kiện tỳ vị, tiêu đờm, giảm đau, sát trùng, giải độc, đồng thời rất giàu vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ tốt cho cơ thể. Cháo bí ngô khi kết hợp với táo đỏ không chỉ thơm ngon bổ dưỡng mà còn là phương thuốc trị ho hiệu nghiệm, nhất là ho có đờm ở người mắc COVID-19.
Cách chế biến: Bí ngô cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi nấu cùng 500g táo đỏ, 200g đường đỏ cùng với nước vừa đủ. Nấu đến khi bí ngô chín nhừ thành cháo. Ăn khi cháo còn nóng.
Hoặc: Bí đỏ 100g, một nắm gạo tẻ. Gọt vỏ miếng bí đỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt miếng mỏng cho vào nồi nấu. Sau đó vo nắm gạo tẻ cho vào nồi bí đang nấu. Nấu sôi và cho thêm nước đến khi cả gạo và bí chín nhừ. Nên dùng cháo khi còn nóng để tăng tác dụng giải cảm, trị ho cho người bệnh F0 điều trị tại nhà.
4. Cháo đậu xanh
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt mát, tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát… Với hàm lượng kali và vitamin C dồi dào trong đậu xanh sẽ giúp thanh nhiệt, giải nhiệt, dịu nhẹ thanh quản, tránh bị khàn tiếng.
Cháo đậu xanh là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, giàu dưỡng chất giúp tăng cường kháng thể rất thích hợp với người đang sốt cao hoặc hết sốt còn mệt mỏi, đề kháng kém. Trẻ em, người lớn ăn kém, người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.
Nguyên liệu: Đậu xanh cả vỏ 40g, gạo nếp 100g, gạo tẻ 50g, hành lá, tía tô, hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu vừa đủ. Cách chế biến: Có rất nhiều công thức nấu cháo đậu xanh như kết hợp với thịt lợn, thịt gà, thịt bò, hạt sen… nhưng nếu thích hương vị thơm bùi, ngọt thanh thì nấu cháo đậu xanh nguyên chất là lựa chọn tốt nhất khi đang là F0 điều trị tại nhà.
Gạo vo sạch, ngâm khoảng 40 phút rồi vớt gạo ra để ráo nước. Cho gạo vào nồi, thêm nước với tỉ lệ 1 phần gạo, 4 phần nước. Cho đậu xanh vào đảo đều, đun với lửa lớn. Khi nồi cháo sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu để cháo mềm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn, cho thêm hành lá và tía tô thái nhỏ, thêm chút tiêu vào trộn đều rồi thưởng thức. Món cháo đậu xanh ăn nóng hoặc để nguội đều rất bổ dưỡng với người bệnh F0 điều trị tại nhà.
Cháo đậu xanh bổ dưỡng, dễ tiêu.
5. Cháo đậu đen
Trong 100g đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, muối khoáng 56mg%; canxi 354mg%, 6,1% sắt; 0,06 caroten, 0,51% vitamin B, 3% vitamin C. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen cũng khá cao.
Cháo đậu đen rất thích hợp duy trì phục hồi sức khỏe cho người mắc COVID-19 giai đoạn phục hồi tuy đã hết sốt nhưng còn mệt mỏi, ăn uống kém, nóng bứt rứt khó ngủ, mẩn ngứa mụn nhọt.
Người cao tuổi có bệnh nền, người bệnh đái tháo đường, tim mạch đều dùng được cháo đậu đen. Tuy nhiên, những người đang bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy thì giảm liều đậu đen, hoặc sao chín thơm trước khi dùng.
Nguyên liệu: 100g đậu đen, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, đường vàng lượng vừa đủ. Cách chế biến: Đậu đen, gạo vo sạch rồi ngâm, vớt ra để ráo nước. Cho đậu đen vào nồi cùng khoảng 700ml nước đun to lửa, khi sôi thì bớt lửa cho đậu chín mềm. Cho thêm gạo ninh nhừ đến khi cháo sánh mịn là được. Thêm đường vừa ăn. Hoặc nếu muốn ăn cháo muối thì nêm gia vị vừa ăn. Ăn cháo lúc nóng.
F0 điều trị tại nhà: Ăn uống thế nào để nhanh khỏi bệnh?
Tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà của Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm bệnh.
Theo Bộ Y tế, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.
Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống. Vì thế họ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.
F0 điều trị tại nhà cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng. (Ảnh: Hanoimoi)
F0 nhẹ và không triệu chứng
Đối với F0 nhẹ, không triệu chứng, Bộ Y tế khuyến cáo ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường; Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...
Nhóm người bệnh này cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn teo cơ, tăng sức đề kháng và ăn thêm trái cây tươi hay nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) kết hợp uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
F0 điều trị tại nhà đảm bảo đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm.
Bộ Y tế khuyến cáo, người bệnh không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính, tăng cường các bữa phụ; Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường
Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Ngoài ra, F0 cũng không ăn đồ ăn nhiều muối, rượu, bia. Quá trình sử dụng thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
Dinh dưỡng cho trẻ em
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng quy định chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.
Theo đó, chế độ ăn của trẻ cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính là lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày cân đối khẩu phần.
Hàng ngày cho trẻ ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm).
Trẻ em là F0 cần bổ sung sữa và hạn chế đồ ngọt.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường
Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ>2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).
Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.
Bộ Y tế lưu ý, phụ huynh cần thay thế thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.
Cha mẹ, người chăm sóc cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không.
Cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được thì cân 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.
Phụ huynh cũng cần đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi những biểu hiện này sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.
Cuối cùng, cha mẹ nên theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào
F0 điều trị tại nhà: Có dấu hiệu này phải báo ngay nhân viên y tế Nhịp thở tăng lên, oxy trong máu giảm, thở hụt hơi, đau tức ngực thường xuyên hay trẻ ăn kém, nôn, sốt cao... là những dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần lưu ý để báo ngay với cán bộ y tế Theo TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), khuyến cáo, khi mắc Covid-19,...