5 loại sữa hạt giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
Một ly sữa hạt thơm ngon là lựa chọn thích hợp, giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho những ngày đầu hè.
Sữa hạt là các loại thức uống được chế biến từ các loại loại hạt tự nhiên như hạnh nhân, mè, đậu xanh, óc chó, ngô, đậu phộng, đậu đen. Sữa hạt chia làm 2 loại là sữa được làm từ các hạt ngũ cốc như gạo lứt, ngô… và sữa làm từ các loại hạt giàu chất béo như óc chó, hạnh nhân, đậu xanh….
Tác dụng của sữa hạt
Mặc dù thành phần dinh dưỡng khác nhau, hầu hết sữa hạt đều là nguồn cung protein phong phú, chất béo tốt cho tim, chất xơ, các khoáng chất thiết yếu, vitamin và các chất phytochemical, theo NDTV. Tất cả thành phần này kết hợp cùng nhau giúp duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch tổng thể.
Ảnh: Elmhurst
Một số công thức làm sữa hạt đơn giản
Sữa hạt hạnh nhân, hạt điều. Ngâm 180 g hạt hạnh nhân, hạt điều trong 6-8 tiếng, có thể cho thêm một chút muối. Để ráo hạt và rửa sạch. Cho hỗn hợp hạt và máy xay sinh tố cùng 1 lít nước rồi xay nhuyễn cho tới khi sữa mịn. Dùng rây lọc hoặc vải để lọc hỗn hợp này. Đổ số sữa này vào chai, có thể thêm chất tạo ngọt vào và sắc chai cho đều. Sữa hạnh nhân, hạt điều có thể uống luôn mà không cần đun sôi. Để sữa thơm mát hơn có thể lưu trữ trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.
Sữa gạo lứt: Ngâm 100 g gạo lứt qua đêm. Tới sáng, vớt ra, để ráo nước. Cho vào chảo rang với lửa nhỏ cho tới khi có mùi thơm. Cho số gạo này vào máy xay sinh tố cùng 500 ml nước để xay nhuyễn. Dùng rây lọc hoặc khăn lọc hỗn hợp trên, sau đó tiếp tục cho phần sữa này vào đun. Khi nước gần sôi cho thêm sữa đặc hoặc đường rồi đun sôi tiếp. Để nguội hỗn hợp rồi dùng luôn hoặc cho vào chai thủy tinh rồi để lạnh.
Sữa óc chó hạt chia. Ngâm 30 g hạt chia và 15 g hạt óc chó trong 1,5 lít nước để qua đêm. Sáng hôm sau vớt ra rồi để ráo nước. Cho số hạt này vào máy xay sinh tố cùng nửa lít nước cùng với 15 g mật ong và vài quả chà là (tùy vào độ ngọt bạn muốn uống) rồi xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp trên qua vải hoặc rây lọc rồi cho lên bếp đun sôi. Có thể dùng ngày hoặc cho vào tủ lạnh.
Video đang HOT
Sữa đậu nành mè đen. Ngâm 70 g đậu nành qua đêm, vớt ra, đãi sạch vỏ. Rang chín 2 muỗng bột canh mè đen. Cho đậu và mè đen vào máy xay với nửa lít nước rồi xay nhuyễn. Dùng túi vải lọc hỗn hợp này, vắt thật kiệt. Cho số sữa này vào đun sôi cùng vài cọng lá dứa. Có thể cho thêm đường hoặc sữa vào lúc này nếu muốn uống ngọt. Sau khi để nguội có thể uống ngay hoặc cho vào tủ lạnh.
Sữa hạt sen: Chuẩn bị 250 g hạt sen, tách tim sen khỏi hạt để khi nấu sữa không có vị đắng. Rửa sạch số hạt này, cho vào máy xay sinh tố cùng 2 lít nước. Lấy hỗn hợp này ra lọc qua sạch sau đó cho lên bếp đun sôi. Cho thêm 100 g đường vào khuấy cùng cho tới khi đường tan. Có thể cho thêm sữa tươi (khoảng 500 ml) nếu muốn nhưng sau khi cho sữa vào phải tắt bếp ngay. Sau khi để nguội có thể uống luôn hoặc đổ vào chai cho vào tủ lạnh.
Các công thức sữa hạt trên cũng là những công thức phù hợp cho người khó tiêu hóa. Ngoài việc uống sữa hạt, những người có vấn đề về tiêu hóa cần bổ sung thêm vitamin, thực phẩm tăng sức đề kháng và lợi khuẩn (propiotic) cho đường ruột.
Ảnh: Ecopath Việt Nam
Trong đó, lợi khuẩn Bifido chiếm phần lớn số lợi khuẩn trong đường ruột, sống chủ yếu ở đại tràng giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bạn có thể sử dụng men vi sinh Bifina Nhật Bản kèm cùng chế độ dinh dưỡng từ sữa hạt trên để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ miễn dịch và cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
Những phương thuốc đông y giúp phòng chống virus cúm
Trong đông y có những thức ăn, bài thuốc có thể giúp tăng cường sức đề kháng chống lại virus, trong đó có các loại virus cúm.
Đông y có những thức ăn, bài thuốc có thể giúp tăng cường sức đề kháng chống lại virus - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), chia sẻ một số biện pháp đông y có thể phòng chống virus cúm.
1. Trà
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của trà trên hệ miễn dịch, cho thấy người uống trà thường xuyên thì phản ứng miễn dịch nhanh gấp 5 lần người không uống. Do đó, nên uống một ly trà vào mỗi buổi sáng.
2. Tỏi
Ngoài vai trò là một gia vị thì tỏi còn được biết đến và sử dụng với rất nhiều công dụng phòng và chữa bệnh như cải thiện tiêu hóa, giảm mỡ máu, chống ô xy hóa... Đặc biệt, từ xa xưa dân gian đã dùng tỏi để chữa cảm cúm.
Các nghiên cứu y học về tác dụng kháng virus của tỏi đã chứng minh nó có tác dụng ức chế các loại virus: cúm mùa (A và B), rhinovirus, herpes, rotavirus,... nhờ tác dụng của chất allicin có trong tỏi.
Với người có thể ăn được tỏi tươi, có thể ăn hằng ngày 1-3 tép tỏi. Người không ăn được tỏi tươi có thể tăng cường thêm một chút tỏi làm gia vị hoặc dùng tỏi ngâm.
3. Mật ong
Mật ong có tác dụng chính là bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, có tính sát trùng và chống viêm tốt. Nếu cơ thể bị các tổn thương thì mật ong giúp hồi phục các tổn thương.
Với một số bệnh đường hô hấp thì điển hình là bài mật ong ngâm với chanh hoặc quất rất hiệu quả trong giảm ho, chống viêm, giảm xuất tiết.
Khi nghiên cứu về mật ong, người ta thấy có các enzyme, nhiều vitamin, khoảng 31 loại khoáng chất, flavonoid và polyphenol hoạt động như chất chống ô xy hóa, điều hòa miễn dịch.
4. Chanh
Có thể đơn giản dùng nước chanh giải khát là có tác dụng tốt. Trong đông y thường dùng cả vỏ chanh để tăng thêm tính kháng lại vi khuẩn ở đường hô hấp.
Nghiên cứu về tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại virus cúm của quả họ cam chanh cho thấy nó giúp đẩy nhanh miễn dịch đặc hiệu, làm tăng hiệu quả của vắc xin. Tác dụng này có được do trong quả họ cam chanh có beta sitosterol.
5. Sả
Sả là một vị thuốc hay dùng để xông khi bị cảm cúm trong dân gian. Tuy nhiên trong đông y còn dùng trong nhiều mục đích khác như chữa ho, giải độc, giúp làn da đẹp hơn, tóc đẹp hơn, chống đầy bụng khó tiêu, thư giãn cơ, giảm mỡ máu...
Một trong những công dụng đặc biệt của sả là sát khuẩn mà không gây hại cho cơ thể người, do đó một số người còn khuyên dùng tinh dầu sả khuếch tán trong phòng.
Có thể dùng kết hợp mật ong, chanh, sả bằng cách: dùng 1-2 quả chanh, thái lát (dùng cả vỏ), khoảng 3 nhánh sả, nấu trong khoảng 5 phút với 1 lít nước, chắt lấy nước, để ấm, pha thêm 1-2 thìa (muỗng) cà phê mật ong, khuấy đều. Mỗi ngày uống 1-2 lần. Cũng có thể chế biến với lượng nhiều, để tủ lạnh và dùng dần.
Cũng có thể dùng riêng mật ong, hòa với nước ấm để uống.
6. Hành
Hành không những giúp tăng hương vị trong các món ăn mà còn giúp nâng cao sức đề kháng trước vi khuẩn, virus. Nếu đã bị bệnh thì hành lại giúp tấn công vi khuẩn vì có tính sát khuẩn rất tốt. Tính sát khuẩn của hành cũng đã được áp dụng cho những bệnh nhân bị vết thương hoặc vết loét khó lành.
Nghiên cứu về tác dụng tăng tính miễn dịch, phòng chống virus của hành cho thấy điểm số độ mạnh miễn dịch tăng ở nhóm sử dụng hành trong 4 tuần so với giả dược. Đặc biệt ở nhóm sử dụng liều cao thì độ mạnh miễn dịch càng tăng hơn.
Khải Linh
Những loại đồ uống tăng khả năng miễn dịch và giải độc cơ thể Nước ép cà rốt, trà thảo dược, sữa và nghệ là những loại đồ uống giúp tăng khả năng miễn dịch và giải độc cơ thể. Tăng cường khả năng miễn dịch là điều quan trọng trong thời gian phòng, chống đại dịch COVID-19. Ăn uống lành mạnh là một trong những cách giúp tăng cường hệ miễn dịch. Theo The Health Site,...