5 hiểu lầm về nhịp tim
Trái tim mạnh khỏe luôn đập hơn 100.000 lần/ngày, bình quân cả đời đập 3 tỷ lần. Nếu không hiểu sự thực của nhịp tim, chúng ta rất dễ bị lừa. Sau đây là những hiểu nhầm về nhịp tim.
Nhịp tim nhanh = áp lực lớn
Áp lực lớn sẽ tăng tần suất tim nghỉ ngơi (nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường là 70-80 lần/phút), có lúc sẽ làm cho nhịp tim tăng đến hơn 100 lần/mỗi giờ, làm cho tim đập quá nhanh.
Tuy nhiên áp lực chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim. Hút thuốc, uống nhiều cà phê, mất nước, ngứa ngáy và thiếu máu cũng dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.
Nhịp tim thất thường = bệnh tim mạch
Chỉ cần không kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường.
Giáo sư Gordon Masai , trường ĐH Y Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, mặc dù đa phần nhịp tim không đầy đủ không gây nguy hiểm, nhưng nếu thấy hiện tượng loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra thì nên lập tức đến bác sỹ.
Tim đập chậm = Tim mạch yếu
Chúng ta thường cho rằng, tim đập quá chậm sẽ làm tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh.
Video đang HOT
Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi, có thể truyền máu cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim nghỉ ngơi dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe. Tuy nhiên, một số người già có nhịp tim chậm chạp có thể là do triệu chứng của bệnh tim gây ra.
Nhịp tim mạnh khỏe = 60-100 nhịp/phút
60-100 nhịp/phút là phạm vi nhịp tim bình thường của người trưởng thành. Nhưng phần lớn nghiên cứu cho biết, kể cả ở trong phạm vi bình thường, nếu nhịp tim khá cao cũng có liên quan rất lớn đến bệnh tim do thiếu máu, đột quỵ và đột tử.
Một nghiên cứu gần đây của Na Uy phát hiện, nhịp tim tăng 10 nhịp/ phút, sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim tương ứng với 10% và 18%.
Nhịp tim bình thường = huyết áp bình thường
Nhịp tim và huyết áp là hai việc khác nhau. Người có nhịp tim bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường. Hoạt động cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh nhưng thay đổi về huyết áp lại không lớn.
Theo Dân trí
Thuốc giải độc gan - dùng sai còn nguy hiểm
Khi cơ thể bị ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn trứng cá... nhiều người vẫn nghĩ rằng nguyên nhân của nó là do nóng gan gây ra và tự mua thuốc giải độc gan về uống. Việc lạm dụng thuốc này có thể sẽ khiến người sử dụng đối mặt với nhiều phiền toái.
Ảnh minh họa: Internet
Ngộ nhận về nóng gan
Lá gan được coi như một nhà máy thải độc. Nó có vai trò quan trọng trong chế biến và chuyển hóa những chất hấp thu từ hệ tiêu hóa thành "nhiên liệu" nuôi dưỡng cơ thể. Cũng bởi làm việc ngày đêm và tiếp xúc với tất cả các chất lợi, hại từ thực phẩm, gan dễ bị nóng và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn nhọt...
Khi đối mặt với những biểu hiện này, để tiết chế sự bùng phát và làm giảm triệu chứng của nó, hầu hết mọi người đều tìm đến thuốc giải độc gan. Hành động này là hoàn toàn đúng đắn nếu như gan bạn thực sự bị nóng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn mọi người đang nhầm dấu hiệu của bệnh gan với hàng loạt các bệnh khác.
Chẳng hạn với tình trạng nổi mề đay khắp người, nó có thể là nóng gan do dùng nhiều thuốc kháng sinh, ăn các chất cay, nóng... tuy nhiên nó cũng là biểu hiện của các nhiễm trùng đường hô hấp trên, đường tiểu, viêm xoang mãn tính hay đơn giản là dị ứng với thức ăn hoặc loại thuốc nào đó.
Một ví dụ khác là khi bị mụn nhọt trứng cá, mọi người thường nghĩ là do gan nóng, song thực tế, đó có thể là viêm nang lông tuyến bã hoặc do da bị tổn thương bởi những thói quen không tốt như sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, thói quen nặn mụn... Còn trường hợp mẩm ngứa, trước khi kết luận nó là nóng gan, bạn hãy thử kiểm tra xem liệu hôm nay mình có tiếp xúc với các chất lạ nào không, có ăn uống gì lạ miệng không?...
Trong những trường hợp bị nhầm lẫn, tất nhiên, dùng thuốc giải độc gan đương nhiên không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng rất ít, không đáng kể. Khi đó, nhiều người lại biện minh rằng: "liều lượng như thế là chưa đủ giải nhiệt cơ thể" nên đã tự ý tăng liều dùng. Chỉ đến khi bệnh càng ngày càng nặng thì lúc đó họ mới nghĩ đến việc khám bệnh. Tuy nhiên, lúc ấy cũng khá muộn cho quá trình điều trị bệnh kia vì thời điểm vàng lúc mầm bệnh mới xuất hiện đã bị bỏ qua.
Như vậy, rõ ràng, gan khỏe mạnh thì sẽ giúp cơ thể da dẻ mềm mại, không mề đay mẩn ngứa, không khó chịu trong người... thế nhưng các nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nhiều phản ứng tiêu cực của cơ thể không hẳn xuất phát từ lý do này. Do đó, cách tốt nhất là hãy đến bệnh viện để xin lời khuyên của bác sỹ thay vì tự bắt bệnh, kê đơn cho mình.
Thuốc tốt cũng không thể dùng mãi
Không chỉ dùng thuốc trong những trường hợp khẩn cấp, nhiều người còn giải độc gan hàng ngày, ngay cả khi chẳng có biểu hiện gì.
Thậm chí có người còn tuyên bố chắc nịch: "Cơm thì có bữa còn không ăn chứ giải độc gan thì không thể không uống". Lý giải về hành động này của mình, chị Nguyễn Thùy Minh (ở Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) khẳng định: "Toàn là Nam dược nên mình nghĩ uống nhiều cũng chẳng sao, có phải kháng sinh đâu mà sợ. Mình hay ăn đồ cay nóng nên nếu không dùng kèm thuốc thì chả mấy ngày mà mặt mũi lại sần sùi. Thế nên đã gần một năm nay, ngày nào mình cũng uống thuốc. Con gái mình cũng được mẹ vận động uống thuốc để giảm mụn trứng cá. Phòng luôn tốt hơn tránh".
Đồng quan điểm với chị Minh, chị Vũ Thu Hà (ở Tràng Tiền, Hà Nội) chia sẻ: "Gan mát thì càng thanh lọc cơ thể tốt hơn. Không bổ dọc thì cũng bổ ngang. Hơn nữa, tôi đã lựa chọn sản phẩm có uy tín chứ đâu phải hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Từ ngày uống cũng thấy mụn nhọt giảm hẳn nên tôi càng yên tâm dùng".
Khác với người tiêu dùng, BS. Lê Quang Lộc (Nguyên trưởng liên khoa, trưởng phòng khám da liễu của Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) khẳng định: "Bất cứ loại thuốc gì, dù là thuốc bổ, thuốc tốt cũng không thể lạm dụng.
Thuốc giải độc gan cũng vậy. Bạn chỉ nên sử dụng nó khi gan có vấn đề hay đang phải sử dụng loại thuốc đào thải qua gan như kháng sinh, giảm đau... hoặc sau khi bị ngộ độc. Bình thường, gan của chúng ta đã phải hoạt động suốt ngày đêm để loại bỏ chất độc từ thức ăn, nước uống trước khi tạo thành máu đi nuôi dưỡng các bộ phận khác.
Khi gan đang khỏe mạnh mà lại bắt nó uống thuốc, nghĩa là bắt nó làm thêm nhiệm vụ. Điều này sẽ gây ra tình trạng quá tải và đương nhiên không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đưa chất lạ có trong thuốc giải độc gan vào cơ thể có thể sẽ tạo ra những phản ứng phụ như bị dị ứng, mẩn ngứa...".
Để gan khỏe
Vẫn theo bác sĩ Lộc, để gan khỏe mạnh, bạn cần duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt có lợi là không ăn chất cay nóng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Những người có chức năng gan không tốt không nên thức quá khuya, tốt nhất là nên đi ngủ trước 23 giờ.
Thuốc lá, bia rượu cũng là những chất bắt gan phải làm việc quá nhiều để loại bỏ bớt độc tố trong nó nên bạn cũng cần hạn chế sử dụng. Tức giận sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương đến gan, do đó, bạn hãy thư giãn và học cách kìm chế cảm xúc.
Để giảm áp lực làm việc cho gan, bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có hướng dẫn của bác sỹ, ngay cả các loại thuốc tưởng như rất lành tính như giải độc gan. Và cuối cùng, hãy khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những mầm bệnh ngay từ khi nó mới bắt đầu hình thành.
Theo SKGD
Ngứa không dám gãi bệnh gì? Xin chào bác sĩ! Tôi có cô ruột tự nhiên cơ thể ngứa nhiều, càng gãi càng ngứa hơn nhiều, có thể cho tôi biết nguyên nhân và hướng điều trị được không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ! Nguyễn Thị Ánh ( Nhân viên tại ngân hàng) hỏi Trả lời: Chào bạn Ánh! Cô của bạn tự nhiên cơ thể ngứa nhiều,...