Thực đơn dưỡng gan giải độc
Món cháo bồ công anh phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, bài trừ độc tố ở gan
Gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế rất quan trọng Ảnh: TƯ LIỆU
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, có chức năng giải độc và phòng vệ. Các chất bã gây hại được sản sinh trong quá trình trao đổi chất (gọi là chất độc nội sinh) và chất độc, độc tố từ bên ngoài (gọi là chất độc ngoại lai), đều phải được giải độc tại gan. Dưới đây là một số món ăn có tác dụng dưỡng gan giải độc:
Canh khoai môn -củ năn
Vật liệu: Khoai môn 300 g, củ năn 150 g, hạt tiêu một ít, muối vừa đủ, nước cốt gà 1/2 muỗng nhỏ, dầu ăn 2 muỗng lớn.
Cách làm: Khoai môn rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát mỏng. Đổ nước vào nồi nấu sôi, khoai môn, củ năn lần lượt trụng qua nước sôi trong 1 phút, vớt ra dội nước lạnh. Củ năn rửa sạch, xắt lát, sử dụng sau. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn, cho vào hạt tiêu, khoai môn, củ năn xào chín một nửa, đổ vào 8 ly nước dùng, thêm muối, nước cốt gà nấu đến thấm vị thì hoàn tất.
Công hiệu: Món canh phòng ngừa ung thư, chống ôxy hóa, bài trừ chất độc hóa học ở gan.
Canh thịt nạc – hoàng kỳ
Vật liệu: Thịt nạc heo 0,5 kg, hoàng kỳ 10 g, đậu hòa lan 50 g, cải thảo 200 g, muối vừa đủ, bột tiêu một ít, nước 1 lít.
Cách làm: Thịt nạc rửa sạch xắt lát, trụng qua nước sôi, vớt ra, sử dụng sau. Hoàng kỳ rửa sạch, cải thảo rửa sạch xắt lát, đậu hòa lan rửa sạch, sử dụng sau. Đổ nước vào nồi nấu sôi, thêm hoàng kỳ, thịt nạc nấu sôi lại, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, thêm cải thảo, đậu hòa lan nấu 20 phút, nêm muối, bột tiêu thì hoàn tất.
Công hiệu: Món canh chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch.
Canh hàu nấu cải thảo
Vật liệu: Hàu 200 g, cải thảo 100 g, củ hành xắt sợi một ít, muối 1 muỗng nhỏ, bột nêm 1/2 muỗng nhỏ, rượu 2 muỗng lớn, dầu mè một ít.
Video đang HOT
Cách làm: Hàu dùng nước rửa sạch đất cát. Thịt hàu trụng qua nước sôi, vớt ra, cho ráo nước, sử dụng sau. Cải thảo rửa sạch xắt lát. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu, phi thơm gừng, hành, thêm cải thảo xào sơ, đổ nước dùng nấu sôi, thêm hàu nấu 15 phút, nêm muối, bột nêm cho thấm vị, rưới dầu mè thì hoàn tất.
Công hiệu: Hàu được cơ thể hấp thu nhanh, theo đó, cải thiện tuần hoàn máu và tim mạch, tăng cường chức năng gan, dưỡng gan giải độc. Món canh chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch, bài trừ chất độc hóa học ở gan.
Canh sườn dê nấu hà thủ ô
Vật liệu: Hà thủ ô 20 g, đậu đen 20 g, sườn dê 0,5 kg, rong biển 100 g, nấm hương 2 tai, gừng lát một ít, muối vừa đủ, nước dùng.
Cách làm: Sườn dê chặt đoạn 4 cm, trụng qua nước sôi, vớt ra. Đậu đen ngâm trước 3 giờ, nấm hương bỏ cuống, rửa sạch, rong biển xắt nhỏ, hà thủ ô rửa sạch, sử dụng sau. Đổ nước vào nồi nấu sôi, cho tất cả vật liệu vào, nấu sôi lại bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, bỏ bột nêm thì hoàn tất.
Công hiệu: Món canh chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch.
Cháo bồ công anh
Vật liệu: Bồ công anh 60 g, kim ngân hoa 30 g, gạo 100 g, muối 1/2 muỗng nhỏ, bột nêm 1/2 muỗng nhỏ.
Cách làm: Bồ công anh, kim ngân hoa sắc lấy nước cốt, bỏ bã. Gạo vo sạch, ngâm nước nửa giờ. Bắc nồi lên bếp, đổ nước dùng, nấu sôi, chuyển lửa nhỏ ninh khoảng 1 giờ cho đến khi nhừ thì hoàn tất. Đổ vào nước thuốc nấu chung. Chia 2 lần ăn ấm.
Công hiệu: Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy bồ công anh vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng ức chế vi khuẩn phổ rộng và diệt khuẩn thấy rõ, có tác dụng ức chế và tiêu diệt đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Món cháo phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, bài trừ độc tố ở gan.
Cháo gan dê
Vật liệu: Gan dê 150 g, gạo 100 g, hành, gừng, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ, muối 1/2 muỗng nhỏ.
Cách làm: Gan dê rửa sạch, xắt lát nhỏ, sử dụng sau. Gạo vo sạch, cùng với hành, gừng, dầu ăn, muối với 1 lít nước, ninh cháo bằng lửa nhỏ cho đến khi cháo nhừ, gan chín thì hoàn tất. Dùng ăn nóng sáng và chiều lúc bụng đói.
Công hiệu: Món cháo giúp lọc máu, chống ôxy hóa.
Cháo gan heo – gân bò
Vật liệu: Gan heo 70 g, gân bò 150 g, nếp 200 g, muối 1/3 muỗng nhỏ, gừng xắt sợi 5 g, hành nhuyễn 5 g.
Cách làm: Gan heo xắt lát mỏng, trụng qua nước sôi, loại bỏ sợi máu, sử dụng sau. Gân bò nấu đến mềm vớt ra, xắt lát, sử dụng sau. Nếp vo sạch cho vào nồi nấu sôi, khi nếp nở, thêm gan heo, gân bò, gừng sợi, hành nhuyễn và một ít muối thì hoàn tất.
Công hiệu: Món cháo giúp chống lão hóa, bài trừ độc tố ở gan.
Cháo gan heo – măng tươi
Vật liệu: Cháo trắng 1 chén, măng tươi 100 g, gan heo 100 g, hành và gừng một ít, rượu 1/2 muỗng nhỏ, muối một ít, bột năng một ít, nước dùng vừa đủ, bột nêm 1/3 muỗng nhỏ.
Cách làm: Măng tươi rửa sạch, xắt lát xiên. Gan heo rửa sạch xắt lát, cho vào chén, thêm rượu, muối, bột năng ướp 5 phút, 2 vật liệu này lần lượt trụng qua nước sôi, vớt ra, để ráo, sử dụng sau. Đổ cháo vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi, thêm măng tươi, gan heo và nước dùng, muối, bột nêm trộn đều, rắc lên hành, gừng xắt nhuyễn, múc ra chén.
Công hiệu: Món cháo thúc đẩy hoạt hóa tế bào, bài trừ độc tố ở gan.
Theo Người Lao Động
Bài thuốc quý từ đậu đen xanh lòng khiến bệnh tiểu đường biến mất
Uống đậu đen xanh lòng là một phương pháp đông y cổ truyền xuất xứ từ Trung Hoa. Bài thuốc này nằm trong tập sách "Lãnh trai y thoại" của Lục Đình Phổ đời nhà Thanh.
Đậu đen xanh lòng được coi là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược. Đây là một phương pháp thanh lọc cơ tạng tuy thô sơ, đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao. Có thể chữa được các chứng bệnh và có những khả năng sau:
1. Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, trị ốm vặt
2. Nhuận trường, trị táo bón, rối loạn.
3. Giải độc trong bộ ruột, tiêu thủy, làm mạnh gân khỏe cốt, không đau nhức các khớp xương, làm hết phong thấp và tê mỏi.
4. Bổ tim, gan, thận, làm mắt sáng, thính tai, đen tóc.
5. Tiêu trừ một số bệnh linh tinh thường xảy ra cho người cao tuổi.
6. Ổn định huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu, tăng sức đề kháng, chống chỏi bệnh tật. Riêng đối với phụ nữ, uống đậu đen xanh lòng sẽ giúp cho sắc diện xanh xao được trở nên hồng hào, da dẻ sẽ được mịn màng, xinh đẹp hơn.
Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên: Bệnh tiểu đường tự nhiên biến mất, đường trong máu trở về mức thích nghi, ta nên uống liên tục từ bây giờ cho đến hết đời dù bệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát được, có nghĩa là suốt đời không bị bệnh tiểu đường nữa. Bệnh này thuộc loại bệnh nan y, y học thế giới không có thuốc để trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cho qua cơn bệnh thôi, rồi cũng tái phát, và nếu có bệnh nặng sẽ không ưng loại thuốc nào hết, chính nó là cơ sở phát sinh ra nhiều bệnh quái ác đưa đến tử vong, các bạn chớ coi thường.
Dược liệu
Chỉ có một thứ duy nhất là đậu đen xanh lòng (Blackbeans with green kernel) , tức là một loại đậu nhỏ, vỏ ngoài thì đen nhưng trong ruột có màu xanh đậm hoặc lợt tùy theo giống (chứ không phải loại đậu đen có ruột màu trắng thông thường).
Chúng ta có thể ra chợ hoặc đến tiệm có bán các loại đậu, và bảo họ bán cho vài trăm gram đậu đen xanh lòng đủ để dùng cho một thời gian ngắn thôi, khi uống hết lại mua tiếp, vì sợ mua nhiều quá để lâu có thể bị hư hay bị mọt ăn... vì đây là loại còn sống, loại sấy hạn dùng 6 tháng không xài được. Để xác định có đúng là đậu đen xanh lòng hay không, ta cắt hoặc cắn bể một vài hột để xem ruột nó có xanh hay không.
Liều lượng
Buổi sáng trước khi ăn điểm tâm tối thiểu nửa tiếng đồng hồ, uống sống, nuốt trọng 49 hạt "đậu đen xanh lòng", chọn lấy hạt to rửa, vớt bỏ những hạt nổi, bù lại hạt tốt cho đủ số lượng 49 hạt, uống nhiều nước chừng nào tốt chừng ấy và liên tục như vậy mỗi ngày, uống mãi rất có hiệu quả. Thật là đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện, đúng là thực phẩm chức năng!
Trẻ em từ 3-10 tuổi, chỉ cần uống mỗi ngày 10 hạt thì mắt sẽ sáng, không đau mắt dù học nhiều cũng ít bị cận; tiêu hóa tốt, không táo bón; sức khỏe tốt, ít ốm đau.
Từ 11-16 tuổi, uống mỗi ngày 21 hạt.
Từ 17 tuổi trở lên, uống theo người lớn.
Công dụng
Khi đậu đen xanh lòng uống vào trong ruột sẽ nở ra và hút các độc tố ở trong ruột vào nó rồi đem các độc tố ấy theo phân ra ngoài. Đó là nguyên lý giải độc và trị bệnh của phương pháp uống đậu đen xanh lòng.
Theo Trí Thức Trẻ
Những bài thuốc trị bệnh từ cây bồ công anh Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt,... Hình ảnh của cây bồ công anh làm thuốc. Bồ công anh còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao; thường mọc hoang ở nhiều nơi. Theo y học cổ truyền,...