Dùng thảo mộc hỗ trợ điều trị suy tim
Theo y học hiện đại, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động.
Ảnh minh họa: Internet
Theo y học hiện đại, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Nguyên nhân do tổn thương nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh hẹp van động mạch phổi, hở van hai lá, hở van động mạch chủ… hoặc do các bệnh làm giảm tâm trương của thất.
Trong Đông y không có chứng suy tim, nhưng theo triệu chứng lâm sàng, loại bệnh này thuộc phạm trù của các chứng: tâm quý, chính xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy thũng, ứ huyết, tâm tý và được chia thành nhiều thể khác nhau.
Tùy theo mức độ của suy tim mà y học có những biện pháp điều trị thích hợp, riêng đối với Đông y, có thể sử dụng một số thảo dược để hỗ trợ chữa trị chứng bệnh này. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị suy tim từ thảo mộc để bạn đọc tham khảo.
Chữa suy tim trong viêm cơ tim với các biểu hiện: phù, khó thở, loạn nhịp. Dùng bài: thục địa, gừng, quế mỗi vị 16g; mạch môn, a giao mỗi vị 10g; cam thảo bắc, toan táo nhân ( sao đen) mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa bệnh tim đồng thời với bệnh thận: Dùng bài: thục địa 250g; sơn phù du, sơn dược mỗi vị 120g; mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả, mạch môn mỗi vị 100g; ngũ vị tử 60g. Các vị tán bột, làm thành viên hoàn 2,5g. Mỗi lần uống 4 viên, ngày 2 lần.
Chữa suy tim bằng phương pháp tăng trương lực cơ tim. Dùng 1 trong số các bài thuốc sau:
Video đang HOT
Bài 1:đảng sâm 20g; bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, đan sâm, trạch tả, mã đề, mộc thông mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2:hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm mỗi vị 20g; bạch thược, đương quy, ngưu tất, đan sâm, tỳ giải mỗi vị 16g; xuyên khung, phục linh, trạch tả mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa suy tim với các triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi: Dùng 1 trong số bài thuốc sau:
Bài 1:đan sâm, bạch truật, ý dĩ, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 20g; đảng sâm, mạch môn, sa sâm, trạch tả mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2:đảng sâm, bạch truật mỗi vị 20g; Thục địa, phục linh, đản sâm, ý dĩ mỗi vị 16g; xuyên khung, đương quy, bạch thược, hồng hoa, ngưu tất mỗi vị 12g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Đông y hỗ trợ điều trị chứng cận thị
Theo y học cô truyên, cân thị là do phần âm dịch, âm tinh bị suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy mòn;
Ảnh minh họa: Internet
Theo y học cổ truyền, cận thị là do phần âm dịch, âm tinh bị suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy mòn; can âm không đủ để nuôi dưỡng mục hệ, thận âm không đủ để nuôi dưỡng thủy thần, thủy dịch bị thiếu nghiêm trọng do đó thị lực bị suy giảm không hoàn toàn khiến người bệnh phải nhìn thật gần, đồng thời nhanh mỏi mắt và mờ dần khi nhìn lâu. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng cận thị.
Bài 1: Canh kỷ tử cá chép
Nguyên liệu: Cá chép 1 con (khoảng 2kg), kỷ tử 10g. Cách làm: Làm sạch cá, bỏ nội tạng. Đun cùng kỷ tử thành canh. Ăn thịt cá, uống nước canh. 15 ngày là một liệu trình.
Bài 2: Trứng gà sữa tươi
Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, sữa tươi 1 ly, mật ong 1 thìa. Cách làm: Đun nóng sữa, sau đó đập trứng gà vào đun sôi cùng, để nhỏ lửa. Khi trứng chín, bỏ ra, chờ cho ấm, thêm mật ong vào rồi ăn trong 10 ngày.
Bài 3: Canh gan lợn trứng gà
Nguyên liệu: Gan lợn 150g, trứng gà 1 quả. Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi đảo qua dầu, thêm chút rượu trắng, rồi cho nước vào đun sôi. Sau đó đập trứng gà vào, thêm muối cho vừa miệng. 10 ngày là một liệu trình.
Bài 4: Canh ngân nhĩ kỷ tử
Nguyên liệu: Ngân nhĩ 20g, kỳ tử 20g, hoa nhài 10g. Cách làm: Đun các nguyên liệu trên cùng nhau thành canh để uống, mỗi ngày 1 lần, uống liên tục nhiều ngày.
Bài 5: Kỷ tử hầm gan lợn
Nguyên liệu: Kỷ tử 20g, gan lợn 300g, 1 chút dầu ăn, hành, gừng, đường cát, rượu trắng. Cách làm: Rửa sạch gan lợn, cho vào nồi cùng kỷ tử, cho vừa nước đun trong 1 giờ. Sau đó bỏ gan ra, thái miếng. Làm nóng chảo dầu trên bếp, rồi cho hành, gừng vào đảo cùng gan lợn đã thái miếng. Cho gan xào, nêm đường cát, rượu trắng vào canh.
Bài 6: Canh kỷ tử long nhãn
Nguyên liệu: Kỳ tử 10g, trần bì 3g, long nhãn khô 10 quả, mật ong 1 thìa. Cách làm: Giã kỳ tử cùng trần bì cho nhuyễn, sau đó cho vào nồi đun cùng long nhãn, cho vừa nước. Để sôi nửa tiếng, bỏ ra bát, thêm mật ong vào ăn như món điểm tâm. Ăn liên tục trong 15 ngày, nghỉ 2 - 3 ngày rồi lại làm tiếp liệu trình khác.
Bài 7: Cháo kỷ tử đậu tương
Nguyên liệu: 30g kỳ tử, đậu tương 100g. Cách làm: Nấu các nguyên liệu trên cùng nhau thành cháo để ăn.
Đây chỉ là những bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng cận thị, tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà cần có sự tư vấn của các thầy thuốc và lương y có uy tín.
Sức khỏe và Đời sống
Lá tre chữa tràn dịch màng phổi Lá tre (tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời. Ảnh minh họa: Internet Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng...