Cảnh giác với ’sát thủ thầm lặng’ của thế kỷ
Các nhà khoa học từng cảnh báo, trong thế kỷ 21, nhân loại không chỉ phải đối phó với những bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, ung thư, lao phổi, mà hiểm họa từ bệnh tim mạch là thực sự nguy hiểm với tỷ lệ tử vong hàng đầu.
Bệnh tim mạch thường đi kèm các biến chứng khó lường – Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, ý thức phòng tránh bệnh tim mạch ở nước ta vẫn còn ở mức thấp, khiến “sát thủ thầm lặng” nhanh chóng gia tăng mức độ đe dọa cộng đồng trong thời gian qua.
Kẻ thù nguy hiểm số 1 của sức khỏe
Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người chết vì bệnh tim cao gấp 5 lần so với tổng số người chết vì lao, AIDS và sốt xuất huyết cộng lại. Hằng năm trên thế giới có hơn 17 triệu người tử vong do các bệnh lý tim mạch. Ước tính đến năm 2015 con số này lên tới 20 triệu người/năm. Tới 80% nạn nhân chết vì tim mạch thuộc các nước đang phát triển. Các chuyên gia về sức khỏe xếp tim mạch vào loại bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu.
Điều khiến bệnh tim bị coi là “sát thủ thầm lặng” và nguy hiểm nhất, đó là do diễn tiến âm thầm, người bệnh hầu như không thấy triệu chứng hay các biểu hiện rõ rệt để điều trị kịp thời. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, đi kèm các biến chứng khó lường như đột quỵ, thậm chí đột tử. Ngoài ra, khi đã mắc bệnh tim mạch, việc điều trị rất tốn kém, khó khăn đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống, trở thành gánh nặng cho gia đình.
Nhiều người vẫn mơ hồ về bệnh tim mạch !
Video đang HOT
Mặc dù là căn bệnh giết người số một của thế kỷ 21, song ý thức phòng tránh của cộng đồng các nước đang phát triển như VN còn rất hạn chế. Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ở nước ta ngày càng tăng đến mức báo động. Theo ước tính của Hiệp hội Tim mạch thế giới, đến năm 2017, bình quân cứ 5 người VN thì sẽ có 1 người mắc bệnh lý tim mạch. Đa số người dân còn khá mơ hồ về bệnh tim mạch, từ nguyên nhân mắc bệnh cho đến việc chủ động phòng tránh. Mới đây, một cuộc khảo sát do Vnexpress thực hiện cho thấy kiến thức về bệnh tim mạch của người dân còn rất thấp: có đến 88% người tham gia khảo sát cho rằng bệnh tim chỉ tìm đến một số đối tượng nhất định như người thừa cân, người cao tuổi hoặc có di truyền từ gia đình.
Trên thực tế, bệnh tim có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi, thể trạng, giới tính. Với lối sống công nghiệp hiện nay, bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa, có bệnh nhân đột tử khi mới 25 tuổi. Thậm chí, có trường hợp 21 tuổi đã bị tăng huyết áp, 28 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Theo một điều tra của Viện Tim mạch quốc gia, nước ta hiện có khoảng 10 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ tuổi 25 trở lên là 25,1%. Đây chính là mối nguy cơ rất lớn mà bất kỳ ai cũng phải có ý thức phòng ngừa.
Phòng tránh: chìa khóa then chốt chống bệnh tim
Các chuyên gia tim mạch từ lâu đã khuyến cáo, chúng ta cần sớm thay đổi nhận thức về bệnh tim mạch, không nên lơ là vì “sát thủ thầm lặng” này không “chừa” một ai. Bên cạnh đó phòng tránh chính là yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe.
Việc phòng tránh bệnh tim mạch không khó, chỉ cần điều chỉnh lại lối sống: không hút thuốc lá; năng vận động; duy trì cân nặng hợp lý; kiểm soát các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, cholesterol cao; tránh căng thẳng; xây dựng chế độ ăn hợp lý. Một nghiên cứu của Anh công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho biết, đi bộ mỗi ngày thêm 2.000 bước chân sẽ giảm được 8% nguy cơ tim mạch.
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn khoa học là yếu tố then chốt trong việc giữ cho trái tim khỏe. Tăng cường rau xanh và trái cây, giảm thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là nội tạng. Không nên sử dụng mỡ động vật để chế biến thực phẩm vì có nhiều a xít béo bão hòa, cholesterol không có lợi cho sức khỏe. Khi nấu nướng, chiên xào nên ưu tiên sử dụng dầu thực vật như nhãn hiệu dầu đậu nành Simply, được Hội Tim mạch VN khuyên dùng. Các nghiên cứu cho thấy, dầu đậu nành nguyên chất chứa hơn 80% a xít béo chưa bão hòa, có tác dụng làm giảm đáng kể cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol xấu. Trong dầu đậu nành chứa nhiều omega-3, omega-6 và omega-9 – là các chất béo tốt cho tim mạch.
Như vậy, lối sống lành mạnh kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi bệnh tim mạch – “sát thủ thầm lặng” của thế kỷ 21.
Y Linh
Theo TNO
Cúm H5N6 nối dài danh sách cúm gia cầm nguy hiểm cho người
Virus cúm A/H5N6 phát hiện trên gà vịt ở Việt Nam tương đồng với chủng gây tử vong người tại Trung Quốc hồi tháng 4, mở rộng danh mục cúm gia cầm nguy hiểm.
4/5 vừa qua, Trung Quốc thông báo ca nhiễm bệnh và tử vong đầu tiên do phân nhóm cúm gia cầm H5N6. Nạn nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới được ghi nhận tới nay. Trước khi tử vong, bệnh nhân trên đã tiếp xúc với gia cầm chết và được chẩn đoán viêm phổi, song các xét nghiêm sâu cho thấy ông nhiễm H5N6.
Gà vịt tại 2 tỉnh của Việt Nam là Lạng Sơn và Hà Tĩnh lần đầu tiên được phát hiện nhiễm virus cúm H5N6. Ảnh: Nguyên Anh.
Tờ scienceworldreport cho biết chủng H5N6 được xem là loại cúm gia cầm có khả năng gây bệnh thấp, từng được tìm thấy trên các loài chim hoang dã ở Đức, Thụy Điển và Mỹ. H5N6 từng sử dụng trong văcxin cho gia cầm và được tìm thấy trong những con chim di trú ở Đài Loan.
Chủng cúm này có thể gây ốm nặng cho người, nhưng chủ yếu nguy hiểm cho một vài nhóm có thể trạng yếu, như người bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, HIV/AIDS, ung thư cũng như người trên 65 tuổi, thai phụ và trẻ em dưới 5 tuổi.
Hiệp hội quốc tế về bệnh truyền nhiễm ProMED-mail cho rằng ca tử vong vì H5N6 ở Trung Quốc là đơn lẻ và nguy cơ lây truyền từ người sang người là thấp. Những người từng tiếp xúc với bệnh nhân 49 tuổi trên đều không có triệu chứng nhiễm bệnh sau khi được xét nghiệm và theo dõi. Các chuyên gia vẫn đang theo dõi sự biến đổi và khả năng lây của loại virus này.
Vài năm gần đây, khu vực Đông Á giáp Việt Nam liên tiếp xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm có thể lây nhiễm sang người.
Tháng 3/2013, một chủng virus mới ở người, H7N9 được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Kể từ đó 115 người đã chết trong tổng số 367 ca bệnh được ghi nhận (chiếm 31%). Hầu hết bệnh nhân nhiễm loại virus này đều bị viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong, với những triệu chứng phổ biến là sốt, ho, khó thở.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, virus cúm gia cầm A(H7N9) thường gây bệnh cúm ở các loại gia cầm và các loài chim. Trước đó chưa có ca lây nhiễm H7N9 nào ở người được báo cáo. Đa số người mắc do tiếp xúc gia cầm ốm, chết. Rất ít trường hợp là do lây nhiễm từ người sang người.
Tháng 5/2013, một phụ nữ Đài Loan 20 tuổi trở thành người đầu tiên nhiễm một chủng cúm gia cầm khác có tên gọi H6N1. Cô này chưa hề tiếp xúc với gia cầm và đã hồi phục sau vài ngày điều trị bằng Tamiflu.
Tháng 12/2013, Trung Quốc thông báo trường hợp đầu tiên ở người nhiễm một chủng cúm khác có xuất xứ từ chim H10N8. Người phụ nữ 73 tuổi từ tỉnh Giang Tây đã tử vong sau khi viêm phổi, suy hô hấp. Bà có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống ở chợ. Ca nhiễm virus H10N8 thứ hai ở Trung Quốc được phát hiện hồi tháng 1 năm nay. Virus H10N8 được các nhà khoa học Trung Quốc đánh giá có thể nhiễm sâu vào những mô trong phổi và có khả năng lây lan giữa người với người.
Trước đó, cúm gia cầm A/H5N1 từng xuất hiện vào năm 2003 tại Việt Nam và rải rác xuất hiện đến tận ngày nay, với độc lực cao, có lúc tỷ lệ tử vong cho người là 100%. H5N1 cũng hoành hành đồng thời ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, bệnh lây trực tiếp chủ yếu do tiếp xúc gia cầm bệnh, chết. Một số có thể lây từ người sang người nhưng bệnh cảnh nhẹ.
Một số chủng virus cúm gia cầm khác cũng có thể lây sang người từng xuất hiện gồm: H7N3 tại Hàn Quốc, H7N8 tại Canada, H7N7 tại Hà Lan, H9N2 tại Hong Kong năm 2013.
Thuận An
Theo VNE
Đã có vắc-xin cho trẻ sơ sinh nhiễm HIV trong bụng mẹ Ba trẻ em sơ sinh được thử nghiệm loại vắc-xin mới đã miễn nhiễm hoàn toàn với virus HIV, mở ra một thời kỳ mới cho phương thức chữa HIV/AIDS. 3 trong 4 trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin mới trong vài giờ sau khi sinh đã miễn nhiễm với virus HIV. Theo thông tin đăng tải trên trang Daily Mail, gần đây,...