Món ăn, bài thuốc bổ gan
Theo ông y, bệnh viêm gan thuộc phạm trù của các chứng Hoàng đản (vàng da), Hiếp thống (đau vùng hông sườn), Tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau).
Biểu hiện chủ yếu là bệnh lý của hệ thống Tỳ Vị (hệ tiêu hóa). Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng gan.
Cháo câu kỷ tử: Câu kỷ tử 20g, gạo nếp 50g, đường trắng vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước ninh nhừ thành cháo. Ăn vào sáng và tối, có thể ăn lâu dài. Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính, xơ cứng động mạch
Câu kỷ tử.
Canh gan lợn trứng gà: Gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành 4 – 5 cây. Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập trứng vào khuấy đều, khi chín cho hành, gia vị là được. Có thể ăn kéo dài. Công dụng: Bổ huyết, dưỡng gan.
Cháo bồ công anh: Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy bồ công anh vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng ức chế vi khuẩn phổ rộng và diệt khuẩn thấy rõ, có tác dụng ức chế và tiêu diệt đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Món cháo bồ công anh có tác dụng phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, bài trừ độc tố ở gan. Cách làm: Bồ công anh 60g, kim ngân hoa 30g, gạo 100g, muối 1/2 muỗng nhỏ, bột nêm 1/2 muỗng nhỏ. Bồ công anh, kim ngân hoa sắc lấy nước cốt, bỏ bã. Gạo vo sạch, ngâm nước nửa giờ. Bắc nồi lên bếp, đổ nước dùng, nấu sôi, chuyển lửa nhỏ ninh khoảng 1 giờ cho đến khi nhừ thì hoàn tất. Đổ vào nước thuốc nấu chung. Chia 2 lần ăn ấm. 15 ngày là một liệu trình.
Cháo gan dê: Gan dê 150g, gạo 100g, hành, gừng, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ, muối 1/2 muỗng nhỏ. Cách làm: Gan dê rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Gạo vo sạch, ninh cháo bằng lửa nhỏ cho đến khi cháo nhừ, gan chín thì hoàn tất. Dùng ăn nóng sáng và chiều lúc bụng đói. Công dụng: Giúp lọc máu, chống ôxy hóa.
Video đang HOT
Cháo gan dê, món ăn bài thuốc bổ gan.
Canh thịt nạc – hoàng kỳ: Thịt nạc 0,5kg, hoàng kỳ 10g, đậu hà lan 50g, cải thảo 200g, muối vừa đủ, hạt tiêu một ít, nước 1 lít. Cách làm: Thịt nạc rửa sạch cắt lát, chần qua nước sôi rồi vớt ra. Hoàng kỳ rửa sạch, cải thảo rửa sạch cắt lát, đậu hà lan rửa sạch. Đổ nước vào nồi nấu sôi, thêm hoàng kỳ, thịt nạc nấu sôi lại, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, thêm cải thảo, đậu hà lan nấu 20 phút, nêm muối, hạt tiêu, ăn lúc nóng. 10 ngày là một liệu trình. Công dụng: Chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Hoa thiên lý: Bài thuốc chữa mất ngủ cực hiệu nghiệm
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt như giúp trẻ chóng lớn, giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt ở người lớn tuổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu chữa lòi dom, đinh nhọt, trị giun kim...
Theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy thiên lý vừa là thức ăn và thuốc bổ dưỡng giúp trẻ mau lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt vừa tăng sức đề kháng cho người sử dụng.
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt như giúp trẻ chóng lớn, giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt ở người lớn tuổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn giúp tăng chất lượng và số lượng tinh trùng ở những nam giới suy yếu sinh lý, nó giúp cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì.
Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 20 g đến 30 g (100-200 g tươi). Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu quá chín sẽ làm giảm các dưỡng chất và dập nát cánh hoa, mất ngon.
3 món ăn - bài thuốc dùng hoa thiên lý chữa mất ngủ
Từ lâu, nhiều người đã biết hoa thiên lý có tác dụng chữa mất ngủ. Nhưng ngoài việc dùng hoa thiên lý nấu canh, nhiều người không biết cách phối hợp hoa tiên lý thành các món ăn - bài thuốc để loại thực phẩm này phát huy hiệu quả tốt nhất.
Chúng tôi xin giới thiệu 3 món ăn - bài thuốc từ hoa thiên lý tương ứng với các mức độ mất ngủ khác nhau:
- Chữa mất ngủ: hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 3 - 5 ngày.
- Để có giấc ngủ ngon: dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong vài ngày liền.
- Chữa mất ngủ thường xuyên: hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30 - 50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4 - 7 ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh khác của hoa thiên lý
1. Chữa tiểu buốt
Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Uống trong 5 ngày.
2. Chữa đinh nhọt
Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.
3. Trị giun kim
Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.
4. Phòng rôm sảy ngày hè
Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.
5. Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt
Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn sẽ có tác dụng.
Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống... vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
Theo Phununews
Lợi ích từ quả sim bạn nên biết Màu tím biếc, vị ngọt ngọt, chát chát, trái sim luôn là thức quà đặc biệt mà rừng xanh ban tặng cho con người, không chỉ rất thơm ngon mà còn có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta. Cứ mỗi dịp mùa sim về, chúng ta lại được thưởng thứ những trái sim chín mọng - thứ quà...