5 điều có thể bạn chưa biết về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não) khiến cho khoảng 2 triệu tế bào não chết đi chỉ trong một phút, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác…
TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Người đái tháo đường nguy cơ cao gấp 4 lần
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não.
Bệnh thường gặp ở những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”. Bên cạnh đó, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc đột quỵ não cao gấp 4 lần so với người bình thường, người mắc tăng huyết áp có nguy cơ cao gấp 3 lần, gấp 6 lần ở bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin,…
Bệnh đang ngày càng trẻ hóa
TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi. Song, hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa, có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi. Trong vòng 12 năm qua, số người trẻ tuổi mắc đột quỵ tăng tới 50%.
Có thể phòng ngừa
Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao, song, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng nhiều cách.
Bệnh nhân ngất xỉu khi bị đột quỵ não.
Đầu tiên, người dân nên tránh các yếu tố nguy cơ, luyện tập thói quen sống lành mạnh, như không lạm dụng bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; có chế độ ăn uống điều độ, hợp vệ sinh, cân đối các chất; nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ, tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài…
Đối với các bệnh nhân có tiền sử các bệnh gồm đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch… cần kiểm soát tốt bệnh bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm tra sức khỏe định kì để điều chỉnh phù hợp.
Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?
TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng chia sẻ, hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị tai biến mạch máu não: Liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho những bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4-5 giờ sau khi bị đột quỵ), lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ); Với đột quỵ chảy máu não, tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật lấy máu tụ, kẹp túi phình…
Các kỹ thuật hiện đại này đều phục vụ mục đích thông tắc mạch máu, loại bỏ cục máu đông trong não càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não, bác sĩ sẽ phẫu thuật để khắc phục khối dị dạng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật khác nhằm hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát.
Khuyến cáo của bác sĩ
TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đột quỵ dễ tái phát trở lại với tỷ lệ khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ lần đầu tiên sẽ có 1 bệnh nhân bị tái phát.
Do đó, người dân cần chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não; thay đổi lối sống tích cực, có chế độ ăn thích hợp, tăng cường tập thể dục, tập vận động cũng như kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Đó là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ não tái phát. Bên cạnh đó, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.
Theo viettimes
Trực quan cách một cơn đột quỵ xảy ra và tàn phá não bộ
Khi động mạch dẫn máu đến nuôi bộ não bị "khóa cứng" trong quá trình xảy ra đột quỵ, khí oxy và dưỡng chất không thể tiếp cận được với các tế bào não, khiến những tế bào này bắt đầu chết đồng loạt chỉ trong vòng vài phút.
Trực quan cách một cơn đột quỵ xảy ra và tàn phá não bộ
Hiểu một cách đơn giản, đột quỵ (Tai biến mạch máu não) là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho cơ quan này bị gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể, khiến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, hệ quả là các tế bào não bắt đầu chết đồng loạt trong vòng vài phút. Đột quỵ rất dễ gây tử vong cũng như để lại nhiều di chứng nặng nề nếu người bệnh qua khỏi.
Đột quỵ xảy ra như thế nào?
Các động mạch đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền máu để nuôi bộ não. Trung ương thần kinh cần một lượng máu tương đối lớn và ổn định, để đảm bảo có đủ oxy cùng các chất dinh dưỡng cho các hoạt động diễn ra được bình thường.
Loại đột quỵ thường gặp nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (chiếm khoảng 85% tổng số ca đột quỵ). Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra bên trong các động mạch xuất hiện mô mỡ (gọi là mảng bám) làm hẹp con đường lưu thông máu bên trong động mạch. Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ phổ biến là:
-Đột quỵ do huyết khối: Hình thành cục máu đông ở động mạch ở cổ hoặc não ngăn cản dòng chảy của máu đến bộ não.
-Đột quỵ do tắc mạch: Cục máu đông được hình thành ở một vị trí nào đó trong cơ thể (chủ yếu là ở tim) và sau đó được dòng chảy của máu đưa dần lên não. Nếu cục máu đông này đến được các động mạch nằm gần hoặc bên trong não bộ, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Khi động mạch dẫn máu đến nuôi một phần não đó của bộ não bị "khóa cứng", trong quá trình xảy ra đột quỵ, khí oxy và dưỡng chất không thể tiếp cận được với các tế bào não, khiến những tế bào này bắt đầu chết chỉ trong vòng vài phút.
Một dạng đột quỵ ít phổ biến hơn là đột quỵ do xuất huyết, xảy ra khi các mạch máu bị suy yếu và vỡ ra khiến máu bị rò rỉ ra các mô của não. Hệ quả của việc này là dòng máu nuôi não bị tắc nghẽn, đồng thời lượng máu bị rò rỉ sẽ làm tăng áp lực lên các mô não, khiến chúng bị tổn thương. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não hoặc ở khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài. Theo thống kê, khoảng 15% các ca đột quỵ là do xuất huyết não gây ra.
Đột quỵ do xuất huyết.
Loại đột quỵ cuối cùng thường được gọi là đột quỵ nhỏ (TIA). TIA xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch dẫn máu đi nuôi não. Tuy nhiên khác với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong trường hợp của TIA cục máu đông sẽ tự vỡ ra sau một thời gian ngắn và động mạch sẽ thông suốt trở lại. Chính vì điều này mà TIA thường không gây ra các tổn thương lâu dài đối với cơ thể. Tuy nhiên, TIA lại là dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ đột quỵ cao hơn. Do đó, nếu đã đã xảy ra đột quỵ nhỏ, bệnh nhân cần thăm khám để các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng.
Đột quỵ nhỏ (TIA).
Dấu hiệu của đột quỵ
-Đột nhiên bị tê buốt hoặc liệt cơ mặt, tay, chân, đặc biệt là khi triệu chứng này chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể.
-Choáng váng đột ngột và gặp các vấn đề về phát âm hoặc không thể hiểu được người khác đang nói gì.
-Đột nhiên gặp vấn đề về thị giác với một hoặc cả hai mắt.
-Mất thăng bằng đột ngột, không thể đi và xuất hiện cơn đau đầu cấp tính có thể kèm theo nôn mửa.
Minh Nhật
Theo Nucleus Medical Media/dantri
Trở lại đời thường sau 3 lần đột quỵ HÀ NỘI - Được hai người giúp, ông Sơn 77 tuổi, cố nhấc chân lên cầu thang, ban đầu thật lâu mới đi một bước, sau nhanh hơn. Ông Lê Minh Sơn đang tập bài vận động leo cầu thang, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Ba tuần trước, ông bị đột quỵ não lần thứ ba, nhập viện trong...