5 dấu hiệu trên khuôn mặt tiết lộ sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà bạn chỉ cần nhìn vào gương là thấy
Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Theo số liệu của các tổ chức y tế thế giới, thiếu vitamin A đã làm chết hơn 8 triệu trẻ em trong 12 năm qua. Hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới đang thiếu Vitamin D.
Khi thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, mọi bộ phận cơ thể bạn đều có thể bị đau, thường là từ trong ra ngoài. Vì vậy, nếu da của bạn có dấu hiệu không khỏe mạnh thì bạn cần biết rằng bên trong cơ thể cũng có thể đang bị ảnh hưởng. Ngay cả khi bạn theo dõi lượng chất dinh dưỡng mình ăn hoặc uống vitamin tổng hợp, bạn vẫn có thể không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tất cả những gì bạn phải làm là nhìn vào gương và nhận ra những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng được tiết lộ trên khuôn mặt như dưới đây.
1. Đôi mắt sưng húp
Nếu mỗi buổi sáng thức dậy bạn nhận thấy đôi mắt mình có dấu hiệu sưng húp thì hãy nghĩ đến 2 khả năng có thể xảy ra. Một là do bạn ngủ không đủ giấc và hai là do lượng i-ốt thấp trong cơ thể đang ở mức thấp.
Nếu bạn đã thay đổi thời gian ngủ, ngủ đủ 7-8 giờ/đêm mà vẫn gặp biểu hiện này thì nguyên nhân là do lượng i-ốt bạn tiêu thụ không đủ cho cơ thể. Iốt có tác dụng loại bỏ các chất gây rối loạn nội tiết (như flo, clo, và brôm) và hỗ trợ chức năng tuyến giáp, làm giảm sưng, kể cả sưng húp mắt.
Đừng nghĩ rằng chỉ có muối đã chế biến mới cung cấp i-ốt cho bạn. Hãy ăn thêm các loại thực phẩm như rau biển, tảo bẹ, trứng, kefir (tốt hơn là từ sữa dê) và đậu để bổ sung i-ốt cho cơ thể.
Có thể bạn sẽ thấy da mình nhợt nhạt mỗi khi lạnh nhưng nếu đến mức quá nhợt nhạt như thể thiếu sức sống hoặc là ngay cả lúc bình thường cũng vậy thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu vitamin B12. Nếu cơ thể không nhận đủ B12, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và da của bạn có thể bị đau. Thức ăn từ động vật có thể là nguồn cung cấp vitamin B12 rất tốt, nhưng nếu bạn là người ăn chay thì nên nghĩ đến các lựa chọn thay thế phù hợp để bổ sung đầy đủ loại vitamin này.
Ngoài ra, sự thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này có thể gây ra mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, tiêu chảy, chán ăn, vấn đề về thị lực, trầm cảm…
Bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ trứng đã qua chế biến, pho mát, ngũ cốc dinh dưỡng, sữa chua…
Video đang HOT
3. Tóc bị khô
Nếu nhận thấy tóc bị khô, mỏng đi và đầu trở nên nhiều gàu hơn thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu biotin hoặc vitamin B7. Bình thường, vi khuẩn đường ruột thường sản xuất ra lượng Biotin đủ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp rối loạn tiêu hóa, khả năng thiếu hụt biotin có thể xảy ra.Thiếu hụt biotin cũng có thể là kết quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung biotin hoặc vitamin B7 dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng các loại này. Cách an toàn nhất để bổ sung biotin hay vitamin B7 là từ thực phẩm. Các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó, hạt hướng dương, đậu xanh, các loại đậu và nấm, thậm chí cả bơ… là những thực phẩm giàu vitamin B7 mà bạn có thể ăn hàng ngày.
4. Môi nhạt màu
Có thể bạn nghĩ rằng bôi son là có thể khắc phục tình trạng nhợt nhạt của môi. Thế nhưng, điều cần quan tâm ở đây là: Màu môi nhợt nhạt lại có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn, cụ thể là cho thấy bạn thiếu sắt. Trên thực tế, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC). Nhiều người chỉ biết rằng thiếu sắt khiến cơ thể thiếu máu dẫn đến mệt mỏi nhưng trên thực tế, tình trạng này có thể nhận biết được qua màu sắc của đôi môi.
Để bổ sung sắt cho cơ thể, bạn có thể thêm các loại tảo Spirulina, đậu lăng, sô cô la đen (Cacao!), rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác, nho khô… vào chế độ ăn uống của mình.
5. Ra máu nướu răng
Nếu nướu răng của bạn đã bị xuất huyết thì có thể là do thiếu vitamin C trong cơ thể gây ra. Chúng tôi dùng Vitamin C để chống lại cảm lạnh thông thường, nhưng thiếu hụt Vitamin C sẽ dẫn đến nhiều nhiều vấn đề hơn, bao gồm ra máu nướu răng, sưng khớp, ra máu cam… Hãy nhớ rằng, cơ thể chúng ta không sản xuất hoặc dự trữ vitamin C, vì vậy bạn phải bổ sung dưỡng chất này từ thức ăn mỗi ngày.
Ớt, ớt đỏ, trái kiwi, bông cải xanh, dâu tây và hoa hồng… là những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Bạn có thể tìm mua các thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng cho các bữa ăn để bổ sung vitamin, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất dinh dưỡng tại các cửa hàng VinMart, VinMart hoặc VinEco gần nhất để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn của thực phẩm cho gia đình mình!
Nguồn: DWolfe/Ncbi/Slate
Ngoài uống, bạn có biết cà phê còn được dùng để làm gì không?
Cà phê chứa chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa có lợi cho da, da đầu và tóc. Cà phê có thể được sử dụng để tẩy tế bào chết, điều trị mụn trứng cá, tăng lưu lượng máu và cân bằng độ pH.
Cà phê có nhiều công dụng làm đẹp - SHUTTERSTOCK
Dưới đây là cách sử dụng cà phê trên da đầu, tóc và da, theo Medical Daily.
Tẩy tế bào chết
Cà phê là chất tẩy tế bào da chết tuyệt vời. Kết quả của một nghiên cứu từ năm 2013 cho thấy rằng các chất trong cà phê cũng giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh. A xít caffeic là chất chống ô xy hóa có thể làm tăng nồng độ collagen và giảm sự lão hóa sớm của tế bào.
Loại bỏ đôi mắt sưng húp
Cà phê có thể mang lại lợi ích cho những người có đôi mắt sưng húp. Caffeine kích thích lưu lượng máu và giãn nở các mạch máu, có thể giúp da săn chắc tự nhiên. Kết quả này giúp giảm sự tích tụ dịch dưới mắt.
Ngoài ra, các hợp chất khác trong cà phê, chẳng hạn như a xít chlorogenic, cũng có thể làm giảm viêm quanh mắt, theo Medical Daily.
Chống nắng
Cà phê có chứa chất chống ô xy hóa, chẳng hạn như polyphenol. Chúng có thể giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) và một số dấu hiệu lão hóa do nắng.
Các tác giả của một nghiên cứu từ năm 2015 đã kết luận rằng những người có mức tiêu thụ polyphenol cao từ cà phê hoặc các nguồn khác, có ít "tuổi" UV hơn trên khuôn mặt. Những người tham gia nghiên cứu trên là phụ nữ Nhật Bản tuổi từ 30-60.
Uống cà phê hoặc bôi lên da là những cách đơn giản để cung cấp các chất chống ô xy hóa này cho cơ thể.
Giảm hiện tượng da sần vỏ cam
Cà phê cũng có thể giúp giảm sự xuất hiện của cellulite (là hiện tượng da sần như vỏ cam) trên da. Một nghiên cứu nhỏ báo cáo rằng một sản phẩm có chứa caffeine và một số thành phần hoạt tính khác hiệu quả trong việc giảm cellulite ở phụ nữ.
Bạn có thể thử sử dụng bã cà phê tươi, ẩm để chà và tẩy tế bào chết các khu vực có da sần vỏ cam. Tẩy tế bào chết cũng có thể giúp làm mịn da và kích thích lưu thông máu, theo Medical Daily.
Điều trị mụn trứng cá
Các chất chống ô xy hóa, chất kích thích và a xít chlorogenic trong cà phê có thể là một loại kem chống mụn hiệu quả.
Mụn trứng cá xảy ra khi dầu, tế bào da chết và các chất khác làm tắc nghẽn lỗ chân lông, có thể bị nhiễm vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm. Thoa da mặt bằng cà phê có thể giúp làm sạch các tế bào da chết và làm thông các lỗ chân lông.
Các a xít chlorogenic trong cà phê cũng có thể làm giảm viêm và bảo vệ da khỏi một số chủng vi khuẩn.
Làm mịn da chân
Cà phê có thể rất hiệu quả trong việc làm sạch bàn chân, làm mịn và làm mềm da nhờ loại bỏ các tế bào da chết. Các tác dụng kích thích của caffein có thể giúp tăng lưu lượng và lưu thông máu, theo Medical Daily.
Tóc và da đầu
Xoa cà phê trên da đầu có thể tẩy tế bào da chết. Da đầu và tóc có tính a xít tự nhiên. Cà phê có tính a xít tự nhiên. Áp dụng cà phê cho tóc có thể là một cách tuyệt vời để giúp cân bằng lại độ pH của tóc và da đầu.
Nhuộm màu tóc
Những người có mái tóc màu nâu muốn tóc có màu đen tự nhiên có thể dùng cà phê để nhuộm màu cho tóc. Pha cà phê đậm đặc để ũ tóc 30 phút đến 3 giờ. Xả lại tóc sẽ thấy tóc có màu tối hơn.
Theo thanhnien.vn
Thiếu vitamin D sẽ rút ngắn tuổi thọ, vậy làm sao để biết? Dấu hiệu thiếu hụt chất này thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vitamin D, thường được gọi là "vitamin ánh nắng mặt trời", là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Nó đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Thiếu...