5 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường bị nhầm là lão hóa
Dưới đây là 5 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường nhiều người nhầm lẫn chỉ là dấu hiệu lão hóa, theo everdayhealth.
Ảnh: Shutterstock
Vẫn cảm thấy khỏe
Theo Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ, năm 2012, 29,1 triệu người Mỹ bị tiểu đường; trong số này, có 8,1 triệu người chưa được chẩn đoán, có nghĩa là họ không biết họ bị bệnh.
Những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất. Melissa Joy Dobbins, nhà dinh dưỡng và nhà giáo dục về bệnh tiểu đường và người phát ngôn của Hiệp hội Các nhà giáo dục tiểu đường Mỹ, cho biết: “Rất nhiều người mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường trong một thời gian trước khi được chẩn đoán. Vì bệnh tiểu đường là một tình trạng tiến triển rất nhanh, bạn có thể cảm thấy hoàn hảo mặc dù đang mắc bệnh tiểu đường”.
Mất thính giác hoặc thị lực mờ
Khi mọi người cảm thấy khó khăn hơn trong việc nghe rõ, hoặc thị lực càng không tập trung khi đọc, họ có thể nghĩ đơn giản đó là dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nghe kém gấp hai lần so với những người không mắc bệnh.
Video đang HOT
Bệnh tiểu đường làm hại mạch máu và dây thần kinh, bao gồm cả những dây thần kinh và mạch máu ở tai và mắt. Dobbins cho biết: “Khi lượng đường huyết cao hơn mức bình thường, nó sẽ ảnh hưởng lưu thông. Mắt có vấn đề vì lượng đường huyết thay đổi hình dạng của thủy tinh thể, cấu trúc trong mắt. Ngoài bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc cũng có thể ảnh hưởng đến thị giác.
Năng lượng thấp và cáu kỉnh
Người cao tuổi có thể thiếu năng lượng khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc cáu kỉnh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm họ kiệt sức và ảnh hưởng cảm xúc. Với bệnh tiểu đường, glucose (đường) tích tụ trong lưu thông máu trước khi được tiết ra trong nước tiểu mà không vận chuyển đến các tế bào để có năng lượng. Khi điều này xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đói, chậm chạp và năng lượng thấp, bởi vì con đường nhiên liệu không hoạt động đúng cách.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2016 trên tạp chí PLoS One cho thấy các yếu tố khác – như trầm cảm, cao huyết áp, kiểm soát đường huyết, viêm và các vấn đề về chuyển hóa và tim khác ở người lớn tuổi – liên quan nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thường xuyên đi tiểu và cực kỳ khát
Người ta có thể đi tiểu nhiều hơn khi họ già đi, và bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết ở trong máu thay vì đi vào các tế bào của cơ thể. Cách duy nhất để lấy đường ra khỏi cơ thể là làm sạch nó qua nước tiểu, nên làm mất nước và gây khát.
Những người bị bệnh tiểu đường thường cố gắng làm dịu cơn khát bằng cách uống nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác, và điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn. Nồng độ đường huyết cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thận và vi mạch.
Sụt cân có thể là do lão hóa, nhưng bất kỳ loại sụt cân nào không giải thích được – nếu không cố gắng giảm cân – thực sự cần kiểm tra lại. Những người bị tiểu đường không kiểm soát được có xu hướng sụt cân vì không có đủ lượng nhiên liệu từ thực phẩm họ đang ăn.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
5 dấu hiệu không ngờ của bệnh tiểu đường
Thay đổi lượng đường trong máu là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những triệu chứng sau đây, theoPrevention.
Bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường có hiện tượng ngáy khi ngủ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thay đổi trên da
Các đốm da tối màu xuất hiện ở mặt sau cồ, khuỷu tay, hoặc đốt ngón tay thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của lượng đường trong máu quá cáo. Mặc dù di truyền hoặc điều kiện nội tiết tố có thể gây ra các rối loạn da, nhưng theo Sanjiv Saini, bác sĩ da liễu ở Edgewater, Maryland (Mỹ), cho biết mức độ insulin cao thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào da và melanin - nhân tố làm cho da tối màu.
Tầm nhìn đột nhiên được cải thiện
Nếu đột nhiên bạn không cần đeo kính mà vẫn có thể nhìn rõ thì đó không phải là tín hiệu đáng mừng. Trên thực tế, Howard Baum, trợ lý giáo sư y học trong việc phân tích nước tiểu tại Đại học Vanderbilt, cho biết: "Thị lực bệnh nhân của tôi được cải thiện khi lượng đường trong máu của họ tăng lên. Sau khi họ bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường, họ phải đeo kính lại".
Ngứa không ngừng
Bệnh tiểu đường làm suy giảm tuần hoàn máu, có thể dẫn đến khô và ngứa. "Một số bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thường nói với tôi rằng họ bị ngứa ở tay, cẳng chân và bàn chân. Vì vậy, tôi nghĩ rằng không chỉ kiểm tra vấn đề về da liễu mà các bác sĩ cũng cần nên xem xét kết hợp với khám tiểu đường", Howard Baum cho biết.
Có vấn đề về thính giác
Nếu bạn đột nhiên phải tăng âm lượng mỗi khi xem tivi, hoặc yêu cầu người khác lặp đi lặp lại điều họ vừa nói, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu bên cạnh việc khám thính giác. Một nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia (National Institute of Health) cho biết khiếm thính có thể là một triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tiểu đường gây tổn thương đến mạch máu và thần kinh của tai trong dẫn đến tình trạng này.
Ngủ ngáy
"Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường thường gặp vấn đề về đường thở trong khi ngủ," Osama Hamdy, giám đốc quản lý điều trị nội trú bệnh tiểu đường tại Trung tâm Tiểu đường Joslin, Boston (Mỹ) cho biết. Một nghiên cứu mới đây tại Canada cũng cho thấy, 23% bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường có chứng ngưng thở tạm thời, dẫn đến hiện tượng ngáy khi ngủ, hóoc môn căng thẳng có xu hướng được sản sinh trong khi ngủ, làm tăng nồng độ đường trong máu.
Phương Anh
Theo Thanhnien
Thảo mộc và gia vị cải thiện tiểu đường Một số loại thảo mộc và gia vị không chỉ giúp bữa ăn trở nên tròn vị hơn mà còn có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường. Đương nhiên chỉ nên dùng ở mức vừa phải. Trà hoa cúc giúp cải thiện bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK Trà hoa cúc. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy...