5 chấn thương phổ biến ở chân khi chạy
Nếu bạn chạy không đúng cách, hoặc không có sự chuẩn bị tốt, thì bạn rất dễ mắc phải các chấn thương ở chân phổ biến sau đây.
1. Chấn thương ở xương ống chân giữa
Chấn thương nằm ở phía bên trong của xương chày (kéo dài từ đầu gối đến mắt cá chân), sẽ khiến chân bạn bị sưng và đau. Nó thường xảy ra khi có lực tác động đến xương chày và mô liên kết các cơ bắp với xương. Bạn dễ gặp phải tổn thương này khi chạy nếu bạn trên dốc, các bề mặt cứng hoặc đi giày không phù hợp.
Để ngăn chặn tổn thương này, bạn nên thay đổi giày. Bạn cũng có thể luyện tập chéo – đi xe đạp, bơi lội, xen kẽ với chạy bộ. Bạn nên dần dần thiết lập tốc độ và quãng đường chạy phù hợp với mình, có thể giảm bớt số lần chạy để tránh nguy cơ tái phát.
Ảnh minh họa
2. Bong gân mắt cá chân
Tổn thương này dễ xảy ra khi bạn chạy trên đường gồ ghề hoặc trơn trượt. Thông thường khi ngón chân bị quặp vào trong sẽ làm cho các dây chằng ở bên ngoài mắt cá chân bị kéo dãn và tổn thương. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau cấp tính, sưng, bầm tím.
Bạn cần nghỉ ngơi khi tổn thương này xảy ra. Trong một số trường hợp bạn cần chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương. Bạn cũng có thể dùng thuốc chống viêm để chống viêm nhiễm. Thường thì bạn cũng khó ngăn chặn được tổn thương này, vì nó thường xuất hiện ở cuối chặng đường chạy, khi bạn đã mệt mỏi và chạy không tập trung. Nếu bạn hay bị bong gân, bạn có thể dùng thiết bị hỗ trợ mắt cá chân và thử tập các bài tập cho bàn chân để tăng cường cơ bắp.
3. Viêm cơ mạc bàn chân
Video đang HOT
Viêm gân mặt bàn chân là hiện tượng sưng tấy các mô dày tại lòng bàn chân, gọi là cơ mạc bàn chân. Cơ mạc bàn chân là một lớp mô dày bao phủ xương phía dưới gót chân. Nó bắt nguồn từ xương gót chân, và trải rộng ra phía các ngón chân, trùm lên toàn bộ lòng bàn chân.
Chức năng chính của cơ mạc bàn chân là bảo vệ cho bàn chân từ phía dưới, giữ vài trò như một bộ phận giảm chấn và là cơ trợ lực. Khi bị viêm cơ mạc bàn chân, bạn thường cảm thấy đau nhói ở gót chân, đặc biệt là vào buổi sáng khi đi bước đầu tiên. Đau ở gót chân rồi lan tới các ngón chân, gót chân sưng nhẹ và tấy đỏ, bàn chân cũng có cảm giác đau nếu bạn nâng ngón chân lên khỏi mặt đất.
Bạn dễ bị viêm cơ mạc bàn chân nếu bạn chạy với bàn chân của bạn phẳng, vòm chân cao, hoặc chạy mà hay bàn chân có xu hướng quay vào nhau. Bệnh tiểu đường và béo phì cũng được xem là các yếu tố liên quan.
Bạn nên tránh đi chân đất trên bề mặt cứng. Xoa bóp nhẹ nhàng cho bàn chân, kéo các ngón chân thẳng ra, một cách nhẹ nhàng, giữ yên trong vòng 30 giây, thư giãn rồi lặp lại nhiều lần.
Ảnh minh họa
4. Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles xảy ra khi gân nối liền giữa xương gót chân với cơ bắp chân bị sưng tấy lên. Nếu bạn chạy không đúng cách, đi giày không vừa chân, các cơ bắp căng quá sức sẽ dễ dẫn đến viêm gân achilles.
Nếu bị tổn thương này, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Bạn có thể dùng thuốc chống viêm, sử dụng dụng cụ chỉnh hình, vật lý trị liệu. Bạn có thể tập để tăng cường bắp chân (tay giữ chật thành lan can, ban đầu đứng trên các ngón chân, sau đó hạ dần dần gót chân xuống, lặp đi lặp lại nhiều lần). Bạn cũng có thể mang đồ nâng gót ở cả hai chân. Và mang giày chạy có phần cứng bảo vệ gót chân.
5. Đau đầu gối
Tổn thương này bao gồm hai kiểu: thứ nhất là đau xương bánh chè, ảnh hưởng đến phần trước của đầu gối, trình trạng sẽ càng tồi tệ khi bạn lên xuống cầu thang, gập đầu gối lại và ngồi gập đầu gối lâu. Thứ hai là hội chứng dải chậu chày (đau đầu gối do kích thích dải chậu chày ở đùi). Loại tổn thương này không ảnh hưởng gì khi bạn lên, xuống cầu thang, hay ngồi quá lâu.
Với hội chứng đau xương bánh chè, bạn cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường các cơ bắp, chạy ở tư thế đúng (đầu gối hơi cong và cơ thể nghiêng về phía trước), tránh chạy xuống dốc hoặc chạy theo kiểu đường zic-zắc. Với hội chứng dải chậu chày, bạn cần tăng cường các cơ bắp đùi. Trong một số trường hợp nặng, bạn cần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng các thuốc chống viêm.
Theo VNE
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú mà bạn không ngờ
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như ngứa, đỏ, đau, sưng ở ngực, núm vú thay đổi... thì bạn nên đi khám sớm để biết mình có nguy cơ bị ung thư vú hay không.
Chào bác sĩ, thời gian gần đây em thường xuyên đau ngực. Thỉnh thoảng ấn vào em thấy đau và nổi cục. Em rất lo mình bị ung thư vú. Thế nhưng em mới 20 tuổi, liệu em có nguy cơ bị ung thư vú hay không? Nếu em có nguy cơ bị ung thư vú thì em có thể thấy những dấu hiệu nào, kể cả những dấu hiệu không ngờ đến. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thanh Thảo)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Thảo thân mến,
Một số nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là: tiền sử gia đình bị ung thư vú, có sự thay đổi ở tuyến vú, đột biến gene, tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi), dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài, không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi, không cho con bú mẹ, hút thuốc lá và uống rượu, ăn nhiều thịt, chất béo, cơ địa béo phì...
Đa phần ung thư vú được chính người bệnh phát hiện, khi họ nhận thấy một sự thay đổi ở tuyến vú.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua những dấu hiệu sau đây vì chúng chính là những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú mà bạn không ngờ tới.
- Ngứa, đau, hoặc đỏ ở ngực: Đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư vú dạng viêm, một dạng hiếm của ung thư vú. Ung thư vú dạng viêm có thể làm vú sưng to và đau. Da tại vùng ngực thường có màu đỏ, có vảy hoặc tím giống như bị bầm. Ngoài ra, bề mặt da cũng biến đổi trở nên gập ghềnh như bị celullite trên ngực.
Ung thư vú dạng viêm chỉ chiếm 3% trong tổng các trường hợp ung thư vú. Ở dạng ung thư này, tế bào ung thư phát triển nhanh chóng làm nghẽn mạch máu dưới da và ảnh hưởng đến các ống dẫn sữa.
- Đau lưng: Đau lưng cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư vú vì các khối u phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Nếu khối u tăng trưởng ngược về phía xương sườn và xương sống thì bạn có thể cảm thấy đau ở phía lưng hơn là ở vú. Ung thư vú cũng có xu hướng di căn hay lan đến cột sống hoặc các xương sườn, trở thành ung thư xương thứ cấp.
- Núm vú thay đổi: Khi một khối u xuất hiện trong ống dẫn sữa, nằm phía sau núm vú hoặc ép núm vú qua một bên. Trong trường hợp này, khối u có thể gây kích ứng và nhiễm trùng.
- Đau, sưng, hoặc có một khối u ở nách: Nguyên nhân khiến khối u xuất hiện tại nách là do các hạch bạch huyết khu vực này gần nhất với vú và do đó có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bạch huyết. Khi bệnh ung thư vú lây lan, đây thường là nơi đầu tiên nó di căn. Bất kỳ cơn đau nào xảy ra ở vùng nách cũng là một dấu hiệu nên được kiểm tra cẩn thận bằng ngón tay. Đặc biệt lưu ý khi có một khu vực mô cứng hơn hoặc khó di chuyển khi bạn rê ngón tay.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nói trên, bạn nên đi khám sớm để biết mình có nguy cơ bị ung thư vú hay không.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
4 thực phẩm "vàng" cho phụ nữ hiện đại Bận rộn với công việc, đối mặt với nhiều bệnh tật do ăn uống thiếu chất và môi trường ô nhiễm, phụ nữ hiện đại càng cần bổ sung những thực phẩm "vàng" sau để giữ cho mình khỏe đẹp. 1. Rau có lá xanh đậm Rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, cải xoong, cải bắp... là một trong những loại...