5 bộ phận con gái cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sức khỏe không có vấn đề
Kiểm tra các bộ phận sau đây theo tần suất nhất định sẽ giúp bạn biết trước được nhiều bệnh nguy hiểm phát sinh trong cơ thể lúc nào không hay biết.
Con gái có rất nhiều vấn đề sức khỏe cần lưu tâm. Ngoài việc khám phụ khoa định kỳ mỗi năm một lần thì theo các chuyên gia sức khỏe, con gái còn cần lưu ý kiểm tra các bộ phận sau thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu sức khỏe có vấn đề bất ổn.
Kiểm tra núi đôi
Tần suất kiểm tra: mỗi tháng 1 lần.
Việc kiểm tra núi đôi thường xuyên sẽ giúp bạn làm quen với cấu trúc của bộ ngực. Từ đó, nếu núi đôi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cũng dễ dàng nhận ra ngay sự khác biệt và đề phòng.
Không nhất thiết bạn phải dành hẳn một khoảng thời gian nhất định để tự kiểm tra núi đôi mà bạn có thể thực hiện việc kiểm tra này trong lúc tắm, hay trong lúc thay áo ngực. Nếu khi kiểm tra mà phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như da đổi màu, sưng, đau nhức, có cục u bên trong… thì cần đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Kiểm tra làn da
Tần suất kiểm tra: mỗi tháng 1 lần
Ung thư da là một dạng ung thư phổ biến trên thế giới, trong khi đó đây lại là dạng ung thư dễ nhận biết nhất. Điều này có nghĩa là thói quen kiểm tra da thường xuyên cũng giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.
Phần kiểm tra da cần tốn nhiều thời gian hơn vì bạn sẽ phải soi kỹ mọi ngóc ngách trên da. Lúc này, bạn có thể sử dụng chiếc gương dài để nhìn được vùng da sau lưng hoặc những nơi khó nhìn thấy. Từ mặt, cổ, tay chân, lưng bụng đến cả bàn tay, da đầu, thậm chí cả da vùng bộ phận sinh dục cũng cần kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện trên da có nốt ruồi lạ, cục u lạ thì cần quan sát xem nốt ruồi, hay cục u này có phát triển thêm hoặc biến đổi màu sắc gì không. Nếu có thì cần đi khám để xác định chính xác tình hình bạn nhé!
Kiểm tra vòng eo
Video đang HOT
Tần suất kiểm tra: 3 – 4 tháng/lần
Vòng eo từ lâu đã được xem là thước đo sức khỏe rất chính xác. Bởi mỡ tích tụ quanh vòng eo chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường so với việc chất béo tập trung ở những nơi khác trên cơ thể.
Nhìn chung, cơ thể phụ nữ khỏe mạnh nếu vòng eo của họ dưới 35 inch (khoảng 89cm). Nếu vòng eo của bạn lớn hơn thế thì hãy suy nghĩ ngay đến việc tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm eo lại ngay.
Kiểm tra nhịp tim
Tần suất kiểm tra: mỗi tháng 1 lần
Nhịp tim quá nhanh có thể là dấu hiệu của các bệnh về tuyến giáp, tim mạch. Ngoài việc đến trung tâm y tế để kiểm tra thì bạn vẫn có thể tự kiểm tra nhịp tim ngay tại nhà bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón giữa lên cổ tay, đồng thời đếm số nhịp mạch đập trong 15 giây. Nhân số nhịp mạch đó với 4 thì bạn có nhịp tim.
Nhịp tim bình thường sẽ ở trong khoảng 60 – 100. Nếu con số nhịp tim hơn 110 hoặc 120 thì cần đi khám ngay vì đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang bất thường.
Kiểm tra chiều cao
Tần suất kiểm tra: mỗi năm 1 lần
Cho dù bạn có qua tuổi phát triển chiều cao thì vẫn nên kiểm tra lại chiều cao mỗi năm một lần. Bởi đây là cách đơn giản giúp bạn theo dõi sức khỏe của xương. Điều này đồng nghĩa với việc nếu càng ngày chiều cao của bạn càng sụt giảm thì xương của bạn đang có vấn đề, có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh loãng xương.
Để phòng ngừa loãng xương thì ngoài việc kiểm tra chiều cao thường xuyên, bạn còn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các sản phẩm giàu canxi như sữa, nước cam, rau lá xanh. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên tập thể dục thường xuyên để xương được chắc khỏe hơn.
Source (Nguồn): Health
Cơ thể có dấu hiệu này, chị em đến viện ngay kẻo mất mạng
Mang thai ngoài tử cung cực kỳ nguy hiểm nếu phát hiện muộn, khi túi thai vỡ có thể gây tử vong cho sản phụ. Do đó, cần phát hiện sớm các dấu hiệu lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội), thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường. Thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài, hay gặp nhất là ở vòi trứng. Túi thai vỡ có thể gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người mẹ.
Nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí tử vong. Người bệnh đau bụng dữ dội, khát nước, bủn rủn muốn xỉu, mặt nhợt nhạt, khó thở... Cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.
Theo thống kê, cứ 1.000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai.
Tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng... cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân
Đau bụng có thể là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày hoặc tình trạng đầy hơi, thế nhưng nếu bạn bị đau thắt ở vùng bụng dưới hoặc gần trực tràng trong thai kỳ thì hãy cẩn thận hơn vì đây cũng là một trong các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Ảnh minh hoạ: Internet
Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Theo các bác sỹ, các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện khi đã mang thai 4 tuần đến 12 tuần, hoặc thậm chí trễ hơn. Vì vậy, bạn nên lưu ý hơn đến những thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai để có thể phát hiện và điều trị mang thai ngoài tử cung kịp thời.
Ra máu âm đạo
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp nhất là tình trạng ra máu âm đạo. So với thời kỳ kinh nguyệt, tình trạng xuất huyết do mang thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện và chấm dứt khá đột ngột, lượng máu lỏng hơn và có thể có màu nâu sẫm.
Ngoài nguy cơ mang thai ngoài tử cung, việc ra máu trong thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác như nhiễm trùng hay sẩy thai. Vì vậy, bạn nên tìm đến bác sĩ ngay khi phát hiện tình trạng này.
Bạn có thể cảm thấy đau nhức vùng vai gần cánh tay do tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu trong. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường bị bỏ qua do nguyên nhân gây đau dễ bị nhầm lẫn là do các hoạt động trong ngày hoặc vận động sai tư thế. Ảnh minh hoạ: Internet
Đau bụng dưới
Đau bụng có thể là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày hoặc tình trạng đầy hơi, thế nhưng nếu bạn bị đau thắt ở vùng bụng dưới hoặc gần trực tràng trong thai kỳ thì hãy cẩn thận hơn vì đây cũng là một trong các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Các cơn đau bụng trong thai kỳ này có thể từ nhẹ đến nặng dần và đau dai dẳng, hoặc xuất hiện đột ngột và hết đau rất nhanh sau đó.
Đau vai
Bạn có thể cảm thấy đau nhức vùng vai gần cánh tay do tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu trong. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường bị bỏ qua do nguyên nhân gây đau dễ bị nhầm lẫn là do các hoạt động trong ngày hoặc vận động sai tư thế.
Thông thường, đau nhức vai do mang thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau bụng hay mệt mỏi.
Khó chịu khi đi vệ sinh
Việc mang thai có thể ảnh hưởng đến bàng quang và ruột, từ đó khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong việc đi vệ sinh. Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng hơn nếu tiểu buốt hoặc đau khi đi vệ sinh vì đây cũng là các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường thấy.
Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung đôi khi sẽ tương tự như các dấu hiệu mang thai thông thường. Ngoài ra, do mỗi thai kỳ đều khác nhau nên bạn có thể sẽ gặp phải những dấu hiệu không được liệt kê trên đây. Hãy tham khảo ngay ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện những bất thường để được chẩn đoán chính xác nhất.
Thai ngoài tử cung là một bệnh lý không mong đợi ở những phụ nữ mong muốn có con nhưng đôi khi không tránh được mà phải chấp nhận. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, đối với những phụ nữ chưa muốn có con để phòng ngừa thai ngoài tử cung nên có biện pháp ngừa thai chắc chắn và thích hợp (thuốc ngừa thai, bao cao su,...) không nên nạo phá thai bừa bãi vì đó là một trong những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung và vô sinh sau này.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Xét nghiệm nước tiểu hiệu quả như xét nghiệm phết tế bào trong tầm soát ung thư cổ tử cung Các nhà nghiên cứu từ Đại học Manchester đã tiết lộ rằng, xét nghiệm nước tiểu có thể hiệu quả như xét nghiệm phết tế bào khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tiến sĩ Emma Crosbie, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi thực sự rất hào hứng với nghiên cứu này, chúng tôi...