5 bài kiểm tra sức khỏe cần phải biết
Dù có bận rộn đến thế nào, bạn cũng đừng nên bỏ qua những bài test sức khỏe đơn giản nhưng rất quan trọng này.
Kiểm tra mật độ khoáng trong xương
Khái niêm: Đây là môt xét nghiệm để kiểm tra bạn có bị bệnh loãng xương hay không, một loại bệnh có ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ mỗi năm và xảy ra khi xương trở nên mỏng và yếu.
Đôi tượng cân được kiêm tra: Thông thường, xét nghiêm này không được khuyên cáo cho đên khi môt người phụ nữ đên tuôi mãn kinh. Nhưng bạn nên yêu câu bác sĩ làm scan (quét) xương đường gôc lúc 35 tuôi nêu tiên sử gia đình có người mắc bênh loãng xương, đang dùng thuốc chữa bệnh về tuyến giáp, hoặc dùng steroid (một chất hữu cơ được sản sinh trong cơ thể bao gồm vitamin và các hoc-môn đê chữa trị bênh suyên hoặc thâm chí là bệnh chàm bội nhiễm.
Nêu kêt quả scan của bạn cho thây những đoạn xương bị vát mỏng đi, bác sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng các biên pháp phòng chông từ những bài luyện tập mang vác vật nặng cho đên viêc sử dụng các loại thuốc giúp bổ sung can -xi và ngăn ngừa tổn thương xương.
Kiểm tra định kỳ: Phụ thuôc vào kêt quả xét nghiêm của bạn. Nêu bạn không có dâu hiêu loãng xương, bạn không cân phải khám trở lại cho đên thời kì mãn kinh
Video đang HOT
Những đợt tăng cân hay giảm cân bất thường cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Đừng coi thường hoặc bỏ qua những dấu hiệu này. Nếu đột ngột tăng cân nhanh, điều này có thể là báo hiệu sự giảm hoạt động của tuyến giáp (hypothyroidism), những rối loạn tuyến trên thận, phù/ tích nước có trong chứng suy tim hoặc bệnh thận.
Nếu bất chợt bị giảm cân, đó có thể là dấu hiệu của ung thư, sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, bệnh tự miễn dịch, và dấu hiệu trầm cảm.
Kiểm tra nội tiết phụ khoa
Nội tiết phụ khoa bao gồm nang nội tiết tố, hormone luteinizing… Trước khi có ý định mang thai bạn có thể kiểm tra các yếu tố này bất cứ lúc nào. Mục đích của việc này giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư buồng trứng ở người phụ nữ mà chị em bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn các chị em khác.
Kiểm tra ngực
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Nhưng tin tốt là nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị và không dẫn đến tử vong. Tất cả phụ nữ nên tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần. Điều này nên được thực hiện ngay ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, khi bạn đang rụng trứng, và tại cùng một thời điểm mỗi ngày nếu có thể.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi ở ngực ở những tháng tiếp theo, giống như một khối u hoặc bất kỳ sự khác biệt trên da, hãy đi gặp bác sĩ để được kiểm tra lại một cách chính xác nhất. Khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ cần đi chụp X-quang tuyến vú 2 hoặc 3 năm một lần ngoài việc tự kiểm tra ngực hàng tháng.
Làn da
Bạn nên có thói quen kiểm tra da ít nhất một tháng một lần để phát hiện ra những nốt ruồi biến đổi hay những tổn thương da khó lành. Đừng vì để sở hữu làn da nâu quyến rũ, bạn chọn cách tắm nắng hàng giờ trên bãi biển, cuối cùng kết quả là da bạn bị tổn thương nghiêm trọng bởi bức xạ của tia tử ngoại
Một khối u độc có thể bắt đầu bằng những dấu hiệu không đáng lo như một nốt ruồi thẫm màu, vì thế một bài tự kiểm tra đơn giản của làn da có thể cảnh báo bạn rằng bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để đăng ký một gói chiếu hoặc soi da toàn bộ.
Theo PNO
Phòng ngừa bệnh sỏi mật
Sỏi mật là căn bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mạn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng thành sỏi.
Ảnh minh họa
Bệnh sỏi mật có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh nên việc phòng ngừa căn bệnh này là điều rất cần thiết. Dưới đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật:
Kiểm soát cân nặng
Một trong những lý do tạo nên bệnh sỏi mật là do lượng cholesterol kết tinh trong dịch mật. Khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp sẽ có sự ứ đọng dịch mật và tạo nên sỏi mật. Vì vậy, những người béo phì thường có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao (do có thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và cholesterol). Bởi thế cho nên bạn phải luôn kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường, đừng để tăng cân quá mức nhưng cũng đừng giảm cân quá nhanh chóng nhằm phòng ngừa bệnh sỏi mật một cách hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất xơ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật một cách hữu hiệu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt..., hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol và chất béo như thịt đỏ, xúc xích, thịt bò, bơ và mỡ heo.
Bên cạnh đó, nên tăng cường hấp thụ chất đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan vì cholin và methionin có trong chất đạm còn được gọi là những chất tiêu mỡ có tác dụng chuyển hóa các chất béo từ gan đến kho dự trữ mỡ dưới da. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thức ăn giàu đường bột, vừa dễ tiêu mà lại không ảnh hưởng đến mật, nên ăn nhiều rau quả tươi giàu vitamin B, C để tăng chuyển hóa mỡ. Một điều đáng lưu ý là những người đang bị sỏi mật cần phải tránh những thực phẩm chiên, các sản phẩm từ sữa nhằm ngăn cản bệnh sỏi mật phát triển nặng hơn.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và do đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật rất tốt. Ngoài ra, tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại béo phì và bệnh tiểu đường (hai yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh sỏi mật). Bạn nên dành ra một khoảng thời gian ít nhất 30 phút để vân động cơ thể mỗi ngày nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tránh một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà bạn cần phải tránh, bao gồm cả thuốc giảm cholesterol (như gemfibrozil, fenofibrate) và thuốc uống tăng lượng estrogen cho cơ thể. Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc này, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về nguy cơ gây nên sỏi mật, và hỏi xem có những loại thuốc khác tốt hơn có thể đáp ứng cho tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn hay không.
Theo Thanhnien
Chiều cao Thước đo đánh giá sự phát triển của trẻ Sự phát triển toàn diện của trẻ được hiểu là sự kết hợp hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Trong đó, về thể chất, cùng với cân nặng, chiều cao là yếu tố quan trọng và chuẩn chiều cao vì thế trở thành một thước đo hữu hiệu đánh giá sự phát triển của trẻ. 54% phụ huynh chưa hiểu...