4 thực phẩm màu đen “thần kỳ”
Bốn loại thực phẩm có màu sắc cực xấu xí sau thực ra lại rất tốt cho sức khỏe và sắp đẹp.
Đỗ đen – Bổ khí, chống lão hoá
Đỗ đen chứa hàm lượng lecithin, vitamin… phong phú. Trong đó hàm lượng vitamin B1 và vitamin E rất cao. Hàm lượng vitamin E cao hơn 7 lần so với thịt.
Theo Đông y, đậu đen là loại ngũ cốc của thận, có tác dụng bổ gan thận, cường gân cốt, hoạt huyết, sáng mắt, lợi tiểu, giải độc… Đồng thời cũng có công dụng làm đen tóc, nhuận da.
Có thể dùng hỗn hợp đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, và gạo cẩm làm nước đậu uống.
Gạo cẩm – Bổ huyết, giúp ngủ ngon
Gạo cẩm là thức quý trong các loại gạo, có giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Màu sắc của gạo cẩm khác biệt là do lớp vỏ bên ngoài có chứa sắc tố chống lão hoá. Màu của gạo càng đậm, công hiệu của lớp sắc tố chống lão hoá càng mạnh. Ngoài ra, ăn gạo cẩm thường xuyên còn có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, trị bệnh chóng mặt, hoa mắt, thiếu máu, tóc bạc, đau mỏi eo… Gạo cẩm cũng có một số tác dụng nhất định trong việc bổ máu, giảm đau, chữa vết thương… Sản phụ ăn gạo cẩm cũng giúp cơ thể chóng hồi phục.
Mỗi ngày có thể ăn 1 bát cháo gạo cẩm. Thông thường, gạo tẻ và nếp cẩm nấu cháo mang lại cảm giác ngon miệng.
Video đang HOT
Mộc nhĩ đen – Dưỡng sắc, phòng bệnh ung thư
Mộc nhĩ đen không chỉ là thực phẩm phòng ung thư rất tốt, mà còn có thể giúp bài trừ các chất thải trong máu và các chất gây ung thư trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, mộc nhĩ đen cũng có tác dụng điều hoà lượng đường máu, giảm nồng độ cholesterol. Ăn mộc nhĩ đen mang lại cảm giác no nhanh, giúp khống chế trọng lượng cơ thể, duy trì vóc dáng. Ăn thường xuyên còn có tác dụng tiêu trừ vết thâm nám trên mặt.
Có thể dung mộc nhĩ đen làm các món ăn như mộc nhĩ xào thịt…
Vừng đen – Bổ huyết, giảm huyết áp
Vừng đen chứa hàm lượng licethin, vitamin E, canxi, protein, sắt…phong phú. Đặc biệt hàm lượng vitamin E trong vừng đen rất cao, không chỉ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá chất béo gây hại cho cơ thể, mà còn có tác dụng chống lão hoá, phòng ngừa xơ cứng động mạch.
Có thể làm chè vừng đen, hoặc ăn bột vừng đen, bột hồ đào cùng sữa tươi hoặc sữa đậu nành.
Theo Dân Trí
Cách dùng chè xanh chữa bệnh
Các loại nước uống nhân tạo đã và đang ngày càng bộc lộ nhược điểm, hiện nay người ta có xu hướng trở về với các loại nước uống thiên nhiên, đặc biệt là chè xanh - một loại nước uống cổ xưa nhất của loài người, rất thích hợp trong mùa hè.
Theo Đông y, chè xanh tính hàn, có vị chát, ngọt, đắng, hơi chua, không độc. Vào tâm, can, tỳ, phế, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, làm bền mạch máu, trị hoại huyết, sát khuẩn, làm lành những thương tổn. Sau đây là một số cách dùng chè xanh chữa bệnh:
Trà ích mẫu: hạt cây ích mẫu và chè xanh mỗi thứ 6-9g, đun sôi với 600ml còn 1/2 hoặc để sôi 20 phút. Uống nóng ngày 2 lần. Có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thông tiểu (chữa tiểu đục, đỏ sẻn), tiểu tiện khó khăn, rát buốt do huyết ứ gây nên. Còn có tác dụng điều hoà kinh nguyệt.
Trà mễ tiêu thực:
gạo tẻ 100g, chè 6g. Hãm chè bằng nước sôi 15-20 phút, lọc lấy nước nấu cháo. Uống nóng ngày 1 lần. Có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, tiêu thực. Chữa kém ăn, ăn không tiêu. Ở Nhật phổ cập lấy nước chè cho vào cơm, cháo, rau để ăn.
Chữa béo phì: lá chè với hạt thảo quyết minh mỗi vị 6g hâm nước sôi uống hằng ngày. Đặc biệt thích hợp với táo bón, miệng khô (không để qua đêm vì hạt thảo quyết minh tạo chất nhầy).
Tiêu chảy thấp nhiệt mùa hè: lá chè và lá sen mỗi vị 10g. Hãm nước sôi uống nóng.
Ho sốt, viêm đường hô hấp, tiết niệu trong mùa hè: trà xanh 3g, kim ngân hoa 5g. Hãm nước sôi 150ml. Chia 2-3 lần uống.
Trúng thử phát sốt, khát nước, đái ít: trà xanh 3-5g, mướp đắng 1 quả cắt ngang moi hết ruột, nhồi trà xanh, treo đầu gió cho khô héo đem thái nhỏ. Lấy khoảng 10g hãm nước sôi già, uống nóng.
Viêm gan, túi mật cấp, vàng da, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu: trà xanh 3-5g, uất kim 10g. Nước 300ml sôi già hãm để uống nước.
Trà xanh hoa quả giải nhiệt mùa hè, chống khát, mệt mỏi: trà xanh 3-5g, lá sen 3g, ruột đỏ dưa hấu 100g, nước 400ml. Nấu dưa hấu lá sen sôi 10-15 phút, tắt bếp cho trà xanh vào hãm uống.
Giải khát, trừ nôn, lợi tiểu: trà xanh 3-5g, xoài chín tươi 1 quả. Nấu xoài với 200ml lấy nước để hãm trà.
Có thể hãm trà xanh với nhiều trái cây, lá, hoa khác để uống giải khát, trừ phiền như lá tre, quả nho, các loại hạt đậu, sắn dây, cùi nhãn, lá diếp cá, lá bạc hà...
Chè xanh.
Uống chè xanh như thế nào là tốt?
- Chè xanh để tự nhiên tốt hơn chè đã qua chế biến.
- Uống chè nóng tốt hơn chè lạnh (chè đá): uống nóng vào mùa hè sẽ đỡ khát và đỡ mệt hơn, dễ tiêu hoá vì mùa hè trời nóng, mạch ngoại biên giãn, mạch phủ tạng co lại bù trừ, do đó ăn uống lạnh sẽ bị khó tiêu, ậm ạch khó chịu. Tuy nhiên không nên uống quá nóng, nhiệt độ thích hợp là dưới 55oC.
- Không uống trà pha quá đặc, pha qua đêm, đã pha 2 nước (trừ trà thuốc); không uống trà sau 16 giờ gây mất ngủ và lúc đói gây cồn ruột; không dùng để chiêu thuốc; không uống ngay sau bữa ăn.
Kiêng kỵ: không nên uống khi đói, viêm loét dạ dày, bị bệnh mất ngủ, táo bón, đang sốt cao. Mọi lứa tuổi đều uống được nhưng với trẻ em phải pha loãng, phụ nữ có thai, táo bón nên thận trọng khi dùng.
Theo SKĐS
3 món cháo đơn giản giúp giải nắng nóng Ngày nắng nóng ăn cháo có tác dụng bổ khí, thanh nhịêt, kiện tì dưỡng vị.Các thực phẩm thanh bổ có đậu xanh, bách hợp, dưa chuột, giá đỗ, thịt vịt... Các thực phẩm thanh nhiệt có nấm hương, dưa hấu, cà chua... Các thực phẩm kiện tì, dưỡng vị có bí đỏ, đậu đỏ... Dưới đây là 3 món cháo điển hình...