4 món “sạch” nhất nhà hàng, người sành ăn nhất định sẽ chọn
Nhiều người thích đi ăn nhà hàng vào những dịp đặc biệt nhưng họ luôn lo ngại về chất lượng thực phẩm. Một đầu bếp sẽ bật mí 4 món ăn thường sử dụng nguyên liệu sạch, tươi ngon mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều hoạt động liêm chính, nhưng thực tế vẫn có một số nhà hàng, quán ăn không làm tốt công tác vệ sinh. Một số món ăn sử dụng nguyên liệu kém chất lượng hoặc rất ít khi được rửa, khiến thực khách không yên tâm khi ăn.
Tuy nhiên, các nhà hàng cũng có những món ăn mà bạn có thể tự tin ăn. Một người đầu bếp cho biết, 4 món sau thường được sử dụng nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon, không sử dụng nguyên liệu cũ và mất vệ sinh.
1. Cá hấp
Cách làm cá hấp rất đơn giản, chỉ cần hấp sơ qua, không nêm quá nhiều gia vị, chỉ cần một chút muối, xì dầu, hành và gừng để không bị lấn át mùi thơm của cá.
Đối với cá hấp, nhà hàng chỉ sử dụng cá tươi, bởi nấu dùng cá chết hoặc cá đông lạnh, hương vị sẽ rất dễ nhận ra. Nếu cá không tươi thì sau khi hấp mùi tanh sẽ rất nồng, hoặc dùng các gia vị khác để che bớt mùi tanh thì sẽ không cảm nhận được độ ngọt và thơm của món ăn.
2. Thịt luộc
Thịt lợn luộc là món ăn phổ biến, quen thuộc ở đa số quán ăn, được làm từ thịt ba chỉ nấu với hành, gừng, cắt thành từng lát mỏng, chấm với nước mắm tỏi ớt. Nó có vị cay cay, sảng khoái, béo ngậy, tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn.
Thịt lợn luộc cao cấp dù không thêm bất cứ thứ gì thì mùi vị cũng rất thơm, là mùi thơm đặc trưng của thịt lợn. Chính vì cách làm đơn giản nên thịt ba chỉ luộc không nêm gia vị, nếu chất lượng thịt không ngon, không tươi thì món ăn sẽ có mùi lạ, thực khách sẽ nhận ra sự khác biệt ngay lập tức.
3. Tôm luộc
Tôm luộc là món ăn dân dã, được phục vụ ở hầu hết các quán ăn. Đầu bếp luộc tôm với nước, bóc vỏ và nhúng vào bát nước chấm, hương vị rất thơm ngon.
Vỏ tôm rất mỏng và dễ hỏng. Khi bị hỏng, đầu tôm sẽ chuyển sang màu thâm đen, nhìn giống như sắp rụng ra khiến mọi người dễ dàng nhìn thấy.
4. Gà luộc
Thịt gà rất ngon và mềm, nhưng điều này chỉ đúng với gà tươi. Nếu là gà chết hoặc gà đông lạnh thì màu sắc, mùi, vị của gà rất khác. Bên cạnh đó, thịt gà đông lạnh thiếu độ ẩm và có vị rất nhạt.
Tương tự những món ăn trên, khi luộc gà, ngoại trừ hành và gừng, không nêm thêm gia vị nào khác vì nó sẽ làm át mùi vị thơm ngon đặc trưng của gà.
4 món thịt này có thể nói là sạch nhất nhà hàng, không có chuyện làm giả nguyên liệu, người tinh ý chỉ cần nhìn thoáng qua là biết ngay, nên mọi người có thể yên tâm khi ăn.
Thức ăn thừa sau Tết, đừng vội bỏ đi, nắm bí quyết chẳng ngại đồ thừa
"Ăn không kịp", "làm gì cho mới" luôn là nỗi ám ảnh của các bà nội trợ. Không lo lắng nữa nếu bạn biết những bí quyết của "mẹ đảm" dưới đây.
Video đang HOT
Trái cây ê hề, ăn không kịp chín phải làm sao?
Tết nào nhà cũng đầy ắp trái cây từ táo, lê, nho, cam, thanh long... đủ cả. Ăn mãi cũng chán thì mình phải nghĩ cách xử lý hết đống trái cây này cho thật nhanh. Với phong tục chưng mâm ngũ quả trong ngày tết của nhiều gia đình thì việc sử dụng mâm ngũ quả sau tết là một băn khoăn của cánh nội trợ.
Dưới đây là một vài gợi ý :
Quả na (còn được gọi là mãng cầu ta), bạn có thể tách lấy phần thịt, thêm đường vào cho thấm, hạt bí, hạt dưa cho vào tô, thêm một ít bơ, hạt yến mạch, 1 lòng đỏ trứng, ít đường trộn đều. Cho hỗn hợp các loại hạt lên phía trên mãng cầu. Rồi đem hỗn hợp trên nướng ở nhiệt độ 160 độ trong khoảng 45 phút, để nguội, dùng để ăn kèm với kem rất là ngon.
Đu đủ, nếu là đu đủ non thì bạn có thể đem hầm xương, hầm đu đủ là món ăn thanh mát, rất tốt cho cơ thể sau những ngày ăn uống đồ nhiều dầu mỡ và bia rượu. Nếu đu đủ chín thì bạn có thể làm sinh tố, cũng là một thức uống giải nhiệt cho cơ thể.
Xoài, dừa bạn cũng có thể đem làm sinh tố hoặc trái cây trộn, rất hợp khẩu vị cho các chị em, hay các bạn nhỏ trong nhà.
- Trái cây trộn thập cẩm: táo, lê, thanh long, cam, dưa hấu... cắt miếng nhỏ (hạt lựu), cho chút rượu rum, nước cam và vài thìa đường trộn đều là cả nhà đánh bay 1 bát tô lớn
- Trái cây trộn sữa chua: cắt nhỏ và trộn với sữa chua (quá nhanh và dễ lại lành mạnh).
- Trái cây sấy: Các loại trái cây như cam, táo, lê, thanh long chỉ đơn giản cắt lát và sấy trong lò nướng khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C hoặc đến khi trái cây đủ khô. Trái cây sấy uống cùng trà tuyệt ngon, bảo quản bằng cách hút chân không và cất tủ lạnh dùng dần.
- Trái cây làm sinh tố thập cẩm: Trộn chúng tất cả, say nhuyễn sẽ có ngay một ly sinh tố ngon.
- Nếu làm hết các món rồi mà chưa hết, đem hầm trái cây lấy nước cốt để làm nước dùng cho các món chay (nước canh, nước lẩu...) rất ngon ngọt tự nhiên.
Bánh chưng, bánh tét, dưa kiệu thừa nhiều mà ăn mãi cũng ngán?
Bánh chưng, bánh tét sau tết thường có hai hiện tượng: một là bánh bị đổ nhớt, hai là bị lại gạo. Nếu lại gạo, bạn có thể đem luộc lại bánh để có thể dùng nóng. Nếu bánh đổ nhớt mà không có mùi chua hay nổi váng mốc và không bị đắng thì bạn có thể tận dụng bằng cách chiên.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh, thỉnh thoảng bạn nên mở ra kiểm tra, nếu bánh bị chảy nhựa thì nên vứt đi. Bánh để trong tủ lạnh thì dùng đến đâu, bóc vỏ đến đấy. Phần còn lại bọc bằng màng bọc thực phẩm, không để trần khiến bánh nhanh cứng và bị ám mùi thức ăn khác trong tủ, mất ngon. Sau khi lấy bánh ra khỏi tủ lạnh, nếu bị khô thì bạn có thể hấp lại trước khi chiên lên, ăn với củ kiệu, dưa món cho đỡ ngấy.
Với bánh chưng hay bánh tét thì bạn có thể đem đi chiên lại ăn sẽ lạ miệng hơn. Tách phần nhân và phần nếp ra riêng. Quết nhuyễn từng phần, vo tròn phần nhân rồi bọc bên ngoài 1 lớp nếp. Làm nóng chảo dầu, cho bánh nếp vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu. Món bánh nếp này ăn kèm tương ớt, nước mắm chua ngọt đều được.
Với dưa kiệu thì bạn vớt ra để ráo rồi cắt sợi nhỏ, dùng để trộn chung với các loại khô, như khô gà, khô bò ăn cũng rất ngon.
Gà luộc sau khi cúng xong không biết làm sao?
Gà là thực phẩm đứng hàng thứ hai trong danh sách các món dư thừa sau Tết. Để tận dụng gà thừa, bạn có rất nhiều cách.
Bạn có thể sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau như nấu súp, làm gỏi, hay nộm chung với các loại rau củ có sẵn, hoặc bạn có thể làm món chà bông gà để ăn dần.
Gà có thể chặt miếng để kho gừng sả, xào lá chanh. Nếu bạn có thời gian, hãy ngồi xé thịt hết các phần gà thừa và nấu một nồi súp măng thật ngon cho cả nhà dùng. Phần thịt lớn hơn, bạn có thể chế biến thành các món gỏi, nộm.
Có thể tận dụng cả các loại rau củ trong nhà có sẵn. Như vậy là bạn đã có thêm món ngon cho bữa cơm trưa của cả nhà.
Nếu bạn có thời gian, hãy ngồi xé thịt hết các phần gà thừa và nấu một nồi súp măng thật ngon cho cả nhà dùng. Phần thịt lớn hơn, bạn có thể chế biến thành các món gỏi, nộm chung với các loại rau củ trong nhà có sẵn. Như vậy là bạn đã có thêm món ngon cho bữa cơm trưa của cả nhà.
Tối đến, bạn có thể dùng những phần thịt gà ngon nhất còn lại để chế biến món gà nấu nấm thật thanh đạm và bổ dưỡng. Nếu gà dư quá nhiều mà cả nhà ai cũng ngán thì bạn có thể xé sợi thịt gà thật nhuyễn và làm món ruốc (chà bông) để dùng dần.
Nếu vẫn còn quá nhiều gà, bạn cũng có thể lọc lấy thịt cho vào hộp kín rồi cấp đông (-18 độ C) hoặc để vào ngăn lạnh sâu (0 độ C) để giữ hương vị và dùng làm nguyên liệu cho các món sau:
- Gỏi gà: hành tây thái mỏng ngâm dấm đường, gà rắc chút gia vị, rau răm rửa sạch thái nhỏ. Trộn đều tất cả, vắt thêm chút chanh cho thơm, thêm lát ớt nếu thích ăn cay, vậy là được món gỏi đơn giản và dễ bay 1/2 con gà.
- Phở gà: nước gà có sẵn, gà có sẵn, thêm chút bánh phở, hành mùi là có phở gà ăn sáng rồi. Dĩ nhiên nước gà cần được bỏ thêm chút rễ mùi, hạt mùi già, hành gừng nướng và hạt tiêu vỡ để có mùi thơm đặc biệt đúng vị.
- Bún thang: dù nguồn gốc món bún thang không phải do việc tận dụng đồ thừa nhưng đặc biệt vào dịp Tết lại thường có đủ luôn đồ để làm bún thang thì tại sao lại không nhỉ.
- Cháo gà: một khi trong nhà có sẵn cả nước gà và thịt gà thì tại sao không làm nồi cháo ăn đêm phục vụ cả nhà xem phim khuya?
- Bún gà: Măng nứa khô xào và om kỹ cho mềm, thêm gà và mọc (nên cho nấm, mộc nhĩ, tiêu và chút nước mắm vào mọc sẽ ngon hơn). Vậy là có bát bún gà siêu ngon.
- Phở gà trộn: nguyên liệu của món phở gà trộn gồm có gà, bánh phở, rau thơm mùi, hành phi, lạc rang và nước trộn chua mặn ngọt vừa miệng là được bát phở trộn cho bữa tối nhẹ bụng rồi nhé.
- Cơm gà Hội An: nước gà nấu cơm, gà trộn cùng hành tây và hoa chuối, rau răm. Nếu có lòng gà xào nữa thì trọn vị.
- Xôi xéo gà: món này ngại nhất làm hành phi nhưng ăn thì bao nhiêu cũng hết và nhà làm sẽ luôn ngon và hấp dẫn hơn quán nhiều.
Các loại thịt nguội chế biến thế nào để thành món ngon?
Các món như thịt kho, thịt xíu, thịt luộc... thì giữ trong ngăn mát như thường, đến bữa ăn làm nóng lại. Tuy nhiên nếu để trên 3 ngày thì nên trữ trong ngăn đông, hạn sử dụng tối đa là một tuần. Các loại giò chả cũng tương tự, nên để trong ngăn mát và nếu bị chảy nhựa thì phải bỏ đi.
Giò chả thường cắt khoanh làm mồi nhắm, nhưng bạn có thể cắt hạt lựu làm nguyên liệu cho món cơm chiên dương châu. Thịt luộc, thịt xíu cuốn chung với bánh tráng, rau sống cho đỡ ngán còn thịt gà đem nấu cháo đậu xanh là hết ý.
Với các loại thịt nguội như chả lụa, chả bò,... bạn có thể làm thức ăn kèm với bánh mì hay bánh ướt cho bữa sáng. Hoặc đem rim mặn, làm thức ăn cho bữa chính.
Đầu và vỏ tôm, tưởng thừa nhưng đừng vứt đi, nhiều cách tận dụng vừa ngon vừa không lãng phí
Tôm cho vào nhân nem, tôm tẩm bột chiên, tôm xào thập cẩm... món nào cũng cần bóc vỏ. Và kết quả là cả đống đầu và vỏ tôm sẽ bị bỏ đi thật là lãng phí. Hãy thử tận dụng theo cách này:
- Đầu tôm tươi xay và lọc (giống như cua xay), nấu canh với bầu/bí băm/thái sợi rất ngon và ngọt, gạch tôm và thịt tôm cũng nổi lên mặt bát canh nhìn rất hấp dẫn.
- Sấy sơ đầu tôm ở 150 độ trong 20-30p đến khi thấy đầu tôm khô hết nước và đỏ au. Đem đầu tôm đi nấu lấy nước dùng được rất nhiều việc.
Ví dụ như cho thêm vào nồi nước gà khi nấu canh bóng, hoặc nước bún thang thay cho nước đầu tôm he. Hoặc nấu đầu tôm đã sấy với củ cải, su hào, cà rốt thành một loại nước dùng rất ngọt và thanh. Nước dùng này buổi sáng chỉ cần thả vài viên sủi cảo, con tôm và quả trứng cút và mấy cái nấm hương, thêm chút hẹ là có được ngay bát sủi cảo ăn sáng siêu ngon.
Cách bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh
Với rau củ, bạn nên phân loại rồi sơ chế qua, loại bỏ phần úa vàng và phần hư thối. Cho từng loại rau củ vào từng túi nhựa, buộc kín miệng cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
Với trái cây thì bạn cũng phân loại rồi loại bỏ phần hư hao đi, bọc lại bằng giấy báo rồi cho vào túi nhựa, bịt kín miệng rồi để vào ngăn mát của tủ.
Chỉ rã đông lượng thực phẩm vừa đủ để chế biến, không rã đông quá nhiều rồi làm đông lại lượng thực phẩm thừa, vì quá trình đó sẽ làm tăng lượng vi khuẩn có trong thực phẩm, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Khi sử dụng thực phẩm đông lạnh thì nên sử dụng các thực phẩm mua trước, sau đó mới sử dụng tới các thực phẩm mua sau. Như vậy hàm lượng dinh dưỡng sẽ không mất đi vì thực phẩm để quá lâu không sử dụng.
Với các loại thực phẩm như khô cá, khô mực bạn nên bọc lại bằng giấy bạc hoặc giấy báo, sau đó cho vào túi nhựa bịt kín miệng rồi mới cho vào ngăn mát của tủ lạnh, như vậy sẽ giữ được thực phẩm lâu bị hư hỏng hơn.
Nên phân loại thực phẩm rồi cho vào từng ngăn của tủ lạnh để quá trình bảo quản và sử dụng dược hiệu quả nhất.
Các món ăn thừa thay vì nấu lại ăn thì sẽ gây ra sự nhàm chán dẫn đến chán ăn của các thành viên trong gia đình. Vì vậy bạn có thể biến tấu tùy món ăn cho phù hợp để làm mới lạ các thức ăn thừa.
2 cách làm nước sốt trộn gỏi và món gỏi dưa rau muống tôm thịt thơm ngon Một món gỏi ngon không chỉ phụ thuộc vào các nguyên liệu tươi ngon, mà đặc biệt hơn là cần phần nước sốt phải đậm đà, tròn vị nữa đấy! Hôm nay hãy cùng vào bếp học ngay cách làm nước sốt trộn gỏi và món gỏi dưa rau muống tôm thịt siêu thơm ngon, đậm đà nhé! 1. Nước sốt trộn gỏi...