4 loại thực phẩm giúp bổ sung chất xơ lý tưởng nhất
Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và tiểu đường.
Trái cây tươi là nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời cho cơ thể – Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta lại không nạp đủ chất xơ cần thiết cho cơ thể. Vì chất xơ có nhiều trong thực vật nên khi bổ sung chất xơ, người ăn cũng nạp vào cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất chống ô xy hóa khác, theo Health24.
Đây là 4 loại thực phẩm giúp bổ sung chất xơ lý tưởng nhất:
1. Rau và đậu
Rau là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng, đặc biệt là các loại rau lá xanh và bông cải xanh. Ngoài ra, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu phộng và những sản phẩm đậu sấy khô vừa là nguồn bổ sung chất xơ, vừa là nguồn protein thay thế tuyệt vời cho thịt.
2. Quả hạch
Quả hạch không những cung cấp chất xơ mà còn giàu chất chống ô xy hóa. Các loại quả hạch phổ biến gồm quả mâm xôi, óc chó, hạnh nhân…
Video đang HOT
3. Các loại trái cây cả tươi lẫn khô
Với trái cây tươi, những loại bổ sung chất xơ tốt và dễ kiếm nhất có thể kể đến là táo và lê. Mọi người có thể ăn luôn cả vỏ nếu muốn nạp nhiều chất xơ hơn. Ngoài ra, các loại quả khô như nho khô, mận khô cũng là lựa chọn tốt.
4. Ngũ cốc
Những thực phẩm làm từ ngũ cốc rất đa dạng. Có nhiều loại dùng với nước nóng như bột yến mạch, bột lúa mạch. Bên cạnh đó là những thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta như bánh mì, gạo lức và bắp.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn một cách từ từ. Vì nếu tăng nhanh đột ngột một lượng thức ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo ra nhiều khí do quá trình lên men chất xơ ở ruột kết, tạo cảm giác đầy hơi, theo Health24.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Những thực phẩm cần chú ý đối với người bị bệnh tuyến giáp
Những người bị bệnh tuyến giáp: suy giáp hoặc cường giáp, cần hiểu rõ sự tương tác giữa thực phẩm, thuốc điều trị với tình trạng sức khỏe của mình, theo About.
Dầu dừa là lựa chọn tuyệt vời để thay thế chất béo trong chế độ ăn của bệnh nhân tuyến giáp - Ảnh: Shutterstock
Thưc phẩm goitrogenic
Goitrogens là chất tự nhiên có trong một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến tuyến giáp to ra hay còn được gọi là bướu cổ. Thực phẩm goitrogenic thường có trong rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải và kể cả đậu nành. Những người suy giáp không cần phải tránh hoàn toàn các loại thực phẩm goitrogenic, bởi các enzym tham gia vào sự hình thành goitrogenic thường sẽ bị nhiệt phá hủy ít nhiều khi được hấp hoặc nấu chín.
Dầu dừa
Dầu dừa được khuyến cáo cho bệnh nhân tuyến giáp, và được xem là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng thật ra nó không phải là giải pháp tuyệt vời để điều trị bệnh tuyến giáp. Nó chỉ là một lựa chọn thân thiện để thay thế chất béo và các loại dầu khác trong chế độ ăn uống của các bệnh nhân tuyến giáp mà thôi.
Đậu nành
Đậu nành chứa goitrogen nên gây ức chế sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều các sản phẩm từ đậu nành.
Cà phê và thuốc tuyến giáp
Tuyệt đối không nên dùng cà phê một giờ sau khi uống thuốc điều trị tuyến giáp. Nếu không, cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc trong việc điều trị.
Canxi, nước ép cam và thuốc tuyến giáp
Theo các chuyên gia y tế, hãy hết sức thận trọng trong viêc uống thuốc điều trị tuyến giáp. Không nên dùng nước cam hay nước có hàm lương canxi cao để uống thuốc tuyến giáp. Chờ ít nhất 3-4 giờ sau khi dùng thuốc tuyến giáp rồi mới được uống nước ép các loại quả giàu canxi hoặc nước bổ sung chất sắt, vì các loại nước này có thể gây cản trở sự hấp thu thuốc.
Thưc phẩm giàu chất xơ
Theo About, nhiều bệnh nhân tuyến giáp thường phải đối phó rất vất vả với chứng táo bón, vì thế một trong những chiến thuật quan trọng có thể giúp gia tăng lượng chất xơ là tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ.
Chia nhỏ bữa ăn
Để nâng cao sự trao đổi chất, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thói quen này không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà còn rất tốt cho bệnh nhân bị tuyến giáp. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quản lý mức hormone leptin và insulin trong cơ thể một cách hiệu quả. Leptin là loại hormone gây no, có tác dụng điều chỉnh cảm giác thèm ăn và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, và cũng chính leptin đảm nhận việc gửi tín hiệu cho não bộ là lượng mỡ trong cơ thể chúng ta cần bao nhiêu là đủ. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp giảm thì tỷ lệ trao đổi chất cũng giảm; kết quả sẽ làm giảm năng lượng, gây trầm cảm, tiêu hóa kém, táo bón và tăng cân.
Nước
Một trong những lời khuyên tốt nhất để giúp bệnh nhân tuyến giáp khỏe mạnh và tăng cường sự trao đổi chất là uống đủ nước. Nước giúp chức năng trao đổi chất hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, xóa sổ tình trạng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và chống táo bón.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những 'kẻ thù' của tế bào ung thư Thói quen ăn uông có thể khiến nguy cơ ung thư tăng cao, nhưng cũng có thể khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt. Dưới đây là những thực phẩm được cho là 'kẻ thù' của tế bào ung thư. Các hoạt chất trong hành co khả năng làm giam nguy cơ măc ung thư tiên liêt tuyên va đương tiêu hoa....